VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 22)  

VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 22)  

Ngụy Hữu Tâm

Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger và những vấn đề liên quan.

 

Tôi bắt đầu viết bài này vào sau kỳ nghỉ Tết Nhâm Dần. Đã là mùng 8 Tết.Trời lạnh ẩm, mưa phùn những tôi vẫn ghé thăm anh bạn trẻ Quang Việt. Anh bật mí cho tôi hồi Đặng Nhật Minh đi tìm nguyên nhân dẫn đến cái chết của cha mình thì mới biết BS Đặng Văn Ngữ, vốn là bạn bè với Trần Duyvà nhóm các ông này,  nên rất ngại dính đến họ và vụ Nhân văn Giai phẩm, nên đã cố không tiếp xúc cùng bọn họ, nhưng cuối cùng cũng không thoát, và khi được ‚cử đi B phục vụ chiến trường’, ông thừa biết việc đó là cố tình đưa ông đến cõi chết, và đã khẳng định là ‚họ’ – ĐCSVN – muốn giết mình. Thế nên sự đời là vậy, đi giữa đường thì ông bị bom. 

Còn Nguyễn Đình Thi, cũng không khá hơn. Vì Tố Hữu ghen ghét ông đẹp trai, tài giỏi lại có cô bạn gái người Pháp Madeleine Riffaut nên cố ý đẩy ông vào chỗ chết, nên mớicử ông đi B’ dù chỉ là đi thị sát ngắn hạn thôi. Đi lại trong rừng – R – thì phải có giao liên dẫn đường mà chỉ huy nhóm này là Trần Bạch Đằng, tên đồ tể chỉ huy R, cũng ghê gớm chẳng khác gì anh em nhà Lê Đức Thọ-Mai Chí Thọ, đã sai giết. May quá, các em giao liên mến mộ tài năng nhà văn này không thực hiện,  nên ông mới sống sót ra Bắc được.

Tôi chẳng lạ về nhận xét này. Việc CS họ giết nhau như ngóe thì đâu cần QV mới nói ra. Khi 2013 tôi dịch cuốn “Việt Nam tình yêu của tôi“ cho NXB Tri thức, những đoạn hay nhất mà tác giả Ernst Frey đầu tiên còn chê CS Việt Nam tự ‚ăn thịt’ nhau như thế nào, ông, khi chỉ là thanh niên, đã coi thường anh nông dân MR ra sao, nhất là đoạn 1951 thành lập ĐLĐVN trá hình cho ĐCSVN, ông thấy trên cao treo ảnh ba lãnh tụ Xít, Mao và MR, mang anh nông dân vô học, khôn lỏi này lên phong thánh thì ông Frey phát ốm rồi phải xin về nước, nói vậy để mong lúc nào nguyên bản đến tay bạn đọc. Nói chuyện này với cô em tôi thì cô em còn đi xa hơn nữa, bảo nguyên nhân là nằm ở bàn chất tiêu diệt giai cấp của CS cơ, khác gì muông thú, mất hết tính người.

Thôi âu là những việc này, ai cũng rõ, nhưng thời điểm chưa tới cho dân tộc này mà thôi.   

Sáng 12.02.2022 có buổi ra mắt sách „Chiếc khoen đồng“ của nhà văn Phạm Lưu Vũ tại tòa tháp đôi lừng lững 43 tầng ‚Thiên niên kỷ’, số 4 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội. Rất đông bạn bè, nhà văn, nhà khoa học, doanh nhân… tới dự, tôi đóan phải cỡ trên trăm khách mời, hoành tráng chẳng kém gì tòa nhà. May quá, tôi được quen biết tác giả từ trước. Ông vốn là kỹ sư xây dựng, chán nghề nên chuyển sang nghiệp viết văn, cũng là nghề sáng tạo và hết sức thành công, như chúng ta thấy ở cuốn sách này. Cuốn sách dầy dặn: gần 500 trang, hết sức hấp dẫn, tôi xin phép bình luận chỉ xin trích dẫn từ mạng thôi: 

Chiều nay thấy bác Phạm Lưu Vũ nhắn có sách mới, mày bán chắc nhanh. Nghe là thấy vui rồi. Từ lúc biết bác qua “Luận Ngữ Tân Thư”, chất văn ma mị, đầy va chạm ấy lôi cuốn mọi độc giả.

Trong làng văn, Phạm Lưu Vũ vốn nổi tiếng từ lâu là một ẩn sĩ của “văn phái thần chưởng” luyện chữ như thể luyện gươm và ngày ngày du ký trong cõi mộng mỵ vô vi vô cùng của nhiều sắc đạo. 

Lần hiếm hoi này, ông “tái – xuất – giang- hồ- văn” trong cuộc thi truyện ngắn 2018-2020 của Tạp chí Nhà văn&Tác phẩm và lập tức đoạt ngay giải nhất với hai truyện ngắn “Chiếc khoen đồng” và “Giọt lệ Nam Xương”.


Lấy tích cổ, chuyện xưa mà ứng tác triết luận để bàn chuyện ngày nay là chiêu thức mà nhiều tác giả đã vận dụng. Nhưng viết được như văn phong của Phạm Lưu Vũ cũng đã là khó, đấy mới là cái tài của người dùng chữ. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu truyện ngắn đoạt giải nhất “Chiếc khoen đồng” của nhà văn Phạm Lưu Vũ.

Trích đoạn:

Họ Phan tên Tất Đắc, người làng Kinh, thuộc đất Nam Xương, gia cảnh nghèo túng, tài sản chỉ gồm mấy sào ruộng và một con trâu.

Vợ chồng, con cái sống trên mảnh đất của cha ông không biết đã bao nhiêu đời, mái nhà lợp rạ, vì kèo, đòn tay bằng tre, gỗ sơ sài, song lại được gác trên dấu tích còn lại của những bức tường cổ dày mấy tấc đã lở lói, rêu phong, dựng trên một cái nền cao ráo và kiên cố. Một hôm có vị khách lạ đã đứng tuổi, mặc một bộ nâu sồng tìm đến, dạo quanh nhà ngắm nghía cái kiến trúc quái gở, kim cổ vô duyên ấy một hồi lâu, hỏi họ tên Tất Đắc rồi tự giới thiệu mình là chuyên gia sưu tầm cổ vật. 

Bảo với Tất Đắc: “Tôi đã bỏ công tìm tòi, nghiên cứu khá nhiều về lai lịch nhân sự ở vùng này, phát hiện có một dòng họ Phan ở đây, vốn có gốc từ họ Mạc, lưu lạc từ miền Trung ra. Chẳng hay anh đã biết đến điều đó chưa?”…

Một nhận xét khác trên tờ ‚Nông nghiệp’ 

Ra mắt tập truyện ngắn ‘Chiếc khoen đồng’ của nhà văn Phạm Lưu Vũ

Trong làng văn học Việt Nam đương đại, Phạm Lưu Vũ vốn nổi tiếng từ lâu là một ẩn sĩ của “văn phái thần chưởng” luyện chữ như thể luyện gươm và ngày ngày du ký trong cõi mộng mị vô vi vô cùng của nhiều sắc đạo.

Lần gần đây nhất, ông xuất hiện trong cuộc thi truyện ngắn 2018-2020 của Tạp chí Nhà văn & Tác phẩm và đoạt ngay giải nhất đầy thuyết phục với hai truyện ngắn “Chiếc khoen đồng” và “Giọt lệ Nam Xương” (được chọn in trong cuốn sách này).

Thế giới nghệ thuật của Phạm Lưu Vũ, không phải người với di sản văn hóa hay trong thời cuộc như các tác giả khác, mà là tiên, Phật, thánh thần sống với người. Họ là “quan sát viên” của thế giới người; khi cần thì can thiệp cùng người chống giặc ngoại xâm, giặc cướp hay lũ tham quan ô lại biến thái.

Họ như các hiền giả, tìm cách mang minh triết đến cho con người, thông qua lời tiên tri như chiếc khoen đồng, rằng bản lĩnh và bản sắc một con người, một dòng họ (và suy ra một dân tộc) là không thể mất, dù có thời nó chìm, nó tồn tại trong một hình hài khác, nhưng cứ có nhân nhân (lại) mọc, vô nhân (thì) nhân trẩm (không mọc, biến mất).

Bìa tập truyện ngắn “Chiếc khoen đồng” của tác giả Phạm Lưu Vũ, được xuất bản trong quý I/2022.

Hay như ở “Giọt lệ Nam Xương”, minh triết rằng, dẫu có là Tiên Thánh, là Giời mà trong lúc quốc gia bị đặt trên lẽ hưng vong đánh giặc giữ bình yên cho nước, giữ toàn vẹn lãnh thổ của nước mà không đồng lòng cùng dân tộc, chỉ tìm cách né tránh, định vân du đến cõi cực lạc của riêng mình, thì vẫn sẽ bị Vô vị Chân nhân cai quản địa tiên xứ Nam Diêm phù đề quăng lưới tóm lại, giam vào rọ sắt thời gian đến thành hóa thạch mà sám hối lỗi lầm…

Văn Phạm Lưu Vũ đầy biến ảo trong cái sinh quyển Phật giáo nhưng là Phật giáo hiện đại, dấn thân đồng hành cùng nhân quần và cả giới Tiên Thánh. Có thể nói, tác giả Phạm Lưu Vũ luôn giữ được cho mình một tâm thế văn chương đầy bản lĩnh, vững vàng và một giọng điệu độc đáo, riêng biệt trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện nay…              

Chiều cùng ngày, tôi còn được tham dự buổi ra mắt cuốn sách „Hoàng Cầm về Kinh Bắc“, nhân kỷ niệm 100 năm sinh nhật thi sĩ Hoàng Cầm. Ở đây, tôi được nghe nhà thơ Hoàng Hưng giới thiệu chi tiết cuộc đời thi sĩ, được nghe hai cặp liền anh và liền chị hát những làn quan họ, ngoài cuốn sách còn có tập ảnh của nhà thơ. Buổi ra mắt sách được tổ chức long trọng tại ‚l’Espace’, rất có thiện ý của Đại sứ quán Cộng hóa Pháp tại Hà Nội. Trời lạnh, lại mưa nặng hạt mà vẫn đông bạn thơ đến dự.

Thi sĩ Hoàng Cầm tài ba như thế mà bị chính quyền CS đành đọa bao nhiêu năm vì tham gia phong trào ‚Nhân văn Giai phẩm’. Bao giờ họ biết sửa sai, công khai cảm nhận lỗi đây? Anh bạn Trung của tôi, có thời cùng là đồng nghiệp ở VVL và đang ngồi cạnh tôi, thì thầm: „Chẳng bao giờ đâu, với cái thói ‚kiêu ngạo cộng sản’ của bọn họ“. 

Có anh bạn gửi bài thuốc hay chống cùm Tàu, xin chia sẻ cùng bạn đọc:

Kính gửi tất cả các cô bác và ACE.

Có một bài thuốc hay, đơn giản, không tốn kém, nhưng hiệu nghiệm. Một Lương Y miền Nam đã áp dụng bài thuốc (GIA TRUYỀN ) này. Chữa khỏi cho những người có duyên, mà bị covid, và họ đã khỏi (kể cả người có bệnh nền). Xin trân trọng kính gửi tới hết thảy các cô bác và ACE. Trong cơn đại dịch corona tôi xin mạn phép trình bầy một phương pháp điều trị và phòng ngừa virus corona rất hiệu quả. Tôi đã dùng phương pháp này điều trị cho một số người và kết quả rất hiệu nghiệm. Lấy 1 củ tỏi lột sạch vỏ đâm nhuyễn (chỉ đập nát, đâm, giã nhuyễn, không dùng cách khác như băm hoặc xay) sau đó để yên 05 phút cho chất ALISIL được tạo ra đầy đủ trong tỏi. Dùng 1 lít nước sôi đổ vào và xông (gọi là xông tỏi). Ta chỉ xông mặt. Có thể đâm tỏi trong tô để tiện xông luôn. Hít thật mạnh bằng mũi và miệng cho hỗn hợp hơi nước và ALISIL vào phổi. Chất ALISIL này có tác dụng diệt virus rất mạnh. Ngoài ra, alisil này còn là chất chống đông máu và làm tan các cục máu đông. Một trong những nguyên nhân gây đông đặc phổi, gây khó thở và tử vong của virus. Phổi sẽ thông thoáng và thở tốt không cần các biện pháp trợ thở. Nếu các bạn đã nhiễm bệnh thì 1 ngày xông 3 lần sau bữa ăn. Nhẹ thì 3 ngày. Nặng 5 ngày. Phương Pháp này đặc biệt giúp những người bệnh nền cao vẫn thoát được dịch bệnh. Các dịch chất của tỏi khi được hấp thu qua xông sẽ ức chế và tiêu diệt virus Ngoài ra còn kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất tế bào T của hệ miễn dịch. Nếu để phòng lây nhiễm thì chỉ xông 1 lần vào buổi chiều. Đây là phương pháp cổ truyền để điều trị phòng tránh virus corona do tôi thử nghiệm vì đã 30 năm nay chuyên dùng phương pháp này để điều trị cảm cúm và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Nhưng giờ đây khi áp dụng vào corona lại vô cùng hiệu quả. Mong các bạn và mọi người ghi lại để dùng cho mình và phố biến cho mọi người để toàn dân vượt qua đại dịch. Trân trọng . Xin thay mặt những người có duyên tri ân công đức của tác giả bài thuốc. Vì tình thương yêu, xin chuyển bài thuốc này tới bạn bè và người có duyên.  

Xin kể tiếp về hoạt động nghiên cứu khoa học, nghề chính của tôi ở VVL. Tôi cũng đã nói ở  bài tổng quan rồi. Lúc đầu mới về VVL sơ khai, tôi được giao nhiệm vụ nghiên cứu về phổ hồng ngoại với các anh TVLượng, Tỵ và Minh, sau đó khi 1969 GS NVHiệu về thành lập VVL, tôi được chuyển sang nghiên cứu laser. Làm sao quên được những năm tháng tự học về laser và quang phi tuyến bằng cách đọc sách tiếng Nga và Anh ở nơi sơ tán trên Tam Dương, Vĩnh Yên, rồi Hiệp Hòa, Bắc Giang; ăn đói, đêm dùng đèn dầu, sếp cùng 2 thân cận la NDS và LQM đeo súng trường CKC đi thị sát. Sau đó anh TĐA và CĐThúy, vừa tốt nghiệp TS ở FSU Jena và ZOS, AdW, Berlin mang theo ống laser HeNe dài trên mét với gương, kính lọc, lăng kính,.. và các phụ kiện để chúng tôi cùng nhau, có cả TCTâm, tự lắp những chiếc laser đầu tiên. Khi mà Mỹ đã dùng bom laser đánh trúng đến hàng mét cầu Long Biên, phố Khâm Thiên, ga Hàng Cỏ, Sứ quán Pháp. Nay thấy là ta cứ mãi mãi đi sau thế giới, chỉ vì có ‚đảng ta’ dẫn đường. tôi lúc ấy rất thích quang phi tuyến với máy phát OPO, nhưng rồi 1974 sang Berlin lại nghiên cứu về laser màu với hiệu ứng quang phi tuyến là trừ tần số, thì cũng do số phận, có sự kiện đó mới có ngày nay, không trách ai, mà trái lại là đằng khác. 

Về các anh TĐAnh, CĐThúy, VXQuang, PVPhúc, PH Phi, HATuấn và TXHoài, xin nói ít dòng. Các anh hơn tôi hai tuổi nhưng trên 4 khóa ở khoa Lý ĐHTHHN. Nửa bạn nửa thầy. Còn có anh TV Lượng ngay khi tốt nghiệp đã là sếp ở tổ Quang phổ hồng ngọai đã kể khá kỹ rồi nên ở đây xin miễn nhắc lại. Anh Phúc thì hồi đó cũng vừa đi thực tập khoa học ở Leningrad về cùng anh PHPhi và TV Lượng, anh Phi lớn tuổi nhất, lại có quá trình hoạt động cách mạng trong SG từ trước, hệt như anh HATuấn nên hai anh được cử làm trưởng phòng Quang và Chất rắn cho VVL tương lai, trước khi GS Hiệu về. Hai anh tôi hơi ít tiếp xúc vì sau 1975 các anh về SG ngay, làm ở Ban khoa học thành phố chứ không ở Viện. Riêng anh Phi vì là sếp cũ nên anh chị có mời lại nhà riêng tại một villa có vườn mặt đường ngay, ở một căn hộ rộng rãi trên gác, anh chị nhiệt tình mang những trái đặc sản miền Nam như vú sữa, măng cụt,… ra thết, làm sao quên được, người gốc Nam Bộ sao hay thế! 

Anh Phúc cùng tuổi sếp Hiệu, khi đầu làm phổ phát xạ vì đấy là môn cơ bản có ứng dụng ở hầu hết các cơ sở hóa phân tích, sau đi làm TS ở Berlin trước tôi hai năm ở chung gần hai năm tại căn hộ 3 phòng rộng rãi đẹp đẽ phố Fischerinsel trung tâm thành phố ngay dưới chân cột truyền hình, anh em có những kỷ niệm đẹp làm sao quên. Nay anh vẫn sống khỏe mạnh ở căn hộ trên tầng 5 khu tập thể viện, ngay trước cửa VHLKH&CNVN, thi thoảng vẫn gặp. Anh làm đề tài về phổ tia X ở Viện Hóa Lý VHLKH CHDC Đức, nơi bà Angela Merkel và anh Châu Diệu Ái từng làm, ngay gần Viện ZOS tôi làm mà sẽ kể kỹ sau. Năm 1995 khi về nước, anh nhận một cái máy phổ tia X hiện đại nhất Việt Nam do một hãng Đức sản xuất, có đại diện tại Singapore nên họ cử hai kỹ sư trẻ đến lắp và vận hành thử, họ nói tiếng Đức rất tốt nên tôi hay ghé lại chỗ anh tán chuyện với họ để nhớ lại tiếng nói và kỷ niệm Đức. 

Anh TXHoài cũng có nhiều kỷ niệm chung, đầu tiên là khi vào trường thì anh cũng vừa tốt nghiệp, tôi là sinh viên ngoại trú ngay gần trường, lại được miễn học tiếng Nga nên có nhiều thời gian rỗi hơn các bạn khác, nên tham gia Tổ khoa học ngoại khóa, anh hướng dẫn những thí nghiệm đầu tiên về mạch bán dẫn ở căn phòng nay đã phá đi để làm phòng hòa nhạc trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, mỗi khi đi qua là những hoài niệm cũ lại ập đến. Dĩ nhiên còn nhiều kỷ niệm cung khi anh là đồng nghiệp, anh viện phó, tôi trưởng phòng ở VVL và anh em khá tâm đầu ý hợp nên khi có mâu thuẫn ở Viện, tôi và anh một phía dẫn tới việc tôi đi Algeria, sẽ kể sau. 

Còn anh CĐThúy, anh em đồng hao với anh Hoài, là người hướng dẫn thí nghiệm cho chúng tôi năm thứ 4. Sau đi làm TS ở Berlin về laser, cùng anh Anh giúp chúng tôi những ngày đầu ở VVL khi chúng tôi bắt đầu nghiên cứu về laser, sao quên được, rồi lại những ngày đầu khi tôi đến Berlin làm TS, với sự truyền thụ kinh nghiệm. Cuối cùng, sau bao gian truân, bây giờ anh lại về làm việc với chúng tôi ở Tạp chí Vật lý ngày nay, anh cũng còn là ,sếp’ ở Hội Vật lý, và con anh thậm chí làm một trong những ,sếp’ lớn nhất của VHLKH&CNVN chúng tôi.

Anh Anh, có thời làm viện trưởng một trong những viện quan trọng nhất của Viện Công nghệ thuộc Bộ Khoa học là Viện Laser thì tôi còn được tiếp xúc ít nhiều, Nhưng đáng tiếc sau khi anh về hưu thì tôi chẳng còn gặp được nữa, chỉ còn nhớ những kỷ niệm rất em đẹp khi bọn chúng tôi gặp nhau cả ở Đông lẫn Tây Berlin, thời mà thành phố này đang còn bị chia xắt bởi ‚bức rào thép’ của ‚chiến tranh lạnh’. 

Còn anh VXQuang, quá nhiều kỷ niệm khi anh, một thời gian khá dài, làm viện phó VVL nên có rất nhiều kỷ niệm chung ở đó, rồi khi tôi sang Berlin làm TS hay đi công tác cũng hay gặp nhau, đại để có thể gọi là quí mến nhau, bây giờ cũng thế, dù anh đang phụ trách nghiên cứu ở trường Đại học Đông Đô mà tôi thì nghiên cứu cũng không mà giảng dạy càng xa, nhưng thi thoảng vẫn gặp nhau và khá vui vẻ. Tôi rất mến phục anh vì anh tuy ít nói nhưng rất tình cảm…

Nói về năm 1973 ấy, có lẽ phải kể là vừa đủ 5 năm công tác không có sai phạm gì thì tôi được cử đi thi NCS, may quá thi đỗ vì đó mới là năm thứ hai phải thi nên còn tương đối dễ, nhất là môm Cơ Lượng tử anh em vật lý thực nghiệm hay mắc lỗi thì tôi cũng qua khỏi và phải học ngoại ngữ để sang nước bạn, may tôi đã nắm tiếng Đức rồi nên có được tháng ôn luyện tiếng Anh để đầu năm 1974 sang Berlin, địa chỉ mơ ước của nhiều người thời đó.

Xin để bài sau kể tiếp.                                     

Nhân đây cũng xin kể ra những bài báo mạng mà thời gian qua, tôi theo dõi:

Hội nghị vì Dân Chủ và Ngụy Thị Khanh 

Kính gửi: Đại diện ở Việt Nam của các nước tham dự Hội nghị vì Dân Chủ 

Tôi tin rằng vụ việc được mô tả bên dưới có liên quan đến các chủ đề của Hội nghị vì Dân Chủ, cụ thể là tăng cường dân chủ và bảo vệ chống lại chủ nghĩa độc tài, chống tham nhũng, và thúc đẩy sự tôn trọng nhân quyền. [1] Nếu có thể, tôi muốn đề nghị các đại diện đặt câu hỏi với chính phủ Việt Nam về bản chất thực sự của cáo buộc về vụ việc.

Nguỵ Thị Khanh, người nhận giải thưởng môi trường Goldman danh giá đầu tiên của Việt Nam, đã bị bắt vì tội trốn thuế.[2] Bà Khanh là người sáng lập và giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo xanh GreenID. Bà đã bị bắt giam vào tháng trước, nhưng việc giam giữ bà ấy mới được truyền thông nhà nước xác nhận vào ngày 9 tháng 2 năm 2022. Bà Khanh, người đoạt giải Goldman năm 2018, đã vận động để Việt Nam áp dụng các chiến lược năng lượng xanh, vì vậy đưa bà ấy đến mâu thuẫn với tham vọng thúc đẩy sản xuất than của nhà nước và các tập đoàn liên hệ.

Cuộc khủng hoảng gọng kìm chưa ai muốn thừa nhận 

(VNTB) – Không phải là một ngẫu nhiên khi Trung Quốc và Nga đang cùng lúc leo thang quân sự.

Không phải là một ngẫu nhiên khi Trung Quốc và Nga đang cùng lúc leo thang quân sự.  Trong khi Nga đổ quân ồ ạt dọc biên giới Ukraine thì Trung Quốc tăng cường vi phạm không phận Đài Loan: đôi bên cấu kết để cùng lúc gây ra các cuộc khủng hoảng khu vực: một cuộc chiến chống lại phương Tây đang hình thành.

Một mô hình mà thật ra các chuyên gia quân sự từ lâu đã nhắc tới: đó là mối hiểm nguy khi Moskva và Bắc Kinh thông đồng với nhau, cùng lúc chọn cách giải quyết các cuộc khủng hoảng khu vực chung quanh họ bằng quân sự.

.  

Việt Nam bảo hộ công dân như thế nào khi chiến sự Ukraine bùng nổ? 

(VNTB)  – Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn chưa có phát ngôn nào liên quan đến việc bảo hộ công dân Việt tại Ukraine nếu như chiến sự xảy ra.

Bên “miệng hố chiến tranh”?

Theo Hãng tin Reuters, ngày 11-2, Chính phủ Anh khuyến cáo công dân nên rời Ukraine ngay khi các phương tiện chuyên chở còn sẵn có, và kêu gọi người dân không nên đến Ukraine lúc này. Đại sứ quán Anh vẫn sẽ mở cửa, song sẽ không thể hỗ trợ các dịch vụ lãnh sự trực tiếp để giúp công dân rời Ukraine trong trường hợp Nga tấn công Ukraine. Anh cũng yêu cầu công dân đang ở Ukraine đăng ký thông tin để được cung cấp những hướng dẫn mới nhất.

Đình công và biểu tình ngay sau tết Nhâm Dần 

(VNTB) – Hàng ngàn công nhân ở các tỉnh Ninh Bình, Nghệ An đã đình công, yêu cầu doanh nghiệp tăng lương, phụ cấp và chi trả một số khoản hỗ trợ khác.

Ngày 12-2, ông Dương Đức Khanh, Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Ninh Bình, cho biết vụ việc công nhân Công ty TNHH Vienergy, địa chỉ tại Khu công nghiệp Phúc Sơn, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình đình công vẫn chưa chấm dứt.

Trần Danh San 

(VNTB) – Dù “sáu năm biệt giam/ ba muỗng nước/ ba muỗng cơm” nhưng Trần Danh San vẫn không hề nao núng

 Nơi chương 33, trong cuốn Đèn Cù I (Trần Đĩnh, Người Việt Books 2014) tôi đọc được câu: “Bị đánh đuổi sau Nhân văn – Giai phẩm, Nguyễn Mạnh Tường đói quá – có lần lả đi ở đường Trần Hưng Đạo…”

Bộ thiệt vậy sao?

Thiệt chớ! Chính người trong cuộc cũng khẳng định vậy mà:

Chúng tôi có một con chó do bạn bè cho. Nó rất khôn và chúng tôi yêu nó lắm. Nhưng nó đã già và chúng tôi không còn khả năng mua cho nó thịt và những thức ăn tăng sức, nó không còn sức đứng lên trong chuồng, ngẩng đầu nhìn tất cả chúng tôi, với một ánh mắt tin yêu của loài vật, chắc chắn với những dòng nước mắt và một nỗi buồn sâu thẳm vì đã đến lúc phải rời chủ. Chúng tôi bật khóc khi nó nấc những hơi thở cuối cùng…” (Nguyễn Mạnh Tường, Un Excommunié – Hanoi, 1954 -1991: Procès d’un intellectuel. Trans Nguyễn Quốc Vĩ – Kẻ Bị Mất Phép Thông Công Hà Nội, 1954-1991: Bản Án Cho Một Trí Thức).

Ủa! Sao luật sư ở bên Tây về (với hai cái bằng tiến sỹ lận) mà đói dữ vậy cà?

 Viễn cảnh 2022: Tung hoành với Sông Cờ Đỏ, Trung Quốc vắt kiệt nguồn nước Châu Á 

Với Trung Quốc ngày nay, chỉ có một tiếng nói của sức mạnh. Cuộc đấu tranh để sinh tồn có thể dẫn tới “cuộc chiến tranh vì nước” ngay trong thế kỷ 21 này.

Dẫn Nhập _ Các dân tộc sống trên lục địa Châu Á ở hạ lưu các dòng sông từ Tây Tạng và Trung Quốc chảy xuống, trên 1,6 tỉ người này đã phải gánh chịu hết cả thiệt hại kinh tế nông nghiệp, ngư nghiệp và môi trường các hạ vực đã bị thoái hóa dần dần suốt nhiều thập niên qua trong khi Trung Quốc hưởng hết ích lợi nhờ thủy điện vì trên thượng nguồn họ xây hàng trăm con đập, tàng trữ hàng trăm tỉ mét khối nước, giam hãm 90% phù sa và thay đổi toàn diện dòng chảy môi sinh trên toàn lưu vực. Nhưng tham vọng Trung Quốc chưa dừng lại, Trung Quốc đã bắt đầu xây một đại công trình mang tên Sông Cờ Đỏ, dài trên 6.180 km để hàng năm chuyển dòng lấy 60 tỉ mét khối nước ngay từ nguồn không cho xuống hạ lưu sông Mekong, Salween và Brahmaputra. Sông Cờ Đỏ của Trung Quốc là một mối đe doạ tiềm tàng to lớn, với khả năng gây ra tội ác cho nhân loại – imminent threat to humanity. Trung Quốc tránh không ký bất cứ một hiệp ước hợp tác sông ngòi quốc tế nào, để họ đơn phương thực hiện những tham vọng của mình. Không một siêu cường nào trên thế giới ngạo mạn khai thác dòng nước bất chấp cuộc sống của bao nhiêu triệu cư dân hạ lưu như thế. Việt Ecology Foundation 

Việt Nam thuộc nhóm nước phi dân chủ trong báo cáo Chỉ số dân chủ 2021 

Hãng nghiên cứu và phân tích Economist Intelligence Unit hôm 10 tháng 2 công bố báo cáo Chỉ số Dân chủ năm 2021, trong đó Việt Nam được xếp vào nhóm nước có thể chế toàn trị. 

Hãng này đánh giá mức độ dân chủ của một quốc gia dựa trên năm yếu tố, bao gồm bầu cử, sự hiệu quả của chính quyền, tỉ lệ tham gia chính trị, văn hoá chính trị, và quyền tự do cá nhân. 

Thư giãn cuối tuần – Ý nghĩa của Tết trồng cây 

– Tết trồng cây, mà lại không phải là trồng cây. Rõ ràng là trồng cây nhưng lại không có thêm được cây mới nào, quả là vi diệu như cách người ta đi xây dựng thiên đường xã nghĩa!

– Người được tiếng là trồng cây thì chỉ đảm nhiệm khâu rất đơn giản, mang tính chất biểu diễn, như là xúc 1 xẻng đất, tưới một bình nước… trong khi công lao của anh em trồng cây thực sự thì cứ như Thạch Sanh, chả ai biết.

– “Vì lợi ích 10 năm (thì phải) trồng cây”. Câu này có vẻ xưa rồi. Bây giờ người ta đi tắt đón đầu, nên có câu “Mười năm phấn đấu không bằng một lần cơ cấu”… 

Đình công và biểu tình ngay sau tết Nhâm Dần

(VNTB) – Hàng ngàn công nhân ở các tỉnh Ninh Bình, Nghệ An đã đình công, yêu cầu doanh nghiệp tăng lương, phụ cấp và chi trả một số khoản hỗ trợ khác. 

Ngày 12-2, ông Dương Đức Khanh, Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Ninh Bình, cho biết vụ việc công nhân Công ty TNHH Vienergy, địa chỉ tại Khu công nghiệp Phúc Sơn, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình đình công vẫn chưa chấm dứt.

Theo đó, vào khoảng 13g ngày 11-2, vào đầu giờ làm ca chiều, gần như toàn bộ hơn 5.000 người lao động của công ty trên đã đồng loạt ngừng việc tập thể, tập trung trước khu vực nhà xe và sân của công ty để yêu cầu Ban lãnh đạo công ty làm rõ nhiều nội dung, trong đó phần lớn liên quan đến các khoản thu nhập của người lao động.

Phạm Đoan Trang nhận giải thưởng của Anh và Canada dù bị VN cầm tù 

Tôi xin chúc mừng bà Phạm Đoan Trang với tư cách là một nhà báo độc lập và nhà bảo vệ nhân quyền dũng cảm của Việt Nam.

Quốc vụ khanh Anh Lord Ahmad

Thay mặt cho tất cả người dân Canada, tôi xin trân trọng cảm ơn sự can đảm và quyết tâm của bà Trang trong việc buộc chính quyền phải giải trình. Canada sẽ tiếp tục đấu tranh cho tự do truyền thông trên toàn thế giới.

Ngoại trưởng Canada Melanie Joly

Nhà báo, nhà hoạt động xã hội Phạm Đoan Trang cũng là người phát ngôn của NXB Tự do cùng các ấn phẩm do NXB Tự Do phát hành

The Chinese military is urging the US to ‘correct mistakes’ to improve defence ties. What mistakes should the US correct?

In the eyes if the Chinese, at the very least they need to bugger off from this area.

The red line shows sovereign waters claimed by the Chinese. As you can see, that overlaps with a few other nations claims. This also ignores the fact that according to the UN UNCLOS charter, sovereign waters only extend out to 12NM…

Tại sao Việt Nam không dạy lịch sử cuộc chiến tranh Trung-Việt?

Kỳ thi tại các trường cao đẳng đại học ở Việt Nam thường rơi vào cuối tháng Giêng, một vài tuần trước khi kỷ niệm chiến tranh Trung-Việt, hay trong tiếng Việt còn gọi là Chiến tranh biên giới. Vì vậy, cuối học kỳ sẽ là thời điểm hoàn hảo để suy ngẫm về cuộc chiến năm 1979, nhưng tôi không thể hướng dẫn sinh viên của mình thảo luận về nó”, Hằng, giảng viên môn chính trị quốc tế tại một trường đại học có thứ hạng cao ở Hà Nội cho biết.

Để đối phó với việc Việt Nam chiếm đóng Campuchia và ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Liên Xô vào năm 1978, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc xâm lược Việt Nam vào tháng 2 năm 1979 và chiếm được một số thành phố biên giới.

Các mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước Cộng sản vốn là đồng minh đã trở nên xấu nhất. Từ ngày 17 tháng 2 đến ngày 16 tháng 3, cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn binh sĩ Trung Quốc và Việt Nam, mặc dù con số chính xác về thương vong vẫn còn đang gây tranh cãi. Quân đội Trung Quốc rút lui sau ba tuần, thông báo rằng sứ mệnh trừng phạt của họ đã hoàn thành.

Những thách thức năm Nhâm Dần 

(VNTB) – Muốn thắng virus Corona, Việt Nam phải đổi mới thể chế và cộng tác với nhau một cách khôn ngoan hơn. 

Tết Canh Tý 2020, trời đột nhiên có sấm chớp mưa rào và mưa đá ngay trước giao thừa như báo hiệu điềm dữ: dịch sắp đến. Tết Nhâm Dần 2022, thời tiết thuận hòa như báo hiệu điềm lành: dịch sắp hết. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu bất thường (La Nina), tuy người ta hy vọng vào điềm lành (thiên thời), nhưng vẫn cảnh giác với điềm dữ, như nguy cơ tại Biển Đông (địa không lợi) và các vụ bê bối làm lòng người bất an (nhân không hòa). 

Thế giới vẫn bất ổn

Có thể nói trong thế kỷ 20, hầu hết loài người “sống trong sợ hãi” (Living in Fear) hoặc “sống trong những năm tháng nguy hiểm” (the Year of Living Dangerously), như đầu đề một bộ phim do Mel Gibson thủ vai chính. Nhưng trong hai năm đầu của thập niên thứ hai của thế kỷ 21, thế giới vẫn bất ổn. “Kỷ nguyên Bất ổn” (the Age of Uncertainty) như đang lặp lại. Nói cách khác, “trật tự thế giới đang bị đảo lộn” (the world order in disorder). 

Theo nhà sử học Yuval Harari, đó là thời kỳ “hậu sự thật” (post-truth). Truyền thông mạng (fringe media) lấn sân báo chí truyền thống (mainstream media) và tin vịt (fake news) lấn át sự thật, làm nhiều người ngộ nhận. Bước sang năm Nhâm Dần 2022, dù muốn hay không, loài người phải làm quen với phương thức làm việc online của “thời đại công nghệ số” (the age of digital technology), và phải “sống chung” với dịch Corona… 

Các vua Hùng đã có công.

Trong các món Tết, tôi ngại nhất bánh chưng. Ẩm thực và văn chương có nhiều tương đồng, bánh chưng là một thứ văn xuôi thô, nặng, dềnh dàng, xơi một góc đã nghẹn và hứa hẹn từ phần còn lại là bội thực. Lá gói lạt buộc hì hục, nấu như kháng chiến trường kỳ, song công phu vất vả thế vẫn chưa hết. Cái kiệt tác của ẩm thực dân tộc ấy đầy nguy cơ nhão nhoét, thiu, mốc, sống, sượng, chưa kể động thái lại gạo khét tiếng, cộng thêm bước bóc bánh nên gọi chân thành là tra tấn và thực tế chắc chắn là chỉ sau một đũa xắn nó sẽ mất trắng tổng thể nghệ thuật và mỗi phút một hết cả xanh lẫn rền để cuối bữa chỉ còn là một di tích lạnh lẽo, xám xịt, tả tơi trên mâm cỗ. Văn bánh chưng là văn to nhưng không lớn, rắc rối nhưng không phức tạp, lớp trong lớp ngoài nhưng không đa tầng, nghiêm nhưng không cẩn. Đã thế lại là văn cúng cụ, nhất định phải đặt lên bàn thờ. Bao nhiêu nhân chi sơ tính bản hiếu, thiên văn, địa lý, hiền triết và biện chứng phương Đông, âm dương, ngũ hành, tâm linh, nhân sinh, văn minh lúa nước…, nhồi cả vào một món bánh, biểu tượng ẩm thực cổ truyền của người Việt…

Cảm nhận khi đọc bài viết về bánh chưng của Phạm Thị Hoài

Bài viết về Bánh Chưng của tác giả Phạm Thị Hoài có tựa là “Các vua Hùng đã có côngkhiến dư luận ồn ào. Đương nhiên thôi, bài viết đã động tới truyền thống, tình cảm ngàn năm của người Việt. 

Bài viết này không bàn tới chuyện có nên bỏ bánh chưng, bỏ truyền thống nấu bánh chưng ngày Tết. Người viết muốn trình bày cảm tưởng khi đọc bài của chị Hoài theo cách đọc giữa các dòng chữ. Ý tứ của bài “Các vua Hùng đã có công” chắc cũng không khó nhìn ra vì tác giả có định giấu kín chúng đâu. Những ý tứ đó, tôi đoán thế, được đặt nửa kín nửa hở trên toàn bộ bài viết. Những dòng chữ trong ngoặc kép và viết nghiêng dưới đây là những dòng về Bánh Chưng của chị Hoài, chúng đánh thức trong tôi nỗi lo sợ âm ỉ…
Cái kiệt tác của ẩm thực dân tộc ấy đầy nguy cơ nhão nhoét, thiu, mốc, sống, sượng. Tôi đọc trong câu này nguy cơ của những hủ tục khiến chúng tôi bị hư hỏng, nghĩa là không theo kịp đà tiến của văn minh nhân loại, bị nghèo đi giữa thế giới thịnh vượng vì người bên ngoài nước đang tiến nhanh hơn chúng tôi, do đó khoảng cách tụt hậu ngày càng nhanh chóng xa hơn (nhão nhoét, thiu). Nguy cơ chúng tôi trở thành thô lậu, không hiểu, không biết quý những giá trị cốt lõi của thế giới văn minh như tôn trọng con người, dân chủ, tự do, nhân quyền, bình đẳng, trung thực (mốc, sống)… Nguy cơ chúng tôi trở thành những kẻ không biết lý lẽ, nói lấy được, nói dối và thậm chí biết rõ người nghe biết mình nói dối mà vẫn mở miệng dối!… 

Bài ngắn nhưng rất đáng đọc!

Vietnam’s GDP per capita is low but when I visit Vietnam, there seems to be a lot more commerce and consumption than it supposed to be. Why is this?

Because the economy is growing faster than almost any country on Earth. It grew 6.2% last year. The middle class is exploding. Also, Vietnamese are very entrepreneurial people so they are not afraid to start businesses. You see businesses everywhere, even people selling stuff on the sidewalk. Finally, I think because it’s a communist country you don’t see as much overt poverty as in India or the Philippines. Growth is a lot more equal in Vietnam than other countries. The GINI income inequality coefficient in Vietnam is very good.

Báo cáo về Tự do tôn giáo ở VN 2021 của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ: đề nghị chính phủ Mỹ đưa VN vào danh sách CPC

Năm 2021, tình trạng vi phạm tự do tôn giáo vẫn tiếp diễn ở Việt Nam. Báo cáo này cung cấp một cái nhìn tổng thể về những vi phạm này và nêu bật những nỗ lực trong chính sách của Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy nhân quyền, bao gồm cả tự do tôn giáo, ở Việt Nam.

Mặc dù đã có những cải tiến đáng chú ý so với pháp lệnh tôn giáo trước đây, nhưng Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2018 (Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2018) vẫn còn hạn chế về bản chất và còn vướng mắc bởi việc áp dụng không đồng đều và thiếu nhất quán trong cả nước.

Tình trạng đàn áp của chính quyền tiếp tục là một thực tế khắc nghiệt đối với các nhóm tôn giáo độc lập chưa đăng ký, với nhiều người trong số họ bị coi là tôn giáo “kỳ lạ, sai lầm hoặc dị giáo”.

Nịnh bợ ông Tổng?!

(VNTB) – Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa được thuộc cấp nịnh bợ đầy lộ liễu bằng “lễ ra mắt cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Đề án văn hóa công vụ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cách đây 2 năm, đến nay có nhiều vấn đề vẫn mù mờ, như là việc công chức không được nịnh bợ, lấy lòng cấp trên vì mục đích không trong sáng. Nhưng như thế nào là mục đích không trong sáng, như thế nào là nịnh, liệu có ranh giới nào giữa nịnh và văn hóa giao tiếp và có giải pháp nào để không tồn tại “văn hóa nịnh”?…

Đại học Huế có ngủ quên trong “cuộc di dân lịch sử” ở Huế?

 (VNTB) – Hầu như không thể tìm thấy dữ liệu gì khi dùng Google hay Google Scholar để thẩm định đóng góp tiềm năng của các nhà nghiên cứu từ Đại Học Huế vào “cuộc di dân lịch sử” ở thành phố nầy.

Tỉnh Thừa Thiên – Huế tiếp tục thực hiện dự án di dời các hộ dân trong di tích Kinh thành Huế và xây dựng khu tái định cư Bắc Hương Sơ để di dời các hộ dân nầy.[1] Theo đó, tỉnh sẽ di dời, giải phóng mặt bằng của 4.201 hộ… 

Cái bánh chưng và pháp phục Phật giáo 

Tết Nhâm Dần vừa qua.

Sống ở ngoại quốc mà không có vài cái bánh chưng gói lá xanh vuông vức nằm trên bàn thờ tổ tiên thì chẳng có chút hơi hướng gì là Tết cả. 

Hoa đào khó mua, trồng được cây mai thì yêu quí quá, không dám vặt lá tháng trước, nên chẳng có cái hoa nào. Phải cắm hoa Forsythia (Mai Đông Á) là một loại cây thuộc họ Ô liu (Oleacea). Mùa đông cắt những cành khẳng khiu đem vào nhà khoảng mười ngày thì hoa vàng nở rộ.

Mấy ngày nay trên “phây” (Facebook) thấy sóng gió kinh hoàng về cái bánh chưng…

Last, not least:

Dù sao, mọi ý kiến đối chọi, bàn thảo trái chiều, nếu giữ được phần nào lịch sự với nhau, đều có thể là điều tích cực nếu được coi là dịp để kiểm lại mức hiểu biết của mình và học cách suy luận dựa trên dữ kiện vững chắc. Quan trọng là người Việt ở hải ngoại đừng xa rời cuộc sống thực tế của người dân trong nước, nếu nói rằng còn muốn góp phần xây dựng tự do, no ấm cho Việt Nam. 

Tết qua, bao nhiêu người Việt có bánh chưng để ăn?

Làm thế nào để nhà cầm quyền chấp nhận rằng tự do dân chủ là sức mạnh mềm để Việt Nam khỏi lệ thuộc Trung Quốc?

Việt Nam bắt giữ người từng được xem là ‘anh hùng môi trường’ 

Công an TP.Hà Nội loan báo rằng họ vừa khởi tố, bắt tạm giam bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo xanh GreenID, để điều tra hành vi trốn thuế.

Thông tin công bố sáng ngày 9/2, nói Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.Hà Nội vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với bà Ngụy Thị Khanh (46 tuổi, trú Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội) để điều tra về hành vi “trốn thuế”, quy định tại điều 200 bộ luật Hình sự…Bà Khanh theo học lịch sử, tiếng Pháp và ngoại giao và từng dự định trở thành một nhà ngoại giao.

Tuy nhiên, bà đam mê với lĩnh vực môi trường và sau khi tốt nghiệp đại học, bắt đầu làm về bảo tồn tài nguyên nước và phát triển cộng đồng cho một tổ chức phi lợi nhuận nhỏ của Việt Nam.

Năm 2011, bà thành lập Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam, quản lý tốt hơn tài nguyên nước, không khí và phát triển xanh.

Bà đồng thời là thành viên sáng lập Liên minh năng lượng bền vững Việt Nam, một mạng lưới gồm 11 tổ chức Việt Nam và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực môi trường và xã hội cùng hợp tác về các vấn đề năng lượng khu vực.

Bà Ngụy Thị Khanh sinh năm 1976. Vào thời điểm bị bắt, bà vẫn đang là Giám đốc GreenID.

Mạn đàm đầu năm: Nhà khoa học, tự do và lòng trung thành chính trị 

Là một người có tư tưởng “thân Tây” như một số nhóm chính trị tại Việt Nam vẫn thường cáo buộc, trong một thời gian dài tôi luôn tin tưởng rằng một nền dân chủ, nơi quyền tự do ngôn luận được đảm bảo, là nền tảng mạnh mẽ nhất cho sự phát triển của khoa học.

Đây không phải là một quan điểm cao xa khó diễn giải.

Trong những môi trường độc tài – toàn trị, sự trung thành chính trị luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Một nhà khoa học, một luật gia hay một triết gia vừa vừa tầm trung, nhưng tuyệt đối tin tưởng và trung thành với lợi ích của chính đảng hay cá nhân cầm quyền, chắc chắn sẽ được nhóm cầm quyền trọng dụng hơn so với những nhà khoa học đại tài nhưng có lý tưởng độc lập và mầm mống chống đối…

Trung Quốc ngày nay hùng cường về công nghệ.

Tuy nhiên, một phần rất lớn những thành quả này đến từ sự hợp tác, học hỏi và chấp nhận vị thế tiên tiến của khoa học phương Tây. Nhiều người còn có thể nhắc đến việc chính quyền Bắc Kinh sử dụng gián điệp và chiếm đoạt công nghệ khắp thế giới.

Song nói xa hơn, chúng ta vẫn có quyền tin rằng một nền khoa học (dù là tự nhiên hay xã hội) mà không có tự do học thuật, nơi tài năng và vị trí được quyết định bằng lòng trung thành chính trị với một cá nhân lãnh đạo hay một chính quyền, thì nền khoa học đó không bao giờ đảm bảo được một tương lai hùng cường và bền vững.

Hồ Chí Minh ở Thái Lan: ‘Cạnh tranh’ giữa nhà thật và Nhà Tưởng niệm kiểu mới

Nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc khi còn hoạt động ở nước ngoài từng sống tại một làng nhỏ tại miền Đông Bắc Thái Lan trong thời gian xây dựng cơ sở cho công cuộc đấu tranh giành độc lập của người Việt Nam, vào những năm 1920. 

Ông Thầu Chín – bí danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó – sống tại gia đình ông Võ Trọng Đài – một người Thái gốc Việt. 

Cả hai ông hẳn không thể ngờ thế hệ con cháu trong nhà ngày nay đã phải vất vả ‘cạnh tranh’ để giữ ngôi nhà cổ như một di tích lịch sử như thế nào.

Trải qua nhiều thế hệ, ngôi nhà nơi ông Hồ từng sống ở Bản Nachok (có nghĩa là ‘chó rừng’), hay còn gọi là Bản Mạy (có nghĩa ‘làng mới’), tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan, hiện vẫn được giữ gìn khá nguyên vẹn. 

Khi tôi đến thăm nơi này dịp cuối năm 2021, ngôi nhà chính cùng những chái nhà gỗ ván lợp ngói vẫn có hàng hiên che nắng bằng liếp, nằm chìm trong vườn cây trái. 

Giữa gian nhà chính là chiếc bàn nơi ông Hồ từng ngồi làm việc. Trên bàn vẫn còn bộ ấm chén, ống điếu thuốc lào. Trên các vách tường treo ảnh Hồ Chí Minh, khi đã làm Chủ tịch nước VNDCCH và các lãnh tụ khác… 

Đủ để biết ĐCSVN hành xử thế nào và NPT có phải là người tử tế hay không. 

Pourquoi les simulations militaires donnent-elles à la Chine le vainqueur sur les États-Unis ?

En français. Pourquoi les simulations de guerres entre les usa et la chine envisagent elles une victoire chinoise ?

Tout depend d’où viennent ces simulations. Si elles viennent de l’armée américaine, c’est probablement plus pour obtenir une augmentation du budget militaire ou au minimum que Biden ne réduise pas trop.

Si cela vient d’ailleurs, d’où ?

Cela vient-il d’organismes neutres ou engagé et s’ils sont engagés, où est leur intérêt ?

Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P1)

Tám giờ tối Chủ nhật, ngày 08/12/1991, Mikhail Gorbachev, Tổng thống Liên Xô, nhận được một cuộc điện thoại bằng đường dây tối mật. Người ở đầu dây bên kia là Stanislav Shushkevich, một giáo sư vật lý khiêm tốn, người mà vài tháng trước đó, trong công cuộc cải tổ của Gorbachev, đã được giao đảm nhận chức vụ lãnh đạo Cộng hòa Belarus thuộc Liên Xô. Shushkevich gọi từ một cabin đi săn trong khu rừng Belovezh tươi đẹp để nói với nhà cải cách vĩ đại rằng, ông đã ‘mất việc’: Liên Xô đã kết thúc rồi.

Tờ báo Tết nhạt nhẽo và vô chính trị 

1.  Sáng nào cũng đọc hai tờ báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân và 19 giờ tối nào cũng ngồi trước màn hình TV theo dõi chương trình thời sự đài truyền hình Trung ương. Đó là thói quen của tôi nhiều năm trước. Rời quân đội, hàng ngày không còn hai tờ báo nói tiếng nói chính thống của nhà nước nữa nhưng tôi vẫn giữ thói quen không thể thiếu là xem chương trình thời sự VTV 19 giờ.

Nhưng tầm vóc chính trị, tầm vóc văn hoá của đài truyền hình quốc gia ngày càng thấp kém đến tệ hại, đến nhếch nhác. Chương trình Thời sự VTV mười chín giờ trên màn hình phía sau người đọc bản tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang triều kiến Tàu cộng là hình lá cờ Tàu cộng sáu sao, năm ngôi sao nhỏ chầu về một ngôi sao lớn.

An ninh kinh tế cho Việt Nam 

Trước tình hình khó khăn vì đại dịch, Chính phủ cần cho nghiên cứu, thực hiện ngay một giải pháp để cứu một số doanh nghiệp quan trọng hoặc có tiềm năng nhưng đứng trước nguy cơ bị nước ngoài thâu tóm.

Vài năm gần đây, vấn đề an ninh kinh tế của nước ta đã trở thành mối quan tâm lớn nhất của tôi. Cuối năm cũ, trực tiếp chứng kiến hai sự kiện thúc đẩy tôi viết ngay bài này.

Thứ nhất, ở Nhật, ông Kishida Fumio vừa nhậm chức Thủ tướng (ngày 4/10/2021) đã lập ngay Bản bộ An ninh kinh tế do một bộ trưởng phụ trách. Vấn đề an ninh kinh tế đã được Nhật quan tâm từ nhiều năm trước, lần này Thủ tướng mới đã thấy phải có riêng một cơ quan chuyên trách.

Không riêng gì Nhật, nhiều nước khác như Mỹ, Úc… cũng có những đối sách cụ thể để bảo vệ an ninh kinh tế trước tình hình thế giới ngày càng phức tạp, nhất là trong thời đại kỹ thuật số và trước những thay đổi lớn về đối ngoại ở Trung Quốc.

Thủy điện Trung Quốc xả nước hạn chế khiến mặn xâm nhập sớm ở ĐBSCL 

Các đập thủy điện ở Trung Quốc hạn chế xả nước dẫn đến dòng chảy về vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm nhanh. Điều này, được cho là nguyên nhân có thể làm mặn xâm nhập sớm vào đầu mùa khô 2021-2022 ở vùng này.

Bản tin dự báo nguồn nước vùng ĐBSCL phục vụ chỉ đạo sản xuất và điều hành cấp nước mùa khô năm 2022 của Viện khoa học thuỷ lợi miền Nam cho thấy, các hồ chứa thuộc Trung Quốc xả nước hạn chế và lợi dụng cột nước cao để phát điện.

Cụ thể, tại thuỷ điện Cảnh Hồng lưu lượng xả về hạ lưu từ ngày 23-1 đến nay chỉ trên dưới 700 m3/giây, tương đương 1 tổ máy phát điện. “Thời gian tới, các hồ trên lưu vực sẽ còn tiếp tục xả nước hạn chế, do đó, dòng chảy còn giảm nhanh”, Viện khoa học thuỷ lợi miền Nam dự báo và cho biết, đây là nguyên nhân có thể làm mặn xâm nhập sớm đầu mùa khô năm 2021-2022.

‘Nỗi niềm bánh chưng’: Vì sao bài của nhà văn Phạm Thị Hoài ở Đức gây xôn xao?

Với hơn hai ngàn bình luận và hơn một ngàn lượt chia sẻ, bài viết trên Facebook nhà văn Phạm Thị Hoài ngày 3/2/2022 về “trong các món Tết, tôi ngại nhất bánh chưng” có thể xem là một “sự kiện” trong dịp Tết Nhâm Dần.

Nhà văn đang sống ở Đức viết trong bài, có đoạn: “Bánh chưng là kỳ vọng của thời lo thiếu ăn đang nhường chỗ cho thời sợ thừa cân. Là hiện thân của một nền ẩm thực với kỹ thuật nấu nướng đơn giản, quy trình chế biến thuần tuyến tính, nguyên vật liệu thông dụng, khẩu vị bỗ bã đại trà và tập quán sinh hoạt đơn sơ, chưa bao giờ phát triển đến đỉnh cao để có thể decadent, sành điệu và đồi trụy, như nghệ thuật nấu ăn của Pháp và Trung Hoa, hai cường quốc ẩm thực đã đô hộ bếp Việt để cho nó những tiềm năng lý tưởng nếu nó biết tự giải phóng.”

South Vietnam and North Vietnam were not the same country, why are there so many Jing people in South Vietnam?

Answer: South Vietnam and North Vietnam were not the same country but have become one country since the 17th century after the Dai-Viet Kingdom conquered Champa in South-Central Vietnam and the Cambodia Kingdom in Southern Vietnam[1] .

Trần Quỳnh, giải văn chương Runeberg ở Phần Lan 

(VNTB) – “Cuốn tiểu thuyết của Trần Quỳnh  không trình bày hay đưa ra những lời giải thích sẵn, mà cho phép người đọc tự tạo ra những cách giải thích của riêng mình.” 

Ngày 05/02/2022, thông tấn YLE của Phần Lan loan báo Giải Văn Chương Runeberg – một trong những giải quan trọng nhất về tiểu thuyết của Phần Lan – năm nay đã được trao cho Quỳnh Trần, một tác giả 32 tuổi với cuốn tiểu thuyết đầu tay mang tên “Cái Bóng và Cái Mát” (Oos Menna).[1]

YLE cho biết Quỳnh Trần là người gốc Việt. Cha mẹ đến Phần Lan năm 1989, cùng năm Quỳnh Trần được sinh ra. Anh đã sống ở Jakobstad trong suốt thời thơ ấu và thời thanh niên của mình. Thật tình cờ, Jakobstad cũng là nơi sinh của nhà thơ Phần Lan J. L. Runeberg.

Trường Sa đã đỏ lửa từ mùa Hè 1974

“Hải Quân của Bắc Việt không thể nào vào tới tận Trường Sa, tại sao các ông phải thả neo chiến hạm ở Trường Sa?”

Tướng John Murray, Chỉ Huy Cơ Quan Viện Trợ Quốc Phòng Mỹ ở Sài Gòn hỏi tôi trong một buổi Việt – Mỹ duyệt xét về tình hình viện trợ vào mùa Hè 1974, đặc biệt là tình hình chi tiêu của Quỹ Đối Giá, để có dữ liệu thông báo cho Bộ Tài Chính. Quỹ Đối Giá (Counterpart Fund) là nguồn tiền quan trọng nhất của viện trợ kinh tế Mỹ cho VNCH. Đây là một ngân khoản thu được khi nguồn tiền do ‘Viện Trợ Nhập Cảng’ được đổi ra tiền đồng Việt Nam. Quỹ này được cả hai phía Việt – Mỹ quản trị rất chặt chẽ.

Đầu năm 1974, có tin dồn dập là Quốc Hội Mỹ sẽ đi tới việc cấm cả việc sử dụng Quỹ này để tài trợ cho ngân sách quốc phòng. Vài tháng sau thì tin đồn này thành sự thực. Tiếp theo là hành động bết bát của Nghị sĩ Dân Chủ Ted Kennedy: ngày 11/07/1974 ông đưa ra một Tu Chính Án để cắt 50% viện trợ kinh tế cho VNCH. Washington lập tức khuyến cáo chính phủ Sài Gòn phải cắt chi tiêu ngân sách tối đa, nhất là chi tiêu quốc phòng, thí dụ như xăng nhớt và các căn cứ quân sự. 

Trong bối cảnh ấy, Tướng Murray đề nghị thu hẹp phạm vi hoạt động của Hải Quân VNCH, đặc biệt là ở Trường Sa. 

Nhưng mặc dù đang ở trong một tình cảnh nghiệt ngã, TT Thiệu đã quyết định ngược lại: không thu hẹp mà còn tăng cường sức mạnh của Hải Quân để chuẩn bị khai hỏa.

Ai sáng chế ra chữ Hán?

Chữ viết là một phát minh vĩ đại của loài người. Dân tộc nào làm ra được chữ viết thì dân tộc đó sẽ thoát ra khỏi thời kỳ tiền sử mông muội, tiến sang kỷ nguyên văn minh có sử sách ghi lại sự phát triển của dân tộc mình. Cho tới nay, một số dân tộc vẫn chưa làm được chữ viết. Chữ Hán thuộc loại chữ viết ra đời sớm. Theo nhà ngôn ngữ học Trung Quốc Châu Hữu Quang, chữ Hán chính thức thành hình và ra đời cách đây khoảng hơn 3300 năm, chỉ sau một vài loại chữ viết của vùng Trung Đông. Trong hàng nghìn loại chữ viết hiện có trên thế giới, chữ Hán nổi bật với hình dạng tổ hợp đường nét giới hạn trong một ô vuông, là loại chữ viết duy nhất có tính chất biểu ý (ghi ý), khác với các loại chữ viết còn lại đều có tính chất biểu âm (ghi âm).

Ông Guterres kêu gọi TQ để quan chức nhân quyền LHQ tới Tân Cương

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres yêu cầu Trung Quốc cho phép người phụ trách vấn đề nhân quyền của LHQ có một chuyến thăm ‘đáng tin cậy’ tới vùng Tân Cương.

LHQ đã một số lần tranh cãi với Trung Quốc về chuyến đi này, được đề xuất thực hiện để điều tra các vụ được cho là lạm dụng nhân quyền mà Bắc Kinh gây ra đối với người dân Uyghur ở Tân Cương.

Trung Quốc nói họ hoan nghênh chuyến thăm, nhưng đó phải là chuyến thăm có điều kiện.

Giám đốc nhân quyền của LHQ, Michelle Bachelet, không muốn đi trừ phi bà được quyền tiếp cận tới những nơi mong muốn một cách có ý nghĩa và không bị giám sát.

Đây là vấn đề đã làm xấu đi quan hệ giữa Bắc Kinh và phương Tây, khiến Washington đưa ra các cáo buộc diệt chủng và cũng dẫn đến tình trạng Mỹ và một số nước tẩy chay ngoại giao đối với sự kiện thể thao lớn đang diễn ra tại Trung Quốc.

Ngô Đình Diệm, Thiên Mệnh Không Còn 

(VNTB) –  Người duy nhất có khả năng ngăn cản chiến thắng của Cộng sản bằng cách xây dựng Miền Nam Việt Nam đầy tiềm năng, ông Diệm, đã bị tẩy trừ bởi chính tay những người gọi là bạn của ông 

Tổ chức phi lợi nhuận National Organization for Vietnamese-American Leadership – Dallas Ft Worth gồm những nhà học giả, trí thức Mỹ gốc Việt, hoạt động với mục đích phát triển và xây dựng các nhân tố lãnh đạo bền vững trong cộng đồng, vừa cho xuất bản cuốn “Thiên Mệnh Không Còn”, dịch từ cuốn “The Lost Mandate of Heaven: The American Betrayal of Ngô Đình Diệm, President of Vietnam”.

Trong cuốn sách này, học giả người Gia Nã Đại, ông Geoffrey D. T. Shaw, kể cho chúng ta câu chuyện về cái chết của ông Ngô Đình Diệm một cách rất cẩn thận, thẳng thắn; về những nguyên nhân đã đưa đến sự việc đó; ai mang trách nhiệm; vì sao nó đã xảy ra; cũng như những hậu quả tai hại. Đây không phải là một câu chuyện vui, trừ ra nó cho chúng ta được biết rất rõ ràng về những gì đã xảy ra và những nhân vật có mặt quanh vụ sát hại này. 

Tập Cận Bình sẽ thua nếu chỉ tại vị thêm 5 năm

Vị lãnh đạo tối cao của Trung Quốc chỉ có thể duy trì quyền lực nếu các cấp dưới tin rằng ông sẽ còn tại nhiệm lâu dài.

Dưới đây là một thước đo thú vị để đánh giá thành công của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại đại hội toàn quốc của đảng cầm quyền vào cuối năm nay.

Nếu tất cả những gì ông ấy nhận được chỉ là một nhiệm kỳ tổng bí thư 5 năm nữa, tức là triển vọng về thời kỳ cầm quyền dài lâu không còn rõ ràng, thì trên thực tế, đó sẽ là một thất bại,” một nguồn tin chính trị Trung Quốc tiết lộ. Người này cho biết sự kiểm soát của Tập đối với đảng sẽ dần yếu đi.

Bình luận này phản ánh bầu không khí căng thẳng kéo dài hơn hai tháng qua, kể từ khi “Nghị quyết lịch sử lần thứ bađược thông qua tại Hội nghị trung ương 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 11.

Kỷ Niệm 100 Năm Cục Gạch Bác Hồ – Kiếp Nạn Thùng Nhân  

(VNTB) – “Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá.” 

Sự tích cục gạch hồng là bản thiên hùng ca vĩ đại chống băng giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tề danh truyền thuyết Nỏ thần An Dương Vương triều đại Âu Lạc (nước Việt cổ) giúp dân tộc ta chiến đấu giữ nước.

               “Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê. 

                 Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá.” 

Hai câu thơ trên nổi tiếng của Chế Lan Viên từ xa báo hiệu loạt tin nhắn tuyệt vọng của cô gái Phạm Thị Trà My: “Con xin lỗi mẹ. Con đường đi nước ngoài không thành. Mẹ ơi, con thương mẹ nhiều, con chết vì con không thở được.” Cô chết tức tưởi trong thùng xe đông lạnh tại Anh quốc năm 2019 cùng nhóm di dân lậu cùng quê hương đồng hành. 

 SáchNhững mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”, tác giả Trần Dân Tiên cho biết trong thời gian từ 7/1921 đến tháng tháng 3/1923, Nguyễn Ái Quốc ở trọ tại nhà số 9 ngõ Compoint, Quận 17, Thủ đô Paris. Cuộc sống của người thanh niên Việt được mô tả: “Ông trọ ở một phòng nhỏ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Phòng chỉ vừa kê một cái giường sắt chật, một cái bàn nhỏ và một cái ghế.  Về mùa đông lạnh, mỗi buổi sáng trước khi đi làm, ông để một viên gạch vào lò bếp của khách sạn. Chiều về, ông lấy viên gạch ra, bọc nó vào những tờ báo cũ rồi để xuống nệm cho đỡ rét”. Đó là nỗi gian truân, thảm cảnh của Bác trải qua để cứu dân cứu nước.

 


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)