Ngụy Hữu Tâm
Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger và những vấn đề liên quan.
Tôi viết bài này vào những ngày thoải mái ở nhà, tháng sau mới trở lại BV Quân Y 108 vì là bệnh nhân ngoại trú, vào kiểm tra sức khỏe và tiêm thôi. Sức khỏe tàm tạm nên sáng thứ sáu này bạn Khải mời lên nhà chơi, 1 villa sang trọng tận Khu Ciputra.
Anh mời đúng 8h có mặt để còn ăn sáng.Trời mưa suốt chứ không như tuần trước, gió bấc thổi ào ào, nhìn nhà ven đường không còn đẹp như tuần trước lên Nghi Tàm chỗ T Hùng đón A. PV Hưng nữa. Bữa đó, nhưng hẹn 9h nên tôi đến hơi sớm, mới có chủ nhà và anh chị Hưng&Hoa quá vui vẻ sau 2 năm vướng covid mới hội ngộ. Anh chị cũng vậy, chị Hoa khoe, trong thời gian ngày đó, anh gửi bao nhiêu thư về cho chị. Khỏi nói khoa t(o)án như gió của PV Hưng, nhưng các bạn đoán thử xem. Bao nhiêu nào? 700 ngày, ngày một thư, giỏi lắm 700 thư. Trật khấc, các bạn coi thường PVH quá! 2000 thư. Thế mới là PVH chứ.
Lại nói, PVT, dân vật lý lý thuyết vốn ghét PV Hưng, dân Toán mà cứ hay xen vào các vấn đề cơ lượng tử, thiên văn học, niềm tin khoa học …, mới hỏi T Hùng: „Lâu nay không nghe thấy tiếng PV Hưng nữa“, làm bọn chúng tôi cười muốn vỡ bụng. Nói chuyện cười, chúng tôi còn có chuyện hay nữa, nói xin anh NTĐ đừng để bụng. Nói chuyện vui, nhất thiết phải va chạm. Số là trong các đề tài cánh mày râu mang ra buôn dưa lê với nhau có chuyện sex, phố đèn đỏ TDH mà nay đâu đâu cũng thấy chứ đâu có chỉ ở đó. Mới đem ra hỏi nhau: „Tại sao MR ban cho TDH chức thị trưởng thành phố Hà Nội?“ Anh bạn nhanh trí nhất bảo: „Vì BS TDH biết tìm ra thuốc chữa bệnh ghẻ cho y“. Thật hư thế nào chẳng biết chứ sự thật là, nhà xã hội học nổi tiếng là anh bạn Đ, có câu trả lời trên, đúng là có chỉ số IQ gần .. 200. Cũng nói, PVT mà tôi rất nể và tin là có chỉ số IQ cao, có lần nói với tôi: „giới lãnh đạo CS chỉ dùng giới thày thuốc để chữa bệnh cho chúng, chứ đâu biết dùng các trí thức (như cha ông), cùng lắm là đồ trang sức“. Đau quá vì nó đúng, „thuốc đắng dã tật“ mà. Nên khi a. TTĐ nói trong hồi ký (sắp ra mà chúng tôi đang ngóng lòng mong đợi) rằng: „MR sử dụng giới trí thức chứ vẫn không tin“ thì vẫn trật, MR chưa đủ tài để sử dụng trí thức, và càng không đủ nhân cách, bố mang án tù vì giết người mà con lên làm vua, kể cũng lạ cho xứ An Nam ta. Sự thật mất lòng mà, nhưng vẫn cứ nói ra vì cảm thấy cần nói, còn sống biết bao nhiêu ngày nữa?
Ở Việt Nam cũng đang rộ bàn cãi về những vụ tự tử của học sinh, sinh viên. Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đều đã từng như vậy. Theo tôi, bản thân cuộc đời đã đòi hỏi người trẻ quá nhiều rồi, cha me, giáo viên (sư) đừng gây thêm áp lực chọ họ, nhất là những người thật sự giỏi đến mức chắc gì thày đã hiểu nổi họ.
Trong nhà tôi chỉ treo ảnh chân dung 3 người mà tôi thật sự thờ phụng, đó là Albert Einstein, cha tôi và thày Roland König.
Chúng tôi, thế hệ những người là con của những người thuộc về thế hệ Tây học, thật sự may mắn. Tôi nhớ, chưa bao giờ cha tôi mắng mỏ điều gì, tự tôi phải biết chứ.
Lần tôi cho đến giờ vẫn ân hận, chỉ có 2 lần. Đó là khi tôi uất ức vì đang học năm thứ 2 trên Thái nguyên thì các bạn Moritzburger cũ của tôi, nhiều người học kém tôi là rõ, chỉ mới vừa thi tốt nghiệp Trung học, lại đùng đùng kéo nhau sang Đức học đại học. Năm đó là 1965, bắt đầu chiến tranh Nam Bắc mà, thiếu người. Đang đêm tôi đùng đùng đạp xe về làng Đại Từ, Chương Mỹ, quê ngoại tôi, nơi cha mẹ tôi đưa bà ngoại về sơ tán.
Cha tôi nhìn tôi buồn rầu nói „Thôi con cố quay lại trường đi, chẳng còn con đường nào khác đâu.
Còn lần thứ hai thì bây giờ khi tôi nghĩ lại vẫn ân hận đến muốn khóc. Năm cuối đời, sức mạnh cha tôi giảm sút ghê gớm, ‚quan trên’ ký quyết định cho nghỉ để cho người khác thay mà hoàn toàn chẳng thèm hỏi ý kiến cụ, khiến cụ phật lòng, tôi không biết cách an ủi, đã thế còn nói „CS là lũ ăn ốc bỏ vỏ, họ dùng các cụ xong là vứt đi ngay. Cụ vào họp ở SG, khi ra đã hôn mê, tôi đón cụ ở sân bay cụ nằm trên băng ca, không còn nhận ra tôi nữa.
Còn thầy Dr. Roland König, khi gặp, ông chỉ nói. „Tôi thuộc thế hệ sinh trong chiến tranh nên hiểu các anh, không đòi hỏi các biết qua kỹ về các kiến thức vật lý mà chỉ cần anh đo gì ghi lại cho đúng để vẽ đồ thị chứng đừng bịa số liệu cho đúng đường cong lý thuyết’ Nhà khoa học là vậy, cần sự thật và duy nhất chỉ có một sự thật thôi, thế mới cần người giỏi và, điều rất quan trọng, trung thực, tức có nhân cách đi tìm, chứ loại người khác thì ở Việt Nam đang phát triển hiện nay, mámh mung, láu cá, thiếu gì.
Trở lại với anh Khải chị Nhu trên khu đô thị Ciputra. P Bá (Tóan 7, con nhà nông dân khu V, nay cũng đường hoàng PGS, TSKH TU Dresden, tôi đã có vẽ chân dung ở bài trước ở lớp học nghề ở Dresden) từng ca ngợi K „là người vượt qua được số phận giỏi nhất trong số các bạn Moritzburger cũ của tôi. Cũng nên nhắc thêm về P Bá. Khi tôi dịch một trong những cuốn sách đầu tiên là „Giải thích giấc mơ“ của Freud, anh có tham gia và dĩ nhiên, có tên anh đứng cùng. Và cháu Mai, con gái anh, có nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Khi tốt nghiệp TS mới về làm ‚sếp’ nhỏ ở Viện Vật lý, bỗng có cú điện thoại: „Allo chú Tâm à, cháu là Mai con bố Bá đây. Ở Việt Nam chưa có ngành môi trường, chỉ có nhóm nhỏ nghiên cứu ở VKHVN chỗ bác, chú giới thiệu cháu đến đó nhé, bởi lẽ cháu muốn theo đuổi ngành đó.
Ai ngờ sau này, chắc chỉ mươi năm đổ lại, cháu Mai đã thành chủ dự án môi trường của CHLB Đức cho Việt Nam, đã mời tôi tham gia dịch một số tài liệu. Hay nhất là còn mời tôi vào SG mười ngày dịch miệng cho hai chuyên gia Đức trong đó, ăn ở ngang chuyên gia, mà ngoài giờ làm việc, tôi còn được ngắm phố phường SG thay đổi nhanh thế nào. Đáng tiếc cuốn sách dầy dặn „Sổ tay kỹ thuật môi trường“ mà tôi dịch quá nửa, đã biên tập xong, thì vướng vấn đề bản quyền không in được chỉ dùng làm tài liệu nội bộ. Hỏi thì cháu Mai trả lời: „Cứ tưởng hữu nghị thì dễ, ai ngờ phía NXB Đức yêu cầu số tiền ngang giá chiếc xe hơi, dự án chúng cháu nhỏ, lấy đâu tiền chi trả. Mà cũng do Việt Nam ta, dùng sách in lậu và photocopy. Chứ nội dung cuốn sách quý lắm, chắc chắn có nhiều bạn đọc“.
Thế đấy, ‚c’est la vie’, đành chấp nhận thôi.
Trở lại với anh Khải. Ông bố, ĐXS, học Luật Harvard về lấy vợ giàu sang có nhiều nhà ở Hà Nội, trong đó có 2 villa to bự 53, Nguyễn Du, nay là trụ sở LHHKH&KTVN chúng tôi. Ông bà có con, K là đầu, khi nhỏ từng học trường dòng Đà Lạt, nên nay vẫn chơi piano, VKNam, sau đến gần trưa, cũng đánh xe lên Ciputra cùng tham gia cuộc „buôn dưa lê“ với chúng tôi và cũng có chơi. Anh từng khoe có năng khiếu âm nhạc hơn cả HCương mà chỉ vì cô giáo không chú ý nên không được đi học nhạc. HCương chỉ là anh „thợ đàn“, nặng kỹ thuật chứ không phải là nhạc sĩ, các sáng tác âm nhạc của anh nào ai để ý. Về mặt này ĐT Sơn vượt xa. Thôi cũng là cách đánh giá, mỗi người mỗi vẻ. Cá nhân tôi thì tôi chỉ mê nhạc Trịnh, ông mới là người tài, và không chỉ là nhạc sĩ, mà là nhạc sĩ Việt Nam hay nhất thời hiện đại, và không chỉ là nhạc sĩ tài ba, mà còn là thi sĩ (lĩnh vực yếu nhất của tôi nên tôi không dám nhiều lời) và trên hết là triết gia, người từng nêu những vấn đề cực lớn như lịch sử nước Việt, hòa giải dân tộc mà cho đến nay vẫn y nguyên giá trị.
Lại nói K phấn đấu mãi mới vượt lên được ở nhà máy in Tiến Bộ, nơi từng là cái loa của ĐCSVN. Cũng nói thêm, C Khước, cũng Moritzburger chúng tôi, nguyên „du kích Đỉnh Bảng“ mà tôi cũng có kể, từng là bí thư chi đoàn ở đây, và khi đi lính, cũng nhanh chóng „tỉnh ngộ“ nhất, „chiêu hồi“ ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh lần thứ 2 ở nước ta mà nhiều người gọi là cuộc „huynh đệ tương tàn“. Có lẽ đúng, đến nay đã thực hiện hoà giải được đâu khi ĐCSVN vẫn cương quyết giữ vững quyền lợi của mình, một ly không lùi. chứ nếu họ yêu nước thì đã không hèn với giặc Tàu như thế.
Hôm nay, chiến tranh Nga-Ucraina xảy ra, „ai yêu Putin, ai yêu Zelensky“ đã có thể chia thành 2 phe đánh nhau, vì vấn đề nó còn liên quan đến họ Tập. Vận mệnh dân tộc đấy, hay tôi nói quá lời, một dạng quá khích? Về CK, còn phải nói đến PKT, cũng Moritzburger chúng tôi, vào Nam chiến đấu, viết hồi ký rất hay „Thơ Heinrich Heine trong balô vào chiến trường đánh Mỹ và sau này cũng có nhiều bài viết hay trên tờ „Văn nghệ“, nhất là truyện về V Gôn mà mẹ tôi rất mê. Tôi đánh giá tài năng văn học PKT chẳng hề kém cạnh gì so với Quang Chiến mà tôi có kể kỹ ở một trong những bài trước. Chỉ đáng tiếc lâu nay anh về ở ẩn ở một villa trong khu Ecopark.
Còn nên nhắc thêm, ở buổi gặp nhau gần như cả ngày ở nhà Khải, anh có ôn lại những năm đói kém thời chiến đó, GS TĐ Thảo từng đi chiếc xe đạp thiếu nhi Liên Xô đến nhà, không còn sức dựng xe mà quăng mạnh xuống sân, kêu đói quá kiệt sức. May quá trtong chạn bố anh còn bát cơm nguội. Nói đến đây, tôi rớt nước mắt, thương giới tri thức Tây học thời đó quá, họ bị ĐCSVN lừa!
Bố anh 5 con chỉ có bìa C, cuối đời mới được bìa B, cụ sướng quá, lần đầu tiên được lên Tôn Đản. Rồi bị „đồng chí“ của mình phỉnh, mang trụ sở Đảng xã hội Việt Nam hiến nhà nước, để vị này được ĐCSVN „tặng“ lại ngôi biệt thự to đùng ngay cạnh Nhà hát Lớn Hà Nội. Cũng kể thêm là anh TĐ, cũng Moritzburger chúng tôi, từng là phóng viên VNTTX, kể.
Sau 1975 ĐCSVN thấy ĐXHVN không còn cần thiết nữa mới giải tán 2 „đảng anh em“ là ĐXHVN và ĐDCVN. Còn xoa dịu, „tặng huân huy chương“ và cờ xí, cụ NX độp ngay, trụ sở chúng tôi nhà nước lấy, biết để ở đâu. Cười ra nước mắt.
Kết thúc buổi gặp ở bữa trưa thịnh soạn, sang trọng như ngôi nhà vậy. Chị Nhu đãi chúng tôi món thịt bò xào Spargel-măng tây mà cả ở Việt Nam lẫn Đức đều quý hiếm. Làm tôi cứ nao nao nhở một buổi điền dã ở Potsdam, thời còn làm TS ở VHLKH CHDC Đức, cũng có được vào nhà hàng ăn món này. Và bát canh, rất Việt Nam, rất quý và ngon: lá Sanh nấu với đùi gà. Lần đầu tiên trong đời tôi ăn. Nó có vị chua ngọt hết sức đặc biệt.
Xin tóm qua tờ Spiegel số 8 ra ngày 19. tháng hai 2022, chỉ có 5 ngày trước cuộc xâm lược của Nga vào Ucraina. Tháng rưỡi nay rồi, nhưng để làm tư liệu, cũng nên nhắc qua lại cho bạn đọc VNTB biết, bởi lẽ ở Việt Nam chúng ta, tin tức giới truyền thông của ĐCSVN bóp méo trắng trợn quá.
Trang bìa có tiêu đề „KEINE FALSCHE BEWEGUNG! Lässt sich ein neuer Krieg in Europa noch verhindern? Putins perfides Spiel-Không được làm động tác sai! Có còn ngăn chặn một cuộc chiến tranh mới ở châu Âu được chăng? Cuộc chơi xảo quyệt của Putin“, bên dưới ảnh là 2 chiếc xe tăng hết sức hiện đại của Nga đang chạy trên băng tuyết, xa xa mờ mờ là đoàn xe tăng chăng, trong một buổi tập trận, như Putin từng hứa.
Bên trong là 12 trang dầy dặn với 4 bài trong đó đầu tiên là bài xã luận: Khi ứng xử với
Putin, phương Tây không được phép thể hiện sự mềm yếu. Đầu tiên là Putin đã đánh lừa thế giới khi nói về việc rút quân. Phương Tây bây giờ đã hiểu ra rằng, vấn đề lớn hơn là chỉ vấn đề Ucraina. Hai bức ảnh Putin chụp chung với hai lãnh đạo hàng đầu thế giới, Putin đã đánh lừa thế giới: một là bức ảnh Putin chụp chung với Tập Cận Bình ở Olympic Mùa Đông Bắc Kinh 2022, vai kề vai thề thốt „bạn chiến lược“. Bức sau Putin chụp với Olaf Scholz beeb một chiếc bàn dài kỳ cục mà trông Scholz như một kẻ đến ăn xin Xa hoàng. Trước đó Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã đến Điện Kremlin xin Putin đừng xâm lược Ucraina.. Chỉ có Hoa Kỳ trước đây tỏ ra cứng rắn với Nga chứ nay yếu quá, nên cuộc xâm lược đã xảy ra 5 ngày sau.
Còn bài sau mang tên: Khủng hoảng thế giới. Nguy cơ chiến tranh: một cánh cửa ngoại giao đã mở ra cho Thủ tướng Olaf Scholz, thế nhưng cuộc xung đột ở Ucraina đang đe dọa leo thang. Phương Tây cũng đã hiểu ra, Putin đòi hỏi rất nhiều hơn chỉ rằng Kiev khước từ gia nhập Khối NATO.
Putin là con cáo già KGB, rất biết điểm yếu của đối tác. Khi biết Merkel sợ chó thì luôn để con labrador liếm chân khi tiếp bà, còn ở cuộc chia tay cuối cùng ở Điện Kremlin khi Merkel kết thúc nhiệm kỳ 16 năm của bà thì y hầu như đứng ở buổi tiếp, bắt bà cũng phải đứng dù biết bà đã bắt đầu mắc chứng run của tuổi già. Thật độc ác hết chỗ nói. Thế mà ở Việt Nam vẫn còn nhiều kẻ phò Putin!
Còn ở cuộc tiếp Scholz, sau khi đã tiếp Biden và Macron, thì Putin khinh bỉ Scholz ra mặt khi biết ông này thiếu kinh nghiệm ngoại giao. Vì y nói tiếng Đức tốt do ở Dresden nhiều năm nên y ngắt lời phiên dịch tiếng Đức nhiều lần để khoe mẽ, làm tôi nhớ tới MR trước đây cũng khoe mẽ như vậy trước chúng tôi, bọn trẻ con 12, 13 tuổi. Nhưng MR so sao với Putin được, không chỉ tiếng Đức mà cả kỹ thuật điệp viên! Kẻ được đào tạo từ nhỏ, còn kẻ chỉ qua Nga ít năm? Thất bại ngoại giao của Scholz là tất yếu.
Bài Cuộc chơi của Vladimir Putin có tiêu đề rât hay: Địa chính trị ứng dụng. Phụ đề là, „khi y để cho ai tư vấn, thì đó là Chúa“. Và điều chắc chắn là, cuộc chơi của y với phương Tây sẽ chẳng kết thúc nhanh đâu. Có bản đồ chi tiết Ucraina và các vị trí giao tranh như ta thấy hiện nay. Và nhận xét của chuyên gia chính trị Dmitrij Trenin: „Trong cuộc khủng hoảng này, ngay từ đầu, tôi đã nhìn thấy bàn tay của Putin.“ Bài phân tích rất kỹ các thân cận của Putin là tư vấn an ninh Petrutchev, Bộ trưởng Quốc phòng Tchoigu và Ngoại trưởng Lavrov. Họ đều sợ về vấn đề an ninh và luôn muốn leo thang cuộc đua tranh với phương Tây, trở lại Liên Xô thời xưa. Tâm lý chiến tranh với phương Tây đã được chuẩn bị từ lâu rồi. Nhưng như nay ta thấy, phương Tây dẫu sao cũng bị động bởi sự không thống nhất hành động của họ. Chỉ có 3 nước Latvia, Litva và Estonia, vốn thuộc về Liên Xô cũ thế nhưng nay đã được tham gia Khối NATO là luôn cảnh tỉnh NATO về tên đồ tể khát máu Putin, Hitler thời nay, nhưng nào ai nghe. Đức (Gerhard Schröder, SPD, sau Merkel CDU cũng vậy, nay là đèn chỉ đường 3 màu SPD, FDP và Xanh) hưởng lợi từ làm ăn kinh tế với Nga, thậm chí còn chi phí nhỏ giọt cho Quốc phòng.
Bài Người dân Odesssa chuẩn bị như thế nào cho cuộc chiến tranh có thể xảy ra có tiêu đề Die Frontstadt-Thành phố tuyến đầu. Thành phố cảng và Hải quân, đã đóng chiếc tàu sân bay đầu tiên của LX, sau bán lại cho Tập, nay vẫn là chiếc duy nhất của Hải quân Trung Quốc mang dọa Việt Nam và Khối ASEAN, vốn không đoàn kết về Biển Đông nên Tập mới vẽ đường 9 đoạn. Trung Quốc chưa bao giờ có truyền thống đi biển mà. Thanh niên, sinh viên thành phố này đã sẵn sàng chiến đấu vì Tổ Quốc.
Cũng còn bài hay tiếp bài trước về Thế vận hội Mùa Đông Bắc Kinh 2022 „Wie im Sportgefängnis-Y như trong nhà tù thể thao“. Trung Quốc còn gọi người Mỹ gốc Hoa về thi thố cho màu cờ Tổ Quốc.
Xin phép dừng nhấn con chuột để bài sau kể tiếp.
*****
Nhân đây cũng xin liệt ra những bài báo mạng mà thời gian mấy ngày qua, tôi theo dõi được để bạn đọc biết thêm, tôi nhìn thấy thế giới hôm nay như thế nào:
Đồng chí gì vậy?
Tôi bị bịt mồm cả tháng vì nhóm người yêu chiến tranh report sau loạt bài phản chiến về chiến tranh Nga – Ukraine. Facebook thông báo sử dụng “ngôn ngữ gây thù ghét”, kể cả hình ảnh Putin ngồi trên xe tăng, em bé đái vào xe tăng, được trưng ra làm bằng chứng gọi là “xúc phạm cá nhân”, “vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng”.
Tôi sẵn sàng thừa nhận, rằng tôi có thù ghét, hiển nhiên là thù ghét chiến tranh. Nói thêm cho rõ, tôi không chỉ thù kẻ gây chiến tranh là Putin mà thù cả những người ủng hộ chiến tranh, trong đó có nhiều người Việt yêu Putin hơn cả yêu tổ tiên của mình. Và cá nhân Putin, kẻ khát máu, đáng ngàn lần bị xúc phạm. Xe tăng, tên lửa giết người đáng bị đái, ỉa vào đó. Máu của người dân Ukraine có khác gì máu của người Việt suốt mấy ngàn năm lịch sử từng bị giặc ngoại xâm làm đỏ cả núi sông nước Việt mà người Việt yêu giống nòi không được phép thù ghét?
Dòng họ tôi, xóm làng tôi có hàng trăm người ngã xuống trong chiến tranh, sao bắt chúng tôi không thù ghét kẻ gây chiến tranh?
Phân tích tâm lí Putin
Theo nhiều nhà tâm lí học, Putin là người có cá tánh “Dark Triad Personality” (Tam Hắc Tánh), bao gồm tánh nham hiểm, tánh ái kỉ và rối loạn nhân cách.
Cũng như nhiều nhà độc tài khác, Putin là một con người phức tạp và khó đoán trước. Chừng 5 năm trước (2017), khi tiếp kiến Thủ tướng Đức Angela Merkel ở Điện Cẩm Linh, Putin cho con chó khổng lồ tên “Konni” vào phòng khách làm cho bà Merkel sợ hãi (vì bà này rất sợ chó). Trong khi bà thượng khách sợ hãi thì Putin tỏ ra khoái trá. Tuy nhiên, việc đem thú vật ra ‘hù’ các nguyên thủ quốc gia là một chiêu trò khá phổ biến đối với Putin. Sự kiện này làm cho rất [nhiều] chuyên gia tâm lí đón [đoán] già đón [đoán] non về cá tánh của Putin.
Năm 2000, khi Putin thăm chánh thức Nhật Bản, trong chương trình nghị sự có chuyến viếng thăm Trường dạy võ Kodokan do võ sư Jigoro Kano sáng lập. Putin là một võ sĩ Judo, và trong chuyến viếng thăm y biểu diễn võ thuật với một nữ học viên trẻ và người này đã ‘đo ván’ y bằng một thế võ rất nghệ thuật. Putin đứng lên và cúi đầu chào cô ấy trong tiếng vỗ tay vang dội. Hành động phô diễn này cũng là một đề tài phân tích của giới tâm lí học trong thế giới phương Tây.
Cuộc xâm lăng của Putin vào Ukraine đang biến y trở thành một kẻ tội phạm chiến tranh. Trong thời gian qua, giới tâm lí học rất bận rộn phân tích hành vi của Putin [1-5]. Những phân tích này giúp tôi học thật nhiều về cách nhìn của giới tâm lí học về hiện tượng độc tài và chuyên chế. Dĩ nhiên, các nhà tâm lí học nói rằng họ không đưa ra một chẩn đoán (vì làm như thế thì cần phải có xét nghiệm và nói chuyện trực tiếp), họ chỉ đánh giá qua hành vi của Putin mà thôi. Ở đây, tôi chỉ “đọc báo giùm bạn” và tóm tắt vài ý chánh mà tôi thấy tâm đắc để trước là cho tôi học hỏi và sau là chia sẻ cùng các bạn.
Vladimir Putin và Viktor Orban
Khi nào dân Nga, dân Hungary được thi hành các quyền đó, các ông Vladimir Putin và Viktor Orban sẽ hết chỗ.
Nói những điều dối trá trắng trợn là cố ý sỉ nhục người nghe. Đó cũng là một cách thử thách xem người kia đã chịu khuất phục mình hay chưa. Sử ký Tư Mã Thiên, Tần Thủy Hoàng bản kỷ, kể chuyện “chỉ lộc vi mã.” Thời Tần Nhị Thế, Thừa tướng Triệu Cao nói muốn dâng vua con ngựa, nhưng sai đem đến một con hươu. Ông vua lắc đầu, bảo con ngựa làm gì có sừng! Triệu Cao chỉ con hươu hỏi các đại thần; nhiều người công nhận đó chính là một con ngựa. Nhị Thế chịu thua.
Thứ Tư tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi điện thoại chúc mừng Tổng thống Hungary Viktor Orban, mới thắng cử lần nữa. Theo báo The Moscow Times, trong cuộc điện đàm ông Putin đã tố cáo Chính phủ Ukraine gây hấn một cách “thô bạo và trâng tráo” bằng cách bịa đặt ra hình ảnh những xác chết ở Bucha sau khi quân Nga rút đi.
Không ai có thể “bịa đặt” được hai hố chôn tập thể với 320 thi hài đã sình thối rải rác trên đường trong một hai ngày sau khi quân Ukraine chiếm lại được Bucha. Phóng viên báo The Economist kể sau khi đi một vòng kiểm chứng trở về quần áo còn thấy mùi.
The Moscow Times không cho biết ông Orban phản ứng thế nào khi nghe ông Putin nói dối trắng trợn. Có lẽ ông Orban không phản đối, như mấy ông quan Tần nghe Triệu Cao “chỉ hươu nói ngựa.”
Viktor Orban chịu khuất phục Vladimir Putin cũng dễ hiểu; giống như học trò phục thầy. Orban làm Tổng thống Hungary 10 năm sau khi Putin lên ngôi ở Nga; đã học được ông thầy các mánh khóe củng cố địa vị độc tài. Orban học được đủ các ngón nghề. Nắm lấy các cơ sở truyền thông công và tư để kiểm soát dư luận. Các đại gia chịu làm tay sai được thả cho làm giàu, trúng những mối thầu lớn; rồi mua hết các báo, đài lớn của tư nhân. Từ đó nói cùng một luận điệu như các báo, đài chính phủ. Dối trá, vu cáo, dựng lên những mối đe dọa từ bên ngoài khiến dân sợ hãi cầu mong một lãnh tụ anh minh đứng ra cứu nước. Thay đổi Hiến pháp và luật bầu cử để bảo đảm phe đảng của mình chiếm được nhiều ghế nhất trong Quốc hội. Trấn áp những người đối lập để ngoài mình ra dân không còn thấy ai để lựa chọn. Dùng tài sản quốc gia để ban phát ân huệ.
Về cục diện an ninh mới ở Đông Nam Á trước một Trung Quốc bành trướng
Nhằm ngăn chặn Trung Quốc bành trướng lãnh thổ ở Đông Á nói chung, Biển Đông nói riêng, tháng 11/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tung ra “Xoay trục về châu Á”.
Sau được gọi là “Tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương”, đây là chiến lược quốc phòng – an ninh mới nhất của Hoa Kỳ đối với khu vực kể từ Chiến tranh Việt Nam.
Tổng thống Donald Trump tiếp tục và phát triển chiến lược này với cái tên mới, “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở”.
Đến lượt mình, ngày 12/01/2022 vừa qua, Tổng thống Joe Biden đã công bố “Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” của chính quyền ông, trong đó Đông Nam Á được xác định là “trung tâm của cấu trúc khu vực”.
Đại sứ Ukraine tại VN: ‘Mong sự kiện như thế này lan tỏa sự thật về cuộc chiến’
Trả lời BBC sau buổi cầu nguyện vì hoà bình cho Ukraine tại nhà thờ Hàm Long Hà Nội tối 10/4, tân đại sứ Ukraine tại Việt Nam, ông Oleksandr Gaman, nói:
“Chúng tôi ở đây để cầu nguyện cho hoà bình ở Ukraine. Chúng tôi rất biết ơn tất cả những người Việt đã có mặt ở đây với chúng tôi hôm nay và giúp Ukraine kết thúc chiến tranh.
Có rất nhiều tin giả [về cuộc chiến] nên tôi hy vọng những sự kiện như thế này sẽ giúp lan toả sự thật về cuộc chiến ở Ukraine.
Chúng tôi chưa bao giờ gây chiến, chưa bao giờ xâm lược nước nào, dù là nước láng giềng hay nước khác.”
Là một phần của Chúa nhật Lễ Lá, buổi cầu nguyện được đông đảo giáo dân, nhân viên đại sứ quán Ukraine và một số cán bộ ngoại giao quốc tế tại Hà Nội tham dự.
Nhiều giáo dân và người dự lễ bày tỏ ủng hộ cả về tinh thần lẫn vật chất với vị tân đại sứ và người dân Ukraine.
Nga-Ukraine: ‘Phiếu của Việt Nam lộ quan điểm gần với Trung Quốc hơn Asean’
Cuộc xâm lược Ukraine đã cho thấy trong các khía cạnh chính, chính sách đối ngoại của Việt Nam gần với Trung Quốc hơn là với các thành viên khác trong khối ASEAN.
Trong cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đã làm giống Trung Quốc khi từ chối chỉ trích các hành động của Nga, khác với hầu hết các thành viên khác của ASEAN.
Đã có ba cuộc bỏ phiếu lớn về Ukraine tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) kể từ khi Nga tiến hành xâm lược.
Lần đầu tiên là nhằm lên án cuộc xâm lược; Việt Nam đã bỏ phiếu trắng. Lần thứ hai là yêu cầu bảo vệ dân thường; Việt Nam lại bỏ phiếu trắng. Lần thứ ba, vào ngày 7/4, là trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc; Việt Nam bỏ phiếu chống.
Quan điểm của Việt Nam trong mỗi lần biểu quyết này giống hệt như Trung Quốc và Lào. Ngược lại, các thành viên ASEAN khác là Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, đều đã biểu quyết khác với Việt Nam và Lào trong cả ba lần. (Lá phiếu của Myanmar tại Liên Hiệp Quốc vẫn do chính phủ trước đó đưa ra, cho nên không được tính ở đây.)
Buồn, đáng trách cho ĐCSVN quá. Đây là minh chứng cho “Lời Đảng, ý dân” chăng?
Lộ trình trở thành bá chủ thế giới
Lúc này dường như chưa rõ là như vậy, nhưng kẻ thù nguy hiểm nhất của phương Tây không phải là Nga mà là Trung Quốc. Tập Cận Bình và Vladimir Putin là đối tác, cấu kết chặt chẽ với nhau khiến người khác phải lệ thuộc vào chúng. Đây là một sự thật chua chát: Mỹ và đồng minh đang bị cô lập hơn bao giờ hết.
Ngay cả trong tuần thứ bảy của cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Putin và sau vụ thảm sát ở Butscha, giới chính trị Đức vẫn kiên trì nguyên tắc cơ bản là coi những giấc mơ là sự thật. Một trong những mơ ước đó là cả thế giới trừng phạt nước Nga. Cả thế giới? Cả thế giới lên án chiến tranh, điều đó chúng ta nghe thấy ra rả trên tivi. Đúng, cả thế giới?
Có được đa số cho một nghị quyết tương ứng trong Đại hội đồng LHQ là do các nước như Liên bang St. Kitts và Nevis với 53.000 dân hoặc Liechtenstein với 38.000 dân, mỗi nước đó cũng có một phiếu bầu, ngang bằng Trung Quốc với 1,4 tỷ hoặc Ấn Độ với 1,38. tỷ.
Tuy nhiên, các nước như Pakistan và Việt Nam, Senegal và Nicaragua, tổng cộng gồm 35 quốc gia với khoảng bốn tỷ dân, tức hơn một nửa dân số thế giới, đã bỏ phiếu trắng. Nếu người ta đặt nó trong bối cảnh lịch sử, thì ngược lại mới đúng: Hiện tại Mỹ và các đồng minh của Mỹ đang bị cô lập, điều này trước đây chưa từng xẩy ra. Chỉ vài thập kỷ trước, thế giới rất khác so với ngày nay.
Gần đúng 50 năm trước, ngày Putin tấn công Ukraine, Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon, một kẻ chắc chắn không phải là bạn của cộng sản đã đến thăm Bắc Kinh, Hàng Châu và Thượng Hải từ ngày 21 đến 28 tháng 2 năm 1972. Nixon sau đó đã bị mất chức ngay tại Mỹ vì vụ bê bối Watergate.
Nhưng Nixon đã sớm nhận ra rằng Mỹ sẽ gặp khó khăn khi phải đối phó với một liên minh giữa Liên Xô và Trung Quốc. Mặc dù khi đó cuộc Cách mạng Văn hóa vẫn đang hoành hành nhưng ông ta đã thiết lập quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh. Khi đó sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc chỉ bằng một phần rất nhỏ so với hiện nay. Mọi sự thay đổi cho tới nay đều bắt đầu từ chuyến thăm định mệnh của Nixon hồi đó.
Hai thập kỷ sau Liên Xô sụp đổ, các quốc gia kế thừa của nó nhẽ ra cần được sự giúp đỡ để trở thành thành viên xứng đáng của phe dân chủ. Thay vào đó, Mỹ và Tây Âu một mặt vênh vang, tự cao, tự đại, mặt khác là sự ngây thơ về lịch sử.
Việc làm ăn, kinh doanh với Trung Quốc tưởng như sinh lời vô tận và người ta nhào vào vỗ béo đối thủ mạnh nhất hiện nay. Đồng thời, họ cũng không ngần ngại khi thấy các dân tộc Nga và các nước khác thuộc Liên Xô cũ đang bị bọn tài phiệt đầu sỏ và giới chính khách tham ô, hủ hại vơ vét cho đầy túi tham. Barack Obama hí hửng vui mừng vì Nga lúc này chỉ là một cường quốc khu vực.
Với các cuộc tấn công vào Iraq và Libya, những cuộc đàn áp đối với những người chỉ trích như Edward Snowden và Julian Assange, họ đã bất chấp những tuyên bố về đạo lý của chính mình.
Việc các nước Đông Âu trước đây muốn gia nhập NATO là điều dễ hiểu. Nhưng với việc phớt lờ những lo ngại của Nga về điều đó, Mỹ và Tây Âu vô tình đã đẩy Putin vào vòng tay của Tập Cận Bình, một kẻ độc tài khác xa với quan niệm về tự do của phương Tây.
Macron và Le Pen vào vòng hai nhưng nữ ứng viên cực hữu ‘nhận phiếu khá hơn 2017’
Ông Emmanuel Macron và ứng viên cực hữu Marine Le Pen “vào vòng hai cuộc bầu cử tổng thống Pháp” theo kết quả thăm dò cửa phòng phiếu tối Chủ Nhật, giờ Paris.
Đương kim tổng thống Pháp được 28,1% phiếu, còn bà Marine Le Pen được 23,3%.
Ông Jean-Luc Mélenchon, ứng viên cực tả, được 20% phiếu, về ba. Tuy nhiên luật bầu cử Pháp chỉ công nhận để hai người dẫn đầu vào vòng tiếp theo.
Cựu phụ tá Putin: ‘Cấm vận toàn diện dầu khí Nga sẽ giúp chấm dứt cuộc chiến Ukraine’
Cuộc chiến tại Ukraine có thể sẽ chấm dứt nếu các nước phương Tây ngưng mua dầu, khí của Nga, một cựu cố vấn kinh tế của Tổng thống Putin nói
Một “lệnh cấm vận thực sự” đối với năng lượng Nga từ các nước phương Tây sẽ có thể ngăn chặn được cuộc chiến ở Ukraine, cựu trưởng cố vấn kinh tế của Tổng thống Putin nói.
Tiến sĩ Andrei Illarionov cho biết Nga “không coi ra gì” những đe dọa từ các nước khác, theo đó nói họ sẽ giảm mức sử dụng năng lượng của mình xuống.
Mặc dù cố gắng giảm sự phụ thuộc vào các nguồn của Nga nhưng châu Âu vẫn đang tiếp tục mua dầu và khí đốt.
Năm ngoái, giá tăng cao đồng nghĩa với việc doanh thu từ dầu khí chiếm 36% chi tiêu của chính phủ Nga.
Phần lớn thu nhập đó đến từ Liên minh châu Âu, nơi nhập khẩu khoảng 40% khí đốt và 27% dầu từ Nga.
Tuần này, nhà ngoại giao hàng đầu của EU, Josep Borrell cho biết “một tỷ [euro] là số tiền chúng tôi trả cho Putin mỗi ngày để mua năng lượng mà ông ấy cung cấp cho chúng tôi”.
Tiến sĩ Illarionov nói rằng nếu các nước phương Tây “cố gắng thực hiện một lệnh cấm vận thực sự đối với xuất khẩu dầu và khí đốt từ Nga… tôi cá rằng có thể trong vòng một hoặc hai tháng, các hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine có lẽ sẽ bị chấm dứt, sẽ bị dừng lại”.
“Đó là một trong những công cụ rất hiệu quả mà các nước phương Tây có trong tay,” ông nói thêm.
Ukraine: Đằng sau nỗ lực ngăn chặn chiến tranh của các điệp viên
Theo thông lệ thì nghề của một điệp viên là giữ bí mật – thế nhưng khi Nga bắt đầu manh nha xâm lược Ukraine thì giới chức tình báo phương Tây đã đưa ra quyết định bất thường khi thông báo với thế giới về những gì họ biết.
Trong gần hơn chục ngày vào tháng 2 vừa qua, một nhóm các quan chức tình báo đi ngủ sớm.
Họ đã xem thông tin tình báo dự đoán về một cuộc chiến tranh và biết rằng Nga sẽ thật sự xâm lược Ukraine, và điều này sẽ bắt đầu vào thời điểm lúc sáng sớm.
Thế nhưng khi thông tin cuối cùng xuất hiện vào ngày 24/02 thì vẫn có cảm giác khó tin, một người nhớ lại: “Thật khó mà tin được chuyện gì đang thật sự diễn ra cho đến khi tôi dậy sớm vào buổi sáng đó và bật radio lên.”
Trong hàng tháng họ đã đưa ra lời cảnh báo
Ukraine: Ba kịch bản leo thang có thể xảy ra và Nato bị kéo vào cuộc chiến
Vào tuần rồi, các bộ trưởng quốc gia thuộc Nato đã nhóm họp tại Brussels để thảo luận về việc nên hỗ trợ thiết bị quân sự cho Ukraine đến mức nào.
Thách thức đối với Nato xuyên suốt cuộc chiến tranh Ukraine là làm thế nào cung cấp đủ sự viện trợ quân sự cho đồng minh Ukraine để tự vệ mà không bị kéo vào cuộc xung đột và cùng tham chiến chống lại Nga.
Chính phủ Ukraine đã rõ ràng trong những lời kêu gọi trợ giúp.
Để đẩy lùi cuộc tấn công của Nga ở vùng Donbass, miền đông nước này thì Kyiv cho biết cấp bách cần phương Tây tiếp tục cung cấp hệ thống tên lửa chống tăng Javelin, NLAW (thiết bị chống tăng hạng nhẹ thế hệ mới), Stinger và các tên lửa chống tăng và phòng không Starstreak mà lực lượng quân đội Ukraine đã sử dụng có hiệu quả trong cuộc chiến tranh này.
Nhiều thiết bị đang được chuyển đến. Nhưng Ukraine cần hơn nữa.
Ukraine muốn xe tăng, máy bay chiến đấu, drone và các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại để đối phó với các cuộc không kích và những tên lửa tầm xa từ Nga vốn đang khiến kho nhiên liệu và vũ khí chiến lược của Ukraine bị hao hụt dần.
Nhiều người có thể đặt câu hỏi, chính xác điều gì đang khiến Nato chần chừ?
Câu trả lời đó là sự leo thang.
Nguy cơ Nga sử dụng các loại vũ khí hạt nhân chiến lược (ví dụ tầm ngắn) hoặc cuộc xung đột có thể vượt khỏi biên giới Ukraine và trở thành một cuộc chiến châu Âu luôn xuất hiện thường trực trong suy nghĩ của các lãnh đạo phương Tây và đây là những nguy cơ cao.
Tên lửa vác vai đang giúp Ukraine đối phó với máy bay Nga như thế nào?
Hệ thống phòng không cơ động (Man-portable air defence systems – MANPADS) đang đóng một vai trò quan trọng không ngờ trong cuộc chiến ở Ukraine. Những tên lửa vác vai này, điển hình là Stinger của Mỹ, chỉ có hiệu quả trong việc chống các máy bay bay thấp và có tầm bắn chỉ vài km. Tuy nhiên, chúng đã tiêu diệt được một số mục tiêu và đang cản trở nghiêm trọng các chiến dịch không quân của Nga. Hiện các lực lượng Ukraine đang được tiếp cận phiên bản nâng cấp, dưới dạng tên lửa STARStreak mới nhất do Anh cung cấp. Tại sao MANPADS lại quan trọng đối với khả năng phòng thủ của Ukraine, và loại tên lửa mới có thể tạo ra sự khác biệt nào không?
Các nhà phân tích quân sự đã rất bối rối khi Nga thất bại trong việc tiêu diệt mạng lưới tên lửa đất đối không tầm xa S-300 dẫn đường bằng radar của Ukraine ngay từ đầu cuộc chiến. Mặc dù một số hệ thống đã bị phá hủy nhưng những hệ thống S-300 khác vẫn tiếp tục hoạt động, buộc máy bay Nga phải bay ở độ cao thấp để tránh bị radar phát hiện. Và trong khi các máy bay trực thăng của NATO phải gắn máy ngắm ở trục xoay cánh quạt để có thể bắn tên lửa dẫn đường tầm xa, máy bay trực thăng tấn công của Nga có xu hướng mang theo các quả tên lửa không được dẫn đường, hoạt động giống như máy bay tấn công mặt đất bay chậm và phải bay về phía trước trong khi tấn công. Cả hai yếu tố này đều khiến máy bay Nga rơi vào tầm ngắm của MANPADS.
Nghịch lý Kazakhstan: Putin đã phá vỡ giấc mơ Liên Xô như thế nào?
Trong cuộc chiến Ukraine, Putin mơ về sự tái sinh của Liên Xô. Nhưng cuộc chiến của ông ta lại đang tạo ra những điều trái ngược. Kazakhstan là nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ quan trọng đầu tiên tách khỏi Nga – và muốn quay sang phương Tây. WELT đã có các cuộc trao đổi độc quyền với các quan chức chính phủ tại đây.
Chưa đầy ba tháng trước, Tổng thống Kazakhstan yêu cầu Điện Kremlin đưa quân vào đất nước ông. Hồi tháng Giêng, ngay trước khi Nga tấn công Ukraine, bạo loạn đã làm rung chuyển quốc gia Trung Á rộng lớn này. Hàng chục nghìn người biểu tình phản đối mức giá quá cao của khí đốt hóa lỏng, nguồn nhiên liệu chủ yếu của người dân tại đây. Đây cũng là một nguồn năng lượng rất phong phú ở Kazakhstan, tuy nhiên chỉ có một số ít người làm giàu giờ nguồn nhiên liệu này. Các nhóm bạo loạn đã tấn công các đồn cảnh sát và sân bay thủ đô. Tổng thống Qassym-Jomart Tokayev lo sợ xảy ra đảo chính. Ông kêu gọi sự giúp đỡ từ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga thống trị, một hiệp ước của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ.
Tại sao Việt Nam nắm giữ con bài tẩy trong quan hệ đối tác Việt – Mỹ
Hà Nội được hưởng đòn bẩy đáng kể với tư cách là một quốc gia tuyến đầu trong cuộc cạnh tranh chiến lược của Washington với Bắc Kinh.
Ngay sau khi đảm nhận cương vị tân đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Marc Knapper đã có một cuộc trả lời phỏng vấn kéo dài với giới truyền thông Việt Nam. Trong cuộc phỏng vấn, Knapper khẳng định ưu tiên của Hoa Kỳ là nâng tầm quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam từ quan hệ đối tác toàn diện lên “đối tác chiến lược” trong nhiệm kỳ của mình.
Chỉ 6 tháng trước đó, vào tháng 8 năm 2021, Phó Tổng thống Kamala Harris cũng đã đề xuất nâng cấp mối quan hệ song phương lên quan hệ đối tác chiến lược, khi bà đến thăm Hà Nội.
Chính quyền Donald Trump, bất chấp lối khoa trương chống việc liên minh, cũng đã cam kết nâng cao quan hệ với Việt Nam. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis từng gọi Hoa Kỳ và Việt Nam là “đối tác cùng chí hướng”, bất kể sự khác biệt trong hệ thống chính trị. Cựu đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink cho biết Washington coi Hà Nội là “một trong những đối tác quan trọng nhất trên thế giới”.
Tuy nhiên, các phản ứng của Việt Nam đối với đề xuất của Hoa Kỳ rất mờ nhạt. Trong khi hoan nghênh sự tiếp cận của Hoa Kỳ, họ không đồng ý cải thiện mối quan hệ thành quan hệ đối tác chiến lược. Harris đã không thuyết phục được Hà Nội thay đổi quyết định trong chuyến thăm của bà.
Tập đoàn Charlie tiếp tục đầu tư cho đất nước Ukraine.
Sáng nay, như mỗi buổi sáng khác, tập đoàn Charlie gửi 1 USD sang đầu tư cho Ukraine.
Thế trận này có thể kéo dài 30 năm và tập đoàn Charlie có đầy đủ tích lũy tư bản để đài thọ cho cuộc kháng chiến, cũng như công cuộc tái thiết đất nước, cho những người dân Kozac.
Đây là anh Nghiêm Sỹ Cường, ông Nguyễn Ngọc Chu, bà Lê Hoài Anh và nhiều người kêu gọi ủng hộ Ukraine. Họ đã thay phiên nhau dùng số tài khoản của mình để nhận quyên góp, và trao tận tay bà đại sứ số tiền đã quyên góp được.
Hưởng ứng những tấm lòng thơm thảo ấy, các bạn trẻ Việt Nam như Tôn Phi cũng gửi ủng hộ cho Ukraine. Có ít, ủng hộ ít, có nhiều, ủng hộ nhiều. Nhân dân Việt Nam đang sát cánh cùng nhân dân Ukraine. Số tiền mà Tôn Phi quyên góp cho Ukraine chỉ là số nhỏ, so với số tiền mà nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, những người yêu hòa bình, đã gửi cho dân Ukraine ( trên 1 tỷ USD).
Cần giám sát chặt tín dụng ngân hàng chảy vào “sân sau” bất động sản
Có thể nói, tài chính và bất động sản là 2 lĩnh vực khá khăng khít. Với đặc điểm tính thâm dụng vốn cao và vòng quay vốn dài của ngành bất động sản (BĐS), hậu thuẫn từ nguồn vốn tín dụng là điều không thể thiếu. Do đó, việc các “ông lớn” BĐS hiện diện tại các ngân hàng không phải là hiện tượng mới.
Theo các chuyên gia, nếu lãnh đạo các công ty BĐS đồng thời là chủ sở hữu của ngân hàng tuân thủ chặt chẽ các quy tắc hoạt động thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng việc hàng loạt các nhà phát triển BĐS lớn bất ngờ xuất hiện trong vai trò lãnh đạo ngân hàng làm gia tăng lo ngại về rủi ro cho vay, khi dòng vốn ngân hàng có thể bị điều tiết để cho các doanh nghiệp “sân sau” vay một các dễ dàng.
Tin vui rơi nước mắt
Báo chí nhà nước đưa tin và gọi là “Tin vui với người lao động”:
“Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ 1/1/2021 đã khống chế khung làm thêm 200 giờ mỗi năm, và nới số giờ tối đa trong tháng lên đến 40 giờ. Tuy nhiên, dựa vào “nhu cầu thực tế,” tại phiên họp thứ 9, chiều ngày 23/3, 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt nhất trí thông qua Quy định người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ/năm.
Về số giờ làm thêm trong 1 tháng, Nghị quyết nêu rõ trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong 1 năm có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động, được sử dụng người lao động làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 1 tháng.”
Cựu chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động VN Đặng Ngọc Tùng khi nghe tin vui trên đã lập tức viết trên facebook của mình với tít:
Bầu cử Pháp: Cử tri chuẩn bị đi bỏ phiếu vòng đầu
Cử tri Pháp sẽ đi bỏ phiếu bầu tổng thống vòng đầu vào hôm Chủ Nhật 10/4.
Các cuộc trưng cầu dân ý gần đây cho thấy khoảnh cách dẫn đầu của Tổng thống Emmanuel Macron trước đối thủ chính, ứng cử cực hữu Marine Le Pen, đã thu hẹp đáng kể.
Chiến dịch tranh cử giờ đã kết thúc, và số người đi bầu được dự tính là thấp hơn so với các kỳ bầu cử trước ở Pháp.
Mặc dù cuộc chạy đua chức tổng thống bị phủ bóng bởi cuộc chiến ở Ukraine, một vấn đề then chốt cho nhiều cử tri là giá sinh hoạt.
Người mẹ Ukraine: tôi thấy con mình bị giết, rồi tôi bị giam dưới hầm
Viktoria nói chị cố chịu đựng bi kịch bằng cách tập trung sức lực để cứu cô con gái còn lại
Victoria Kovalenko nhớ khoảnh khắc này rất rõ.
“Có pháo nổ, hay cái gì đó nổ. Nó làm tôi ù hết tai. Cửa kính sau xe vỡ vụn. Chồng tôi hét, ‘Ra khỏi xe ngay.'”
Nỗi kinh hoàng ngày hôm đó vượt ngoài sức tưởng tượng.
Lời kể sau đây có chi tiết có thể làm bạn đau lòng.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cam kết viện trợ cho Ukraine tại cuộc gặp ở Kyiv
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã có cuộc họp trực tiếp ở Kyiv với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm thứ Bảy, văn phòng thủ tướng Downing Street cho biết.
Người phát ngôn của ông Johnson nói ông dùng chuyến đi này để đưa ra một gói hỗ trợ tài chính và quân sự mới cho Ukraine.
Người phát ngôn nói: “Thủ tướng đã tới Ukraine để gặp trực tiếp Tổng thống Zelensky, trong một động thái thể hiện tình đoàn kết với người dân Ukraine.”
“Họ sẽ bàn thảo về sự hỗ trợ lâu dài của Anh cho Ukraine và thủ tướng sẽ đề ra một gói hỗ trợ tài chính và quân sự mới.”
Ukraine chính là Afghanistan của Putin
Với những diễn biến hiện tại trong cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin, rõ ràng là gần như không có gì diễn ra theo đúng kế hoạch. Không được chào đón như những người giải phóng, lực lượng Nga đã bị đối xử như những kẻ thù đáng ghét. Thay vì nhanh chóng đầu hàng, người Ukraine đã thể hiện quyết tâm ngăn chặn bước tiến của Nga và chiến đấu bằng mọi giá. Ở thời điểm này, một tháng kể từ khi bắt đầu cuộc giao tranh vốn kéo dài hơn nhiều so với ước tính của Putin, nhiều báo cáo cho rằng chiến dịch của Nga đang phải chống chọi với rất nhiều vấn đề về hậu cần và sa sút tinh thần. Hiện tại, cuộc chiến đang có dấu hiệu trở thành điều mà Viện Nghiên cứu Chiến tranh mô tả là tình trạng “bế tắc”. Đáng chú ý nhất, các quan chức tình báo Mỹ ước tính rằng quân đội Nga đã mất hơn 7.000 binh sĩ chỉ trong 20 ngày đầu của cuộc chiến, và mất tổng cộng 5 vị tướng chỉ trong tháng qua. Dựa trên tất cả các chỉ số, Nga sẽ không có con đường nào dẫn đến chiến thắng mà không có leo thang lớn, và cuộc chiến này thực sự đã khiến Điện Kremlin – và đặc biệt là chính Putin – phải trả một cái giá đắt.
Lộ trình trở thành bá chủ thế giới
Lúc này dường như chưa rõ là như vậy, nhưng kẻ thù nguy hiểm nhất của phương Tây không phải là Nga mà là Trung Quốc. Tập Cận Bình và Vladimir Putin là đối tác, cấu kết chặt chẽ với nhau khiến người khác phải lệ thuộc vào chúng. Đây là một sự thật chua chát: Mỹ và đồng minh đang bị cô lập hơn bao giờ hết.
Ngay cả trong tuần thứ bảy của cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Putin và sau vụ thảm sát ở Butscha, giới chính trị Đức vẫn kiên trì nguyên tắc cơ bản là coi những giấc mơ là sự thật. Một trong những mơ ước đó là cả thế giới trừng phạt nước Nga. Cả thế giới? Cả thế giới lên án chiến tranh, điều đó chúng ta nghe thấy ra rả trên tivi. Đúng, cả thế giới?
Có được đa số cho một nghị quyết tương ứng trong Đại hội đồng LHQ là do các nước như Liên bang St. Kitts và Nevis với 53.000 dân hoặc Liechtenstein với 38.000 dân, mỗi nước đó cũng có một phiếu bầu, ngang bằng Trung Quốc với 1,4 tỷ hoặc Ấn Độ với 1,38. tỷ.
Tuy nhiên, các nước như Pakistan và Việt Nam, Senegal và Nicaragua, tổng cộng gồm 35 quốc gia với khoảng bốn tỷ dân, tức hơn một nửa dân số thế giới, đã bỏ phiếu trắng. Nếu người ta đặt nó trong bối cảnh lịch sử, thì ngược lại mới đúng: Hiện tại Mỹ và các đồng minh của Mỹ đang bị cô lập, điều này trước đây chưa từng xẩy ra. Chỉ vài thập kỷ trước, thế giới rất khác so với ngày nay.
Gần đúng 50 năm trước, ngày Putin tấn công Ukraine, Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon, một kẻ chắc chắn không phải là bạn của cộng sản đã đến thăm Bắc Kinh, Hàng Châu và Thượng Hải từ ngày 21 đến 28 tháng 2 năm 1972. Nixon sau đó đã bị mất chức ngay tại Mỹ vì vụ bê bối Watergate.
Nhưng Nixon đã sớm nhận ra rằng Mỹ sẽ gặp khó khăn khi phải đối phó với một liên minh giữa Liên Xô và Trung Quốc. Mặc dù khi đó cuộc Cách mạng Văn hóa vẫn đang hoành hành nhưng ông ta đã thiết lập quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh. Khi đó sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc chỉ bằng một phần rất nhỏ so với hiện nay. Mọi sự thay đổi cho tới nay đều bắt đầu từ chuyến thăm định mệnh của Nixon hồi đó.
Hai thập kỷ sau Liên Xô sụp đổ, các quốc gia kế thừa của nó nhẽ ra cần được sự giúp đỡ để trở thành thành viên xứng đáng của phe dân chủ. Thay vào đó, Mỹ và Tây Âu một mặt vênh vang, tự cao, tự đại, mặt khác là sự ngây thơ về lịch sử.
Nhằm thẳng Ukraine mà tiến!
Bài viết “Đi vào đất nước của Búp bê Matrioshka” gây ra một số tranh luận là tiên đoán của lão PP. Bởi đấy là một sự thật tồn tại, là một mâu thuẫn hoặc có thể nói là một di sản tình cảm còn lại cho những người từng sống ở Liên Xô cũ, cả người Nga cũng như các công nhân và du học sinh Việt Nam. Đến cả Putin cũng mang trên mình mâu thuẫn này. Putin từng nói :”Bất cứ ai không hối tiếc về sự ra đi của Liên Xô là vô tâm, nhẫn tâm”. Nhưng sau đó, Putin lại bù thêm câu :”Nhưng, những người cố gắng muốn xây dựng lại Liên Xô là không có đầu óc”. Vậy thì sự mâu thuẫn trong các bạn lão hiểu thấu và thông cảm. Xin lỗi đã xát muối lên vết thương lịch sử, nhưng nếu để đánh thức cho các bạn tỉnh giấc cầu chúc cho nước Nga lớn mạnh vĩ đại cả về kinh tế và quân sự, thì bài viết này xứng đáng để đọc. Cũng cảm ơn các bạn quan tâm đến bài viết. Tính đến thời điểm này đã có 200 lượt chia sẻ. Xem ra lão bỏ công viết cũng xứng đáng lắm chứ!
Nhiều bạn đọc bài nhưng không hiểu hết nội dung, cho rằng lão PP nói xấu Nga, nói Nga yếu kém. Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Như trong bài “Đòn xóc hai đầu của Putin” có đoạn viết rất rõ :”Nhiều người hay nhầm tưởng vẫn cho rằng Nga là một cường quốc. Nhưng nếu nói đúng tiêu chuẩn về cường quốc phải là mạnh về quân sự, mạnh cả về kinh tế. Nhưng Nga chỉ được một vế là rất mạnh về quân sự, nhưng lại yếu kém về kinh tế. GDP chỉ đạt 1,483 nghìn tỷ USD (2020) chưa bằng GDP một tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc năm 2020 đạt 1.710 tỷ USD.”
Phong tỏa Thượng Hải ảnh hưởng đến kế hoạch nhân sự của Tập
Quyết định đưa Bí thư Thành ủy Thượng Hải Lý Cường (Li Qiang) đến Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ bị trì hoãn, cho đến khi các tác động kinh tế được cân nhắc kỹ hơn.
Việc Thượng Hải, trung tâm kinh tế quan trọng của Trung Quốc, bất ngờ bị phong tỏa đã gây ra một làn sóng chấn động trong giới chính trị nước này.
Đến tận những ngày trước khi ra lệnh phong tỏa hôm thứ Hai, các quan chức địa phương vẫn nói rằng hành động đóng cửa một thành phố 23 triệu dân là không có cơ sở.
Thế nhưng bây giờ mọi chuyện đã xảy ra, cuộc phong tỏa đã làm dấy lên loạt suy đoán về cách nó có thể ảnh hưởng đến các quyết định nhân sự chủ chốt trước thềm Đại hội Đảng vào mùa thu này.
Phần lớn các lời đồn xoay quanh vị quan chức cấp cao nhất của Thượng Hải, Lý Cường, phụ tá thân cận của Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông từng được cho là chắc chắn sẽ có một ghế trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định hàng đầu của Trung Quốc.
Đó là bởi vì Thượng Hải đã trở thành cửa ngõ dẫn đến thành công trong chính trường Trung Quốc.
Từ xung đột Nga–Ukraine, bàn về quyền tự vệ trong công pháp quốc tế
Ngày 24/02/2022, trong bài phát biểu tuyên bố bắt đầu ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ chống lại Ukraine, ông Putin đã nêu những lý do cho cuộc chiến, trong đó có lý do ‘tự vệ’. Luận điệu này sau đó được ông Vasily Nebenzya – Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc – nhắc lại trong một cuộc họp của Liên Hợp Quốc. Ông Vasily Nebenzya thậm chí còn trích dẫn điều 51 của Hiến chương Liên Hợp Quốc để bảo vệ cho quan điểm ‘tự vệ’ của Nga. Bài viết này phân tích làm rõ những khía cạnh liên quan đến quyền tự vệ của các quốc gia theo Luật pháp quốc tế.
- Quyền tự vệ – một quyền được Hiến chương Liên Hợp Quốc thừa nhận
Quyền tự vệ của các quốc gia được thừa nhận tại điều 51 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, cụ thể: ”Không có một điều khoản nào trong Hiến chương này làm tổn hại đến quyền tự vệ cá nhân hay tập thể chính đáng trong trường hợp thành viên Liên Hợp Quốc bị tấn công vũ trang cho đến khi Hội đồng Bảo an chưa áp dụng được các biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Những biện pháp mà các thành viên Liên Hợp Quốc áp dụng trong việc bảo vệ quyền tự vệ chính đáng ấy phải được báo ngay cho Hội đồng Bảo an và không được gây ảnh hưởng gì đến quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng Bảo an, chiếu theo hiến chương này, đối với việc Hội đồng Bảo an áp dụng bất kỳ lúc nào những hành động mà hội đồng thấy cần thiết để duy trì và khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế”.
Xuất phát từ vấn đề bình đẳng về chủ quyền, các quốc gia đều có quyền tự vệ trước những hành vi tấn công vũ trang trong quan hệ quốc tế. Quyền này cho phép các quốc gia có những hành động kịp thời để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong khi chờ đợi các hành động can thiệp của cộng đồng quốc tế, mà trước hết là Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hợp Quốc. Đối mặt với một cuộc tấn công vũ trang, quốc gia tự vệ được phép sử dụng các lực lượng vũ trang để chống trả. Việc sử dụng vũ lực của quốc gia phòng vệ trong trường hợp này là một trong hai trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc ‘cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực’ – một trong những nguyên tắc mang tính nền tảng cho việc xác lập và duy trì các mối quan hệ quốc tế hiện đại. Trường hợp còn lại là sử dụng vũ lực theo quyết định của HĐBA (theo Điều 42 Hiến chương Liên Hợp Quốc) trong những trường hợp cần thiết nhằm bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế.
Tại sao tôi thù ghét Putin
Tiếng mẹ đẻ của tôi là tiếng Nga, tôi đến từ Krym (Crimea). Tôi là một trong những người mà Putin nói rằng ông ấy muốn bảo vệ ở Ukraine. Nhưng những gì binh lính của ông ta mang tới không phải là sự bảo vệ mà là sự hủy diệt.
Tôi không phải là anh hùng trong câu chuyện này, nhưng nó bắt đầu với tôi. Năm 1993, ngay sau khi Liên Xô sụp đổ, tôi sinh ra ở bán đảo Krym – ở Sevastopol, thành phố của những anh hùng. Sevastopol đã nhận được danh hiệu này sau Thế chiến Thứ hai vì thành phố đã ghi tên mình vào sử sách Nga trong cuộc chiến chống lại quân Đức, như đã từng làm trong Chiến tranh Krym giữa Nga và Đế chế Ottoman vào giữa thế kỷ 19 – mặc dù cả hai thành tựu trong việc phòng thủ thực sự là những việc làm anh hùng của người dân thành phố chứ không phải của quân đội Nga, như nhà nước Nga thường rêu rao.
Sevastopol đã và vẫn là căn cứ chính của Hạm đội Biển Đen của Nga, ngay cả vào năm 1993, hai năm sau khi Ukraine độc lập, một đất nước mà tôi cảm thấy thoải mái và bắt đầu sự nghiệp báo chí của mình khi còn là một thiếu niên – lúc đó là một nhà báo thể thao ham mê giải bóng đá Đức Bundesliga.
Khi Vladimir Putin sáp nhập bán đảo của tôi vào nước Nga vào tháng 3 năm 2014, với lý do được cho là cần phải bảo vệ cộng đồng nói tiếng Nga khỏi “cuộc đảo chính phát xít” ở Kyiv, tôi thuộc nhóm thiểu số ở Sevastopol đã chống lại hành vi vi phạm luật pháp quốc tế này. Nhưng tôi không đơn độc với thái độ này. Một trong những người, giống như tôi, đã đưa ra quyết định khó khăn khi rời Krym là thủy thủ Wladyslaw. Anh ấy đã bỏ nửa năm du hành tại các đại dương trên thế giới, nửa năm còn lại ở nhà.
Tôi biết anh ấy qua một người bạn học, con trai của một sĩ quan Nga, người sau này đóng vai trò then chốt trong việc sáp nhập Krym. Chúng tôi chỉ biết nhau nhiều hơn khi tôi đã sống ở Kyiv và anh ấy đã mua một căn hộ ở vùng ngoại ô phía tây bắc của Irpin. Đó là một khoản đầu tư, mà nhiều khoản đầu tư khác sẽ tiếp nối như vậy. Có thể thấy trước rằng Irpin cuối cùng sẽ được nhập vào thủ đô, vì vậy số tiền bỏ ra dường như là một đầu tư tốt.
Chúng tôi thường dành những ngày cuối tuần vào mùa hè năm 2020 lúc có đại dịch Corona ở con đường đi dạo mới ở Irpin, nơi có cây cầu đường sắt bắc ngang qua, hiện đã bị phá hủy, cũng như ở thị trấn Butscha lân cận ở phía bắc, ngay cạnh Irpin. Chúng tôi thường uống bia và rượu cognac. Khi đó, Wladyslaw nói với tôi lý do tại sao anh ấy lại mua các căn hộ ở Irpin: “Chúng sẽ sớm thực sự đắt đỏ, chúng có thể được cho thuê với giá cao. Và trong trường hợp xấu nhất, người Nga sẽ không đến đây – vì nó nằm phía bên trái bờ sông Dnipro”.
Wladyslaw lúc nào cũng coi mối đe dọa từ Nga nghiêm trọng hơn tôi rất nhiều. Điều duy nhất mà anh ta không bao giờ tính đến là khả năng xảy ra một cuộc tấn công từ Belarus. Anh cũng đã hoàn thành khóa huấn luyện quân sự, mặc dù lẽ ra anh không phải làm điều đó: “Một lúc nào đó họ sẽ tấn công, ví dụ như để Krym được cung cấp nước. Có rất nhiều lý do. Và sau đó tôi muốn chiến đấu”. Đó là vào tháng 8 năm 2020, các nhân viên của cơ quan nghĩa vụ quân sự ở Odessa cho là anh ta điên.
Liệu Việt Nam có thể giảm phụ thuộc vào vũ khí Nga?
Cuộc xâm lược Ukraine của Nga được cho là sẽ tạo ra những tác động sâu rộng đối với Đông Nam Á. Trong lĩnh vực an ninh, một trong những tác động chính sẽ là khả năng doanh số bán vũ khí của Nga cho khu vực sẽ giảm do các lệnh trừng phạt sâu rộng của phương Tây. Việt Nam, với tư cách là nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ năm của Nga trên toàn cầu và là nhà nhập khẩu lớn nhất ở Đông Nam Á, sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất, khiến Việt Nam phải đẩy nhanh việc đa dạng hóa nguồn cung vũ khí ra khỏi Nga.
Sự phụ thuộc của Việt Nam vào vũ khí Nga bắt nguồn từ mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với Liên Xô cũ. Trong Chiến tranh Việt Nam, mặc dù Hà Nội nhận được viện trợ vũ khí từ một số nước trong khối xã hội chủ nghĩa, nhưng Liên Xô và Trung Quốc vẫn là những nhà tài trợ chính. Tuy nhiên, xét về các vũ khí hạng nặng quan trọng, Moscow là nhà cung cấp quan trọng nhất của Hà Nội. Theo thống kê chính thức của Việt Nam, từ năm 1955 đến 1975, Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam 1.357 hệ thống phóng tên lửa, hơn 18.300 tên lửa các loại, 316 máy bay chiến đấu, 52 tàu chiến, 21 tàu vận tải, 687 xe tăng, 601 xe bọc thép, 1.332 xe kéo pháo, bên cạnh các loại vũ khí và thiết bị quân sự khác.
Việt Nam trong “Tam giác chiến lược Mỹ – Trung – Đông Nam Á”
Vị trí của Ukraina hiện nay giữa phương Tây và Nga làm liên tưởng đến vị trí của Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung. Mối quan hệ căng thẳng giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới hiện nay, bắt đầu từ thời Chiến tranh lạnh, cũng như những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, gay gắt từ thập niên 1970, được phân tích trong một tác phẩm do Đại học Paul Valery Montpellier 3 phát thành vào tháng 03/2022.
RFI Tiếng Việt phỏng vấn giáo sư lịch sử đương đại Pierre Journoud, chủ biên cuốn Un triangle stratégique à l’épreuve. La Chine, les États-Unis et l’Asie du Sud-Est depuis 1947 (tạm dịch : Một tam giác chiến lược qua thử thách. Trung Quốc, Hoa Kỳ và Đông Nam Á từ năm 1947).
*****
RFI : Cuốn sách tổng hợp tham luận của 21 tác giả và do ông làm chủ biên bắt đầu từ năm 1947. Tại sao lại chọn cột mốc này ? Tại sao lại là “Một tam giác chiến lược” và vị trí của Việt Nam trong tam giác này?
Pierre Journoud : Tại sao cuốn sách có tên là Một tam giác chiến lược? Bởi vì có thể thấy rõ mỗi góc của hình tam giác đều liên quan chặt chẽ đến nhau. Đông Nam Á là khu vực cạnh tranh ảnh hưởng của Trung Quốc và Hoa Kỳ từ thời Chiến tranh lạnh. Chúng tôi bắt đầu cuốn sách từ năm 1947 bởi vì đó là năm chính thức bắt đầu Chiến lạnh ở châu Âu. Sự đối đầu về ý thức hệ giữa hai khối Cộng sản và chống Cộng sản định hình mối quan hệ quốc tế và gây hàng loạt tác động trên khắp thế giới, dĩ nhiên là cả Đông Nam Á với những xung đột được phân tích trong nửa đầu tác phẩm của chúng tôi. Năm 1947 cũng là năm ông Aung San, một trong những nhà thành lập nước Miến Điện đương đại, cha của bà Aung San Suu Kyi, bị sát hại. Năm 1947 cũng là năm nội chiến ở Trung Quốc…
Đúng là ở châu Á, khúc ngoặt lịch sử là vào thời điểm 1949-1950. Năm 1949 với việc Mao Trạch Đông lên nắm quyền và Trung Quốc đi theo chủ nghĩa Cộng sản, với sự ảnh hưởng lớn của Matxcơva. Trong năm tiếp theo, Việt Nam cũng đi theo hướng này, cuộc chiến với Pháp vẫn tiếp tục, rồi Việt Nam bị cuốn theo bối cảnh Chiến tranh lạnh. Thực vậy, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập ngày 02/09/1945 được Trung Quốc của Mao Trạch Đông công nhận trước tiên, tiếp theo là Liên Xô và toàn khối Cộng sản. Còn một Nhà nước khác do Pháp thành lập để làm đối trọng với Nhà nước của Hồ Chí Minh, thì được Hoa Kỳ, Anh và khối “thế giới tự do” phương Tây lúc đó công nhận. Đó là một cuộc xung đột gây hệ quả tức thì cho Đông Nam Á.
Tình hình hiện nay ở Đông Nam Á đúng là rất đáng quan ngại vì Đông Nam Á là khu vực cạnh tranh rất gay gắt giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc, dĩ nhiên là trong bối cảnh khác với thời kỳ Chiến tranh lạnh. Nhưng vẫn có thể thấy những yếu tố liên tục nào đó của sự cạnh tranh Mỹ-Trung, xuất phát từ thời đầu Chiến tranh lạnh. Mao Trạch Đông giành chiến thắng trong cuộc nội chiến và muốn biến Trung Quốc thành một cường quốc. Khi Mỹ can thiệp quân sự vào Việt Nam, họ hiểu ý đồ đó cũng như chủ trương can thiệp rất rõ ràng của Mao Trạch Đông vào các nước Đông Nam Á. Chủ tịch Trung Quốc ủng hộ tất cả các đảng Cộng Sản ở khắp Đông Nam Á, đặc biệt là ở Việt Nam, nên dẫn đến sự đối đầu ngày càng nghiêm trọng và kéo Việt Nam vào chuỗi chiến tranh. Những sự kiện này được chúng tôi nêu rất chi tiết trong cuốn sách.
RFI : Lần đầu tiên, vào ngày 14/02/2022, thủ tướng Việt Nam chủ trì lễ kỉ niệm chính thức 64 quân nhân Việt Nam tử trận ở Gạc Ma (Johnson South Reef) năm 1988 khi bị Trung Quốc tấn công xâm chiếm. Sự kiện đau thương này nằm trong chuỗi căng thẳng gia tăng trong vùng, được đề cập trong phần 2 của tác phẩm về “những viễn cảnh mới về chiến tranh Đông Dương lần thứ 3”. Xin ông giải thích thêm.
- Pierre Journoud : Tôi cũng ngạc nhiên về việc chính quyền cấp cao Việt Nam tưởng niệm 64 chiến sĩ thuộc lực lượng Hải Quân Việt Nam hy sinh ở quần đảo Trường Sa năm 1988.
Thực ra, cuộc xung đột quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông, đã có từ lâu, từ thời thuộc địa những năm 1930 đến cuối Thế Chiến II, nhưng trở nên gay gắt hơn từ những năm 1970. Điều ngạc nhiên là lập trường của Trung Quốc và Việt Nam về những yêu sách chủ quyền của mỗi bên ở Biển Đông có từ rất sớm. Ví dụ, qua bài tham luận của tôi trong trong cuốn sách này, chủ yếu dựa vào nguồn tài liệu quốc tế, đặc biệt là của Liên Hiệp Quốc, các tài liệu lưu trữ của Liên Hiệp Quốc cho thấy xung đột đã được định hình ngay những năm 1970, sớm hơn cả chiến tranh biên giới năm 1979.
Tóm lại, cuộc xung đột này bắt đầu từ diễn đàn ngoại giao, ở cấp Liên Hiệp Quốc, trước cả khi xảy ra xung đột trên bộ năm 1979. Cần nhắc lại rằng Trung Quốc là thành viên chính thức của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971 và trong suốt thập niên đó, Trung Quốc dễ dàng tiếp cận với Liên Hiệp Quốc hơn, còn nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1977. Từ đó, phái đoàn của Trung Quốc và Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc đã tìm cách thuyết phục tất cả các thành viên Liên Hiệp Quốc về mức độ chính xác trong lập trường của họ.
Chúng tôi cũng nhận thấy là cuộc xung đột năm 1979, dĩ nhiên còn do những nguyên nhân khác, cũng xuất phát từ lĩnh vực hàng hải. Cho đến nay, khía cạnh này rất ít được khai thác nhưng lại được nêu rất rõ trong tài liệu lưu trữ ở Liên Hiệp Quốc. Năm 1979, phái đoàn Việt Nam, lúc đó do đại sứ Hà Văn Lâu dẫn đầu, đã phản ánh rằng có rất nhiều tầu Trung Quốc thâm nhập vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Chúng tôi đã tham khảo được nhiều báo cáo khá quan trọng về nguồn gốc của xung đột này.
Tiếp theo, trong mục Địa-Chính trị của cuốn sách, một số tác giả đề cập đến lập trường của Hoa Kỳ, của Trung Quốc, cũng như của một vài nước Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia. Chúng ta thấy là trong thời gian khá lâu, Indonesia giữ lập trường khá ôn hòa với Bắc Kinh, nhưng sau đó giữ khoảng cách vì chính quyền Jakarta cũng phải đối mặt với sự bành trướng của Trung Quốc và phải cứng rắn hơn trong việc bảo vệ chủ quyền của họ.
Dĩ nhiên đây không phải là chủ đề duy nhất của cuốn sách. Tuy nhiên, những bài tham luận về vấn đề này giúp hiểu rõ hơn mọi khía cạnh của cuộc xung đột trên bộ, trên biển, về mặt quốc tế, ngoại giao, ở cấp Liên Hiệp Quốc, cấp ASEAN…
RFI : Nhiều chuyên gia dự đoán nếu Chiến tranh Thế giới thứ 3 xảy ra thì sẽ là ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương do những căng thẳng và cạnh tranh Mỹ-Trung. Liệu mối lo vẫn này còn chính đáng khi chiến tranh lại nổ ra ở Ukraina ?
- Pierre Journoud :Đúng. Đó là một thắc mắc lớn, một câu hỏi nghiêm túc. Tôi muốn thận trọng trong việc đưa ra một dự đoán chính xác bởi vì trường hợp Ukraina cho thấy rõ, kể cả những chuyên gia về Nga và Ukraina đã không lường trước được tốc độ, sự tàn khốc của cuộc xâm lược Nga ở Ukraina. Các nhà quan sát không nghĩ rằng tổng thống Putin sẽ đưa ra một quyết định như vậy trong bối cảnh quan hệ ở châu Âu và quốc tế tương đối thanh bình, dù căng thẳng có gia tăng kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimée năm 2014.
Tại Ấn Độ-Thái Bình Dương, đúng là từ lâu đã có nhiều căng thẳng lớn giữa Bắc Kinh và Washington ở Biển Đông và rộng hơn là ở vùng Đông Nam Á, đặc biệt là từ khi ông Tập Cận Bình trở thành chủ tịch Trung Quốc. Tiếp theo là căng thẳng giữa các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam. Điều quan ngại là sự cố liên tục xảy ra. Trung Quốc ngày càng điều thêm nhiều tầu chiến đến các vùng biển lân cận, điều chiến đấu cơ tuần tiễu trên eo biển Đài Loan hoặc tổ chức tập trận đơn phương và đa phương trong những vùng biển đó. Nhiều lần tầu chiến Trung Quốc và Mỹ gần như chạm mặt nhau, có lúc với tầu chiến Pháp vì thời gian gần đây Paris cũng điều chiếm hạm, tầu ngầm, tầu sân bay đến khu vực.
Phải chăng Putin sẽ giết chết nền kinh tế toàn cầu?
Các nhà bình luận kinh tế luôn thích tìm đến với những so sánh tương đồng trong lịch sử, và họ có lý do chính đáng để làm điều đó. Chẳng hạn, những người đã nghiên cứu các cuộc khủng hoảng ngân hàng trong quá khứ sẽ có khả năng nắm bắt những gì xảy ra trong năm 2008 tốt hơn so với những người chưa tìm hiểu gì. Tuy nhiên, câu hỏi luôn là nên chọn phép so sánh nào.
Lúc này đây, nhiều người đang quay trở lại với thời kỳ lạm phát đi kèm tăng trưởng đình trệ của thập niên 1970. Bản thân tôi đã từng tranh luận rằng đây là một phép so sánh rất tệ; lạm phát hiện tại của chúng ta rất khác so với những gì xuất hiện trong những năm 1979-1980, và có lẽ, nó cũng dễ chấm dứt hơn nhiều.
Tuy nhiên, vẫn có những lý do chính đáng để lo lắng rằng nền kinh tế đang tái hiện lại năm 1914 – năm kết thúc điều mà một số nhà kinh tế gọi là làn sóng toàn cầu hóa đầu tiên, sự mở rộng mạnh mẽ của thương mại thế giới, nhờ đường sắt, tàu hơi nước, và cáp điện báo.
Trong cuốn sách xuất bản năm 1919, The Economic Consequences of the Peace (Hậu quả Kinh tế của Hòa bình), John Maynard Keynes – người sau này còn dạy chúng ta cách hiểu về suy thoái (depression) – than phiền về điều ông đã gọi, một cách chính xác, là hồi kết của một kỷ nguyên, là “một giai đoạn phi thường trong tiến bộ kinh tế của loài người.” Ông viết, thời điểm ngay trước Thế chiến I, một cư dân ở London có thể dễ dàng đặt mua “các sản phẩm khác nhau trên khắp Trái Đất, với số lượng mà anh ta muốn, và có thể kỳ vọng một cách hợp lý, rằng chúng sẽ sớm được giao đến ngay trước cửa nhà anh ta.”
Nhưng chuyện đó đã không kéo dài, do “các dự án và chính trị của chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa đế quốc, của sự cạnh tranh chủng tộc và văn hóa.” Nghe quen không?
Keynes đã đúng khi xem Thế chiến I là hồi kết cho một kỷ nguyên của nền kinh tế toàn cầu. Xin lấy một ví dụ rõ ràng có liên quan: vào năm 1913, Đế quốc Nga là một nước xuất khẩu lúa mì khổng lồ. Phải mất đến ba thế hệ thì một số nước cộng hòa cũ của Liên Xô mới có thể quay lại vai trò đó. Và làn sóng toàn cầu hóa thứ hai, với các chuỗi cung ứng trải dài khắp thế giới được triển khai nhờ container hóa và viễn thông, đã không thực sự bắt đầu cho đến khoảng năm 1990.
Khrushcheva: ‘Cụ tôi, Nikita Khrushchev là người Nga nhưng rất yêu Ukrain
Trả lời và viết bài trên các báo ở Mỹ, GS Nina Khrushcheva, cháu gọi Nikita Khrushchev bằng cụ nội, đã “giải ảo” nhiều điều về hai dân tộc Nga và Ukraine.
Viết bài trên Project Syndicate, giáo sư Nina Khrushcheva (The New School in New York), lên án cuộc chiến “nhiễm thuốc độc của Vladimir Putin” đang hủy hoại nước Nga.
Bà Khrushcheva cũng trả lời báo The New Yorker (15/03/2022), giải thích nhiều về những điểm tương đồng và khác biệt giữa Nga và Ukraine, với ví dụ bản thân bà là người có gốc cả hai nền văn hóa đó.
Đầu tiên, bà Khrushcheva giải ảo câu chuyện “Khrushchev là người Ukraine”.
Đây là một trong số lập luận của phái ủng hộ Putin hiện nay, cho rằng khi làm TBT Đảng CSLX từ 1955 đến 1964, ông Nikita Khrushchev đã “cắt Crimea về cho Ukraine”, vì ông ta là người Ukraine.
Trên thực tế, theo vị giáo sư hiện sống tại Mỹ, ông Khrushchev là người Nga, nhưng vợ của ông, tức cụ bà của bà Nina Khrushcheva, mới là người Ukraine.
Sau tin đồn, ông Đỗ Anh Dũng và nhiều lãnh đạo Tân Hoàng Minh bị bắt
Ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh, vừa bị khởi tố bị can và bị bắt tạm giam với tội danh ‘lừa đảo chiếm đoạt tài sản’.
Tin cho hay vụ việc có liên quan tới quyết định mới đây của giới chức, theo đó hủy chín đợt chào bán trái phiếu của ba công ty con thuộc Tân Hoàng Minh.
Mấy ngày trước đây trong dư luận bắt đầu xuất hiện tin đồn rằng ông Đỗ Anh Dũng có thể bị bắt giữ.
Các trái phiếu được chào bán bởi do Công ty Ngôi Sao Việt, Công ty Cung Điện Mùa Đông và Công ty Soleil trong thời gian từ 7/2021 đến 3/2022 với tổng trị giá hơn 10 ngàn tỉ đồng.
Vụ hủy bỏ ‘chưa từng có tiền lệ’
Được biết các trái phiếu của tập đoàn này do ba công ty trên phát hành “đều có tài sản bảo đảm”, với Tân Hoàng Minh “bảo lãnh thanh toán”, trong số đó, 8 đợt phát hành gần đây là nhằm để phát triển các dự án tại Phú Quốc và Hà Nội, còn 1 đợt không ghi rõ nội dung huy động vốn.
Người đứng đầu LHQ sốc, kêu gọi điều tra thảm kịch Bucha
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres hôm thứ Ba 5/4 đã kêu gọi mở một cuộc điều tra tội ác chiến tranh về việc giết hại dân thường ở thị trấn Bucha của Ukraine.
Ông Guterres, phát biểu trước Hội đồng Bảo an LHQ, nói rằng cần có một cuộc điều tra độc lập để đảm bảo minh bạch.
“Chúng ta đang đối phó với cuộc xâm lược toàn diện, trên nhiều mặt, nhắm vào một Quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, Ukraine, bởi một quốc gia khác, Liên bang Nga – Thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an – vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc, có một số mục đích, bao gồm cả việc vẽ lại đường biên giới được quốc tế công nhận giữa hai nước.
“Chiến tranh đã dẫn đến những thiệt hại vô nghĩa về nhân mạng, tàn phá lớn ở các trung tâm đô thị và phá hủy cơ sở hạ tầng dân sự.
“Tôi sẽ không bao giờ quên những hình ảnh kinh hoàng về những thường dân bị giết ở Bucha.
Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ – một điều luật hoàn toàn thừa thãi
Nhưng lại rất cấp thiết để bảo vệ quyền lực độc tôn của chính quyền Đảng Cộng sản
Có hằng hà sa số điều luật có vấn đề nghiêm trọng trong Bộ luật Hình sự nói riêng và luật Việt Nam nói chung, nhưng Điều 331 của Bộ luật Hình sự là một điều luật có vấn đề… đặc biệt nghiêm trọng.
Nó đặc biệt nghiêm trọng vì nó hoàn toàn thừa thãi.
Ta hãy đọc nguyên văn điều luật này [1]:
Ukraine thức tỉnh thế giới
Khi Nga hoàng Putin lấy cớ tập trận, tập trung gần hai trăm ngàn quân với xe tăng nhiều như sỏi đá, với những dàn tên lửa trập trùng đội hình như diễu binh sát biên giới Ukraine, Tổng thống Mỹ Joseph Biden liền nhiều lần cảnh báo, chỉ rõ cả ngày N, giờ G quân Nga nổ súng xâm lược Ucraine làm cho Putin chột dạ phải nhiều lần lui lại ngày động binh.
Nga hoàng Putin phải nhiều lần cãi bay cãi biến rằng quân Nga rải đội hình ở Kursk, ở Belgorod, ở Rossosh, ở Shakhty chỉ tập trận thường kỳ. Phải liên tục lui lại giờ G, quân Nga phải kéo dài cuộc dã ngoại dầm dề cả tháng ngoài trời băng tuyết. Khi Mỹ thôi không chỉ ra ngày quân Nga nổ súng đánh Ukraine, ngày đó liền đến, 24.2.2022.
Tìm hiểu “lý lịch” nước Nga để lý giải cho hôm nay Nga xâm lược Ukraine
Nước Nga trước Chiến tranh Thế giới thứ Nhất là một nước tư bản trung bình với rất nhiều yếu tố lạc hậu. Với dân số 174 triệu người, Nga chỉ đạt 7,5 tỷ đô la tổng thu nhập quốc dân và 43 đô la bình quân đầu người. Trong khi đó, Mỹ với dân số hơn 97 triệu người đã đạt 34,4 tỷ đô la, gấp 5 lần Nga về tổng thu nhập quốc dân và 351 đô la bình quân đầu người, gấp 8,5 lần Nga. Các nước: Anh – 10,9 tỷ đô la và 237 đô la; Đức – 10,5 tỷ đô la và 154 đô la; Pháp – 7,3 tỷ đô la và 183 đô la (*).
Nói Nga là nước tư bản có trình độ phát triển trung bình là nói theo lối thống kê. Thực ra Nga vẫn là một nước nông nghiệp. Năm 1913, nông nghiệp chiếm 58% tổng sản phẩm quốc dân, nông dân chiến 2/3 dân số (*). Nga mới thoát khỏi chế độ nông nô năm 1861. Nông thôn Nga rất lạc hậu và phụ thuộc vào đại địa chủ. Đó là một nước Nga của chế độ nông nô chuyên chế dưới thời của Alexander Đệ Nhất, lạc hậu so với châu Âu lúc đó, nối tiếp là thời Nikolai Đệ Nhất tàn bạo. Hãy nghe những vần thơ phẫn nộ của Puskin (1799-1837) lúc nhà thơ mới 18 tuổi:
SẢN PHẨM ĐẦU TIÊN CỦA BẢN ĐĂNG KÝ KẾT HÔN
Cuộc chiến tranh xâm lược mang tính quy mô tổng lực ngày 24-02-2022 của Nga chống Ukraine gây ra nỗi kinh hoàng ở châu Âu và trên thế giới. Cuộc chiến tranh này vấp phải sự kháng chiến anh dũng vô song của nhân dân Ukraine, thức tỉnh sự phản ứng quyết liệt đồng nhất của Mỹ và phương Tây, tạo ra sự phản đối mạnh mẽ rộng khắp thế giới. Đồng thời cuộc chiến tranh này phá vỡ toàn cầu hoá, phân mảnh thị trường thế giới, đang bắt đầu gây ra những cuộc khủng hoảng nguy hiểm về lương thực, năng lượng, lạm phát…, những rối loạn tài chính tiền tệ, và nhiều đổ vỡ, đứt gãy khác.
Putin xâm lược Ukraine: Quan điểm của Đảng Cộng sản Mỹ, Anh và Nga
Đảng Cộng sản tại ba quốc gia – Nga, Anh và Hoa Kỳ – có quan điểm khác nhau về việc Nga mở chiến dịch quân sự đánh vào Ukraine từ ngày 24/2.
Đảng Cộng sản Nga ủng hộ đánh Ukraine
Hôm 21/2, Đảng Cộng sản Nga tuyên bố: “Nhiệm vụ giải phóng Ukraine khỏi chế độ độc tài phát xít không thể do chính người dân Ukraine giải quyết.”
Chủ tịch đảng Cộng sản Liên bang Nga Gennady Zyuganov, trong tuyên bố ngày 14/3, đã nói về hoạt động của Lực lượng vũ trang Nga “nhằm giải phóng Ukraine khỏi chủ nghĩa Quốc xã”.
Còn trên trang web của Đảng này, họ đã đăng nhiều bài phân tích bày tỏ sự ủng hộ Tổng thống Putin đánh Ukraine.
Đảng Cộng sản Anh phản đối Putin và Nato
Hôm 14/3 Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Anh Robert Griffiths nói: “Không nhầm lẫn, trong nỗ lực chung tiến về phía đông, NATO và EU đã đóng vai trò chính trong việc tạo ra các điều kiện khiến Chiến tranh Ukraine trở nên không thể tránh khỏi.”
“Nhưng điều này không thể biện minh cho hành động xâm lược quân sự tàn bạo của chế độ Putin đối với người dân Ukraine.”
“Putin là người chống chủ nghĩa xã hội và chống Cộng sản. Như ông đã nói rõ gần đây, ông chưa bao giờ chấp nhận chính sách dân tộc của Lenin, chính sách đảm bảo địa vị liên bang cho Ukraine trong Liên Xô.”
“Cuộc tấn công dã man của ông ta nhằm vào người dân Ukraine rất có thể sẽ tăng cường sự ủng hộ cho NATO ở châu Âu và Bắc Mỹ, đồng thời củng cố vị thế của phe phát xít ở chính Ukraine.”
Đảng Cộng sản Mỹ phản đối Putin và Biden
Đảng Cộng sản Mỹ, ngày 25/2, ra tuyên bố: “Không còn nghi ngờ gì nữa, nỗ lực lâu dài của chủ nghĩa đế quốc Mỹ và NATO nhằm đưa Ukraine vào liên minh quân sự đã làm gia tăng căng thẳng. Trong giai đoạn gần đây, nỗ lực này, cùng với việc cung cấp quân nhu kết hợp với luận điệu Chiến tranh Lạnh, là bối cảnh cho cuộc khủng hoảng. Không thể có một nền hòa bình lâu dài trừ khi Ukraine vẫn nằm ngoài NATO.”
“Một yếu tố khác cần được xem xét trong cuộc khủng hoảng hiện nay là số phận của 4 triệu người Nga đang sinh sống tại các khu vực Luhansk và Donetsk, Ukraine. Các thỏa thuận đạt được vào năm 2014 liên quan đến quyền tự trị của họ chưa bao giờ được chính phủ Ukraine thực hiện.”
“Chúng tôi dứt khoát tham gia với các lực lượng hòa bình trên thế giới với yêu cầu: Không mở rộng NATO, Không triển khai quân đội, Không chiến tranh với Ukraine, Không chiến tranh với Nga.”
Tình Hữu Nghị
Tình hữu nghị thì phải đồng cảnh (và đồng cảm) như thế chứ, nếu không cùng “ngụp lặn trong nghèo nàn và lạc hậu” thì chơi với nhau sao mà bền lâu được
Cách đây chưa lâu lắm, chính xác là hôm 6 tháng 9 năm 2016, BBC ái ngại cho hay: “Sau khi hội nghị G20 kết thúc ở Trung Quốc, Tổng Thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Quốc không công nhận phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực tại The Hague trong vụ kiện biển đảo của Philippines.”
Sự kiện đã trên khiến blogger Nguyễn Đình Bổn phiền lòng không ít:
Tuyên bố này quả đã xát muối vào lòng dân Việt, nhất là những người sinh ra tại phía bắc tổ quốc, những người từ lâu xem nhà nước Liên Xô là thần tượng và khi nhà nước đó sụp đổ cái quán tính dai dẳng đó vẫn làm họ tiếp tục “yêu mến” Putin sau này.
Với những người sinh ra và lớn lên tại phía Bắc, từ người bình dân cho đến người có học, gần như suốt một thời gian dài, họ chỉ được dạy về một Liên Xô hùng mạnh, bất khả xâm phạm, một nền văn hóa Nga rực rỡ, một đất nước tươi đẹp, những con người nhân hậu…
Bẽ bàng! Đúng là quá bẽ bàng! Nó giống như một cô gái bị người yêu giáng cho một bạt tai nảy lửa, khi mà lòng yêu vẫn còn tràn đầy trong tim, sau đó tặng thêm vài lời thô bỉ rồi quay ngoắt đi cùng một cô gái khác giàu có hơn!
Tuy thế, tuy bị “giáng cho một bạt tai nảy lửa” cùng với nhiều “lời thô bỉ” nhưng nhờ cái tính chóng quên của giới lãnh đạo Việt Nam hiện hành nên báo chí của xứ sở này vẫn cứ tiếp tục ca ngợi mối tình hữu nghị giữa hai quốc gia bằng những từ ngữ có cánh – “bền vững”, “chặt chẽ”, “sâu nặng” – cứ y như thể là chả hề có chuyện “bẽ bàng” (hay phũ phàng) gì ráo trọi:
– Báo Người Lao Động (23/01/20): Ngả Mũ Trước Tổng Thống Putin
– Báo Công An Nhân Dân (06/11/20): Thắm Tình Hữu Nghị, Đoàn Kết Việt Nam-Liên bang Nga
– Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản VN (27/06/20): Thắt Chặt Tình Hữu Nghị Giữa Nhân Dân Việt Nam – Liên Bang Nga
– Báo Học Viện Lục Quân (29/10/20) : Việt – Nga mối quan hệ của tình hữu nghị thủy chung, sâu sắc
– Báo Quân Đội Nhân Dân (29/12/20) : Sâu Nặng Nghĩa Tình Việt Nam – Liên Xô/Liên Bang Nga
– Báo Nhân Dân (30/11/2021): Mối Quan Hệ Việt-Nga Vững Bền Theo Năm Tháng
Sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt với Ukraine (vào ngày 24 tháng 2 vừa qua) thì mối quan hệ Việt-Nga, xem ra, lại càng thêm chặt chẽ và sâu sắc hơn trước nữa – theo như quan điểm và ngôn từ của giới quan chức ở xứ sở này:
– Сhiến dịch quân sự đặc biệt của Nga là kết quả của nhiều năm bị phương Tây kích động và ủng hộ lực lượng phát xít và dân tộc chủ nghĩa ở Ukraina.
– Mỹ và NATO toan tiêu diệt người Nga ở Donetsk và Lugansk nên Nga phải ra tay trước.
– Nga sẽ không “sa lầy” mà chậm nhất sẽ kết thúc chiến dịch quân sự đặc biệt vào cuối tháng 3.
– Tổng thống Nga V.Putin cứu thế giới thoát khỏi hiểm họa Chiến tranh thế giới lần thứ III.
Dân Việt, tuy vậy, dường như không tin tưởng mấy vào những quan điểm trên và không ít người đã bầy tỏ sự băn khoăn:
– Blogger Lê Đông Hải: “Sự kiện Ukraina đã cho thấy một sự thật là có rất nhiều người Việt Nam “cuồng Nga”. Nhưng vì sao như vậy?”
– Blogger Nguyễn Tiến Tường: “Tôi không hiểu sao nhiều quý vị vẫn xem nước Nga như bàn thờ tổ và ngợi khen việc can thiệp thô bạo vào nội tình nước khác.”
– Blogger Jackhammer Nguyen: “… chuyện khá đông dân chúng Việt Nam ủng hộ ông Putin và nước Nga xâm lược Ukraine là do sự yếu kém trong nghiên cứu lịch sử – xã hội của người Việt.”
Tôi cũng thuộc loại “yếu kém lịch sử” (và cũng chưa bao giờ có dịp đặt chân đến Moskva) nên chỉ biết chút đỉnh về đất nước Nga, qua một tác phẩm của Anatoly Tille (Liên Xô – Nhà Nước Phong Kiến Trá Hình – Тилле Анатолий Советский политический феодализм) bản tiếng Việt được thực hiện bởi dịch giả Phạm Nguyên Trường.
Nội dung chính của cuốn sách này, như tác giả khẳng định, là “nước Nga đã có một chế độ xã hội chủ nghĩa về hình thức, phong kiến về nội dung.” Trong tiểu luận (Chia Tay Ý Thức Hệ) của T.S Hà Sỹ Phu cũng có một câu tương tự: “Ở nước ta hệ tư tưởng Mác xít cũng không khác gì một ‘quốc giáo’, thực chất chỉ là biến tướng của tư tưởng phong kiến.”
Như thế, nước Nga và nước ta – xem ra – đúng là “đồng chí” vì có không ít điểm tương đồng. Xin trích dẫn thêm đôi ba đoạn để rộng đường dư luận:
Ukraine tìm thấy hệ thống tác chiến điện tử của Nga. Tại sao đây lại là mỏ vàng cho tình báo nước ngoài?
Với hệ thống Krasucha-4, quân đội Nga có thể tự bảo vệ trước radar của địch và có thể làm rơi drone (phương tiện bay không người lái). Các cơ quan mật vụ phương Tây rất quan tâm đến công nghệ này – và hiện có thể nghiên cứu nó.
Kể từ khi cuộc xâm lược Ukraine bắt đầu, các lực lượng Nga đã bị thiệt hại nặng nề và bị mất hoặc bị bỏ rơi một số vũ khí và trang thiết bị trên lãnh thổ Ukraine. Chúng bao gồm xe tăng, vũ khí và thậm chí cả drone (phương tiện bay không người lái) của Nga. Mới đây, lực lượng Ukraine tìm thấy một phần của hệ thống tác chiến điện tử công nghệ cao (EW) của Nga. Đó là chiến lợi phẩm quan trọng nhất cho đến nay.
Tại một khu vực cây cối rậm rạp gần Kyiv, các binh sĩ Ukraine đã tình cờ bắt gặp một phần của hệ thống công nghệ quân sự Nga bị bỏ hoang, hầu như không được ngụy trang, như tường thuật của một tài khoản Twitter ghi lại các vũ khí bị tịch thu hoặc phá hủy bởi các lực lượng vũ trang Ukraine trong cuộc giao tranh:
Ngân hàng sân sau, chứng khoán người nhà
TTO – “Ngân hàng sân sau” là gì? Là một số doanh nhân tìm cách sở hữu nhiều cổ phiếu sau đó biến ngân hàng thành “két sắt” phục vụ cho các doanh nghiệp của mình.
Còn “chứng khoán người nhà”? Đó là những doanh nghiệp nắm công ty chứng khoán để từ đó phục vụ cho mục tiêu của mình, chẳng hạn như “mông má” và tung hứng giá cổ phiếu, tư vấn phát hành ẩu… để hưởng lợi. Các ý đồ của những ông chủ này đều gây hại cho thị trường và xa hơn là nền kinh tế.
Trách nhiệm của ông chủ nhà nước?
Luật Đất đai chỉ quy định về quyền và trách nhiệm của nhà nước đối với đất đai, còn toàn dân với vai trò là chủ sở hữu đất đai lại không được Luật Đất đai quy định
Luật Đất đai chỉ quy định về quyền và trách nhiệm của nhà nước đối với đất đai, trong khi đó, toàn dân với vai trò là chủ sở hữu đất đai lại không được Luật Đất đai quy định mà chỉ đề cập quyền đại diện của chủ sở hữu đất đai là nhà nước.
Như vậy cần phải làm rõ quyền của chủ sở hữu toàn dân đối với đất đai.
Thế giới vẫn làm, sao ta phải bỏ?
Có những bạn lý luận bỏ trường chuyên, bỏ thi học sinh giỏi (không thấy nói đến thi giáo viên giỏi) thế nào được vì “Trên thế giới vẫn có trường chuyên, thi học sinh giỏi”.
Lý luận hay ghê. Không rõ thế giới có đến mấy trăm nước thì thế giới được nói đến trong câu trên là thế giới nào. Nó là Lào, Campuchia, Trung Quốc, Đức, Anh, Pháp, Mĩ hay Nhật?
Lý luận này tương đương với lý luận “Bỏ dạy thêm làm sao được. Vấn đề nằm ở phụ huynh. Trên thế giới người ta vẫn dạy thêm học thêm đầy”!
Một hệ lụy từ cuộc chiến Nga – Ukraine
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN THÔNG TIN
Đánh giá một vấn đề phụ thuộc rất nhiều nhân tố. Quan trọng bậc hàng đầu là các nhân tố sau đây.
1/. Lượng thông tin có được. Lượng thông tin có được càng nhiều càng tốt, càng nhiều mặt càng tốt, càng trung trực, khách quan càng tốt. Để diễn tả vai trò quan trọng của lượng thông tin, câu truyện dân gian của người Việt ‘thầy bói xem voi’ là một điển hình. Năm thầy bói xem voi, mỗi người sờ một bộ phận, nên con voi trở thành 5 đồ vật khác nhau.
Vladimir Putin có ngu không?
Có bạn bảo, mình viết Putin Tổng thống Nga, một kẻ ngu ngốc, thế là bị những người cuồng Putin vào chửi te tua: “Mày mới là thằng ngu”; “Mày ếch ngồi đáy giếng, biết gì mà đòi phán xét Putin”! “Cả họ nhà mày ngu”!… Thiếu tướng Lê Văn Cương cũng tin rằng Putin là người vĩ đại, sáng suốt, chỉ có Tổng thống Ukraine Zelensky mới ngu: “Nó không hiểu lịch sử… Chống Nga là thất bại…Một thằng hề 43 tuổi làm sao đấu với ông Putin KGB 70 tuổi được”… Nghĩa là V.Putin không thể ngu, hơn thế, còn cực kỳ anh minh, vĩ đại…
Nga xâm lược Ukraine: Các lãnh đạo thế giới đồng loạt lên án cuộc tấn công của Nga tại Bucha
Các “cuộc tấn công hèn hạ” của Nga nhằm vào thường dân Ukraine tại Bucha và Irpin là “bằng chứng thêm cho đến nay” về tội ác chiến tranh của Moscow, Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố.
Ngày 03/04, ông Boris Johnson nói: “Không có sự phủ nhận hay tin tức giả mạo nào từ Kremlin có thể che đậy những gì chúng ta biết là sự thật – đó là Putin đang tuyệt vọng, cuộc xâm lược của ông ta đang thất bại, và ý chí của Ukraine đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết.”
Ông Boris Johnson tuyên bố Anh Quốc sẽ tăng cường các lệnh trừng phạt lên Nga và hỗ trợ quân sự và nhân đạo cho Ukraine.
Ông nói thêm rằng Anh Quốc sẽ không để yên cho đến khi công lý được thực thi và tuyên bố huy động các điều tra viên đặc biệt nhằm hỗ trợ cuộc điều tra của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).
Trước đó, Bộ Tư pháp Anh hôm 24/03 đã tuyên bố một khoản tài trợ bổ sung trị giá 1 triệu bảng Anh sẽ được cung cấp và các binh sĩ sẽ được giao nhiệm vụ hỗ trợ ICC truy tìm bằng chứng.
Đồng thời cơ quan này cho biết thêm đội ngũ điều tra tội phạm chiến tranh của Cảnh sát Đô thành London – Metropolitan Police sẽ được huy động để trợ giúp.
Điều này lẽ ra đã phải làm với Quân Trung Quốc của họ Đặng 43 năm trước ở Bắc Việt Nam chúng ta.
Bốn hoạ sĩ Việt Nam đem ‘Quê Hương’ đến London
Bốn hoạ sĩ Việt Nam thuộc ba thế hệ cầm cọ khác nhau lần đầu đến với nước Anh bằng triển lãm đương đại ‘Homeland’, được trưng bày tại nhà đấu giá nghệ thuật danh tiếng Christie’s London.
17 tác phẩm tranh sơn dầu, sơn mài và lụa cùng chung chủ đề ‘Quê Hương’ được các hoạ sĩ Đỗ Minh Tâm, Đinh Quân, Phạm Bình Chương và Đoàn Văn Tới giới thiệu trong hai ngày 30-31/3, như một phần trong loạt các hoạt động Những Ngày Việt Nam tại Anh Quốc 2022.
Bucha là một trong những nấm mồ đầu tiên của quân đội Nga tại Ukraine
Xác người, xe tăng, xe thiết giáp của Nga bị cháy trơ khung là khung cảnh tại thị trấn Bucha gần Kyiv sau khi Nga phải từ bỏ nỗ lực bao vây chiếm lấy thủ đô của Ukraine.
Ít nhất xác 20 người đàn ông đã bị phát hiện nằm trên đường. Đã có 280 dân thường thiệt mạng và được chôn trong một ngôi mộ tập thể tại Bucha.
Sergey Nikiforov, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodmyr Zelensky nói với BBC rằng cảnh tượng từ các thị trấn Bucha, Hostomel và Irpin gần thủ đô Kyiv là “đau lòng”.
Ông cho biết lực lượng quân đội Ukraine đã phát hiện những hố chôn tập thể lớn cho những người bị cột tay và chân, thi thể dân thường bị xử tử bằng cách bắn súng từ phía sau đầu.
Ông Sergey nói rằng đây là bằng chứng về tội ác chiến tranh của Nga vì, “Thật khó để hiểu là tại sao điều này lại đang diễn ra. Đây thuần túy là sự dã man. Không có sự cần thiết gì về mặt quân sự để thực hiện tất cả những điều này”.
Giải pháp nào trước tình trạng trẻ vị thành niên tự tử?
Trong một lần về thăm nhà, tôi thử đọc lại một phần ký ức tuổi thơ. Tôi bàng hoàng vì nó khác hẳn những gì mình vẫn nhớ tới trong đầu, như thể tôi đang đi qua một quãng đời không phải của mình.
Đó là câu chuyện của một đứa trẻ con cấp hai vui vẻ, nghịch ngợm, nhưng trong vòng một năm đã vài lần nghĩ đến tự tử.
Ý nghĩ về cái chết xảy ra ở hầu như tất cả các độ tuổi, nhưng đặc biệt cao ở nhóm thanh thiếu niên.
Theo số liệu của UNICEF, trung mỗi ngày có 3000 trẻ vị thành niên tự sát. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do đặc trưng lứa tuổi đang định hình nhân cách, dễ bị tổn thương và ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh.
Ở trẻ mới lớn, bộ não của các em thường đã phát triển hoàn chỉnh ở những vùng có chức năng “nhận biết và thể hiện” cảm xúc.
Tuy nhiên, phần thùy não trước với chức năng “quản lý” cảm xúc thì vẫn còn đang được xây dựng dang dở.
Đáng chú ý là phần não trước này chỉ phát triển hoàn thiện khi chúng ta bước sang tuổi 24-25. Việc coi trẻ em là người lớn ở mốc 18 tuổi chỉ có ý nghĩa xã hội. Tuy nhiên, về mặt thần kinh học, 18 tuổi chưa phải là tuổi trưởng thành của não bộ.
Chiến tranh Ukraine: Kỷ nguyên an ninh mới của châu Âu trước mối đe dọa từ Nga
“Định hình kỷ nguyên”, “thực tế mới”, “khoảnh khắc lịch sử” – là điều mà rất nhiều các chính trị gia và giới bình luận nói đến, kể từ lúc Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine.
Và họ có đúng hay không? Có và không. Tôi sẽ bình luận về điều này.
Hãy bắt đầu với câu trả lời là đúng.
Vào ngày 24/02, Tổng thống Putin đã khiến sự tự mãn châu Âu bị rung chuyển.
Cuộc tấn công của Putin nhằm vào Ukraine đã mang trở lại sự tàn phá và chết chóc quy mô lớn tại châu Âu, kèm theo đó là những ‘thì thầm’ về khả năng xảy ra một cuộc chiến hạt nhân.
Mục tiêu của Putin là không chỉ thống trị Ukraine mà còn làm suy yếu sức thống lĩnh của phương Tây về mặt quân sự – và lý tưởng hơn – là về mặt chính trị, về khía cạnh dân chủ tự do đối với một quốc gia từng nằm dưới sức ảnh hưởng của Liên Xô.
Hành động chung của các đồng minh phương Tây hiện nay sẽ tạo nên tác động mang tính nền tảng đối với cảm nhận về cái tôi và sự an toàn của châu Âu trong nhiều năm tới.
Nato đã được tái sinh. Liên minh quân sự xuyên Đại Tây dương này vốn một thời đã bị Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi là “chết não” đã cùng lúc cho thấy Putin đã sai khi đánh giá phương Tây kém cỏi và mất đoàn kết, và đồng thời cung cấp sự hỗ trợ quân sự, phòng vệ và đánh chặn tại sườn phía đông của Nato vốn dễ bị Kremlin tấn công vì tham vọng mở rộng bờ cõi.
Cho đến nay điều này đã cho thấy thời khắc mang tính định hình cho EU. EU đã từ lâu nói về chuyện phải đóng một vai trò lớn hơn trên chính trường quốc tế – và không chỉ thuần túy về mặt kinh tế và thương mại. Và đến nay tham vọng này đã bất thành.
Thế nhưng cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine đã bất ngờ nâng EU lên một tầm vóc địa chính trị có uy tín.
Tốc độ mà Brussels phối hợp cùng thực thi các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga – bao gồm bên trong EU và với các đồng minh quốc tế thật sự ấn tượng. Và cũng như sự thống nhất ý chí giữa các quốc gia thành viên, EU cũng gạt bỏ những mặt quan liêu để ban bố các cơ chế chưa bao giờ có trước đây nhằm tiếp nhận người tị nạn Ukraine và giúp đỡ quân đôi Ukraine.
Đức, một trong những thành viên lớn nhất của EU cũng khiến thế giới bất ngờ khi đột nhiên nói lời giã từ trước những vấn đề nhạy cảm về Thế chiến lần 2 và công bố các khoản chi tiêu khổng lồ cho quốc phòng, lực lượng vũ trang Đức Bundeswehr.
Điểm mấu chốt cho quyết định được ca ngợi tại EU và xa hơn thì đây không phải là một nước Đức đang phô trương sức mạnh dân tộc.
“Đây là về một nước Đức đang cố gắng định hình lại châu Âu, không phải vai trò của chính mình,” Ricarda Lang nói với tôi. Bà là đồng chủ tịch Đảng Xanh trong chính phủ liên minh Đức.
“Đây là về chủ quyền của châu Âu, không chỉ về mặt an ninh, quốc phòng mà còn về xuất khẩu và năng lượng.”
Trong những năm qua, Đức ngày càng dựa vào Mỹ về mặt an ninh và phụ thuộc hơn với Nga về mặt năng lượng và thương mại. Và không phải là quốc gia EU duy nhất ở thế đó. Là quốc gia giàu có và mạnh nhất khối, Berlin là một điển hình nổi trội nhất.
Và điều này đã làm suy yếu cánh tay của phương Tây đối với các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.
Các quốc gia EU đã chi trả cho Moscow 884 triệu USD cho chi phí về năng lượng mỗi ngày, và chiếm đến khoảng 40% nguồn thu của Kremlin. Số tiền này được dùng trong cuộc chiến của Nga tại Ukraine, mà phương Tây dường như đang chiến đấu.
“Thật bi kịch khi xảy ra cuộc chiến tranh như thế này, nhưng bây giờ chúng tôi những người Đức đã thức tỉnh sau một cú giáng!” Marie Agnes Strack-Zimmerman, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng tại Quốc hội Đức nói.
Bà đảm bảo với tôi rằng Berlin hiện đã sẵn sàng lãnh nhận trách nhiệm.
“Người Đức chúng tôi đã thức tỉnh sau một cú giáng!” Marie Agnes Strack-Zimmerman, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng tại Quốc hội Đức nói với BBC
Phương Tây nhìn vào nước Đức với sự ngờ vực theo sau hai cuộc thế chiến, bà quan sát, thế nhưng hàng thập kỷ đã trôi qua và thật sự thì, bà cho rằng – nước Đức đã khá thoải mái với vai trò là một thành viên của Nato và EU, mà không phải đầu tư vào quân đội của chính mình.
“Các đồng minh của Đức đã đợi chúng tôi rất lâu để thực hiện phần việc của mình.”
Berlin hiện nay đã cam kết xây dựng lực lượng quân sự hiện đại, hiệu quả và khoản đóng góp quốc phòng như Nato yêu cầu. Dưới sức ép quốc tế, thì các liên kết về thương mại và năng lượng với Nga cũng đang được giải quyết.
Hãy ghi nhớ điều này, mặc dù vậy, thay đổi nền quân sự vốn cũ kỹ của Đức phải mất nhiều năm và tháo gỡ các mối quan hệ ‘ăn sâu’ với Nga cũng như thế.
Trong hàng thập niên, Berlin là đường chia tách giữa đông và tây Âu.
Niềm hy vọng về thống nhất châu Âu dâng cao sau khi bức tường Berlin sụp đổ và kéo theo sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991.
Sử gia Simon Sebag Montefiore: Putin bị ám ảnh về vị trí lịch sử của mình
“Putin, một cựu nhân viên KGB, vừa là người thừa kế, vừa là người tạo ra các cấu trúc thời Stalin,” theo lời Simon Sebag Montefiore, nhà sử học kiêm chuyên gia về Stalin.
Putin ngồi trong Điện Kremlin, ở văn phòng nơi Stalin từng cai trị. Chỉ trong vài tuần, ông ta đã biến nước Nga chuyên chế thành một quốc gia toàn trị. Nhà sử học Montefiore giải thích về những phương pháp của chủ nghĩa Stalin mà Putin đang sử dụng. Kết cục của ông ta có thể sẽ như thế nào?
Nhà sử học Simon Sebag Montefiore (sinh năm 1965 tại London) là một trong những tác giả hàng đầu về lịch sử Nga. Các cuốn sách của ông, trong đó có hai cuốn tiểu sử về cuộc đời của nhà độc tài Liên Xô Joseph Stalin, đã được dịch ra 35 thứ tiếng và nhận được nhiều giải thưởng.
Hỏi: Thưa ông Montefiore, chúng tôi muốn nói về sự tương đồng giữa Vladimir Putin và Stalin. Khi còn trẻ, Vladimir Putin từng là một anh chàng sống lang thang trên đường phố, thích gây gổ đánh nhau; Stalin là một kẻ sống ngoài vòng pháp luật, trước cách mạng Nga từng tham gia các vụ cướp bóc vì những người Bolshevik. Liệu có những điểm tương đồng trong cuộc sống của hai con người này ngay từ lúc thiếu thời không?
Đáp: Tôi chỉ nghĩ theo nghĩa là cả hai đều không có một cuộc sống dễ dàng khi còn trẻ. Còn ngoài ra thì khó có thể so sánh những năm đầu đời của hai con người này: Stalin lớn lên ở Gruzia dưới thời Nga hoàng, một môi trường rất khác với Liên bang Xô-viết đang bắt đầu suy vong, khi Putin bắt đầu sự nghiệp của mình. Cả hai đã đi những con đường rất khác nhau trong cuộc đời họ. Putin gia nhập KGB, một bộ máy quan liêu khổng lồ. Stalin là một nhà cách mạng hơn mười năm, lăn lộn khắp nơi, thay tên đổi họ liên tục. Tôi nghĩ đây là những năm định hình cuộc đời rất khác nhau. Hai người cũng khác nhau về tư tưởng: lúc đầu Stalin được đào tạo làm linh mục, sau đó ông tin tưởng vững chắc vào chủ nghĩa Mác; đã thấy mình phải dấn thân vào nhiệm vụ quốc tế. Putin học luật và sau đó trở thành một người Nga theo chủ nghĩa dân tộc sau khi nắm quyền.
Lính Putin được cho là bị dân Ukraine đánh bả độc: 2 chết, hàng trăm bị thương
+ Các quan chức Ukraine cho biết người dân ở Izium đã cho lính Nga ăn bánh và uống rượu tẩm độc.
+ Hai binh sĩ chết và vài trăm bị thương, Tổng cục Tình báo Ukraine cho biết.
+ Izium nằm ở khu vực Kharkiv, nơi đã trải qua một số đợt bắn phá tồi tệ nhất.
Một số binh sĩ Nga đã thiệt mạng và nhiều tên khác bị thương sau khi được dân thường ở Khu vực Kharkiv cho thức ăn và rượu tẩm độc, các quan chức Ukraine cho biết hôm qua thứ Bảy.
Các binh sĩ này thuộc sư đoàn súng trường cơ giới số 3 của Nga, theo một bài đăng trên Facebook từ Tổng cục Tình báo Chính của Ukraine.
“Đối tác chiến lược toàn diện” của Việt Nam: Họ là ai?
đến nay chỉ chọn 3 nước làm “đối tác chiến lược toàn diện” là Nga, Trung Quốc và Ấn Độ. Mỹ đã đề nghị 3 lần nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên “đối tác chiến lược” (thấp hơn “đối tác chiến lược toàn diện” một bậc) nhưng Việt Nam chưa trả lời.
Hôm 21/3/2022, Đại sứ Mỹ ở Việt Nam Marc Knapper đề nghị nâng tầm quan hệ Việt Mỹ lên “đối tác chiến lược”. Mỹ ít nhất đã đề nghị nâng quan hệ lên thành “đối tác chiến lược” với Việt Nam từ thời Ngoại trưởng Hillary Clinton. Gần đây nhất, trong chuyến thăm tháng 8/ 2021, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã nhắc lại đề xuất nâng cấp quan hệ thành “đối tác chiến lược”. Cả ba lần nêu trên, Mỹ đều là phía chủ động, nhưng Việt Nam vẫn im lặng.
Bài viết này đánh giá lựa chọn nói trên của Việt Nam thông qua số liệu và tình hình thực tế.
“Đối tác chiến lược toàn diện” Nga: yêu nhưng không hôn
Tổng kim ngạch giao thương của Việt Nam năm 2021 là gần 670 tỷ USD (Số liệu Tổng cục Thống kê Việt Nam). Trong đó, năm 2021, Việt Nam giao thương:
- với Nga là là 5,5 tỷ USD,
- với Ấn Độ là hơn 12,8 tỷ USD
- với Trung Quốc là 165,8 tỷ USD (còn theo thống kê của Trung Quốc thì đã vượt 200 tỷ USD, có thể do họ tính cả các giao thương phi chính thức), trong đó Việt Nam nhập khẩu hơn 100 tỷ USD, tức nhập siêu 53,9 tỷ USD.
- với Mỹ là 111 tỷ USD (trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ 96,3 tỷ USD)
- với EU là 41,3 tỷ USD,
- với Nhật Bản là 42,7 tỷ USD.
Việt Nam cần nhìn vào số liệu để biết nồi cơm của mình nằm ở đâu, và lựa chọn của mình hợp lý hay không.
Nga chỉ chiếm 0,8 % tổng kim ngạch giao thương của Việt Nam. Điều đó có nghĩa là nếu nước Nga biến mất thì Việt Nam vẫn có thể dễ dàng bù đắp chỗ khác, mức độ ảnh hưởng không lớn.
Ấn Độ chỉ chiếm hơn 1,8% tổng kim ngạch giao thương của Việt Nam. Điều đó có nghĩa là tầm quan trọng của Ấn Độ đối với sự sinh tồn của Việt Nam không hơn Nga là mấy.
Trung Quốc chiếm hơn 24% tổng kim ngạch giao thương của Việt Nam. Một con số khá lớn.
Hoa Kỳ chiếm hơn 17% tổng kim ngạch giao thương của Việt Nam, nhưng là nước mà Việt Nam xuất siêu nhiều nhất, 96,3 tỷ USD (xem Tổng cục Thống kê) tức là nơi Việt Nam kiếm được tiền nhiều nhất.
Làm sao có thể “nói chuyện phải quấy” với một tay trùm dối trá?
Cũng như các chế độ độc tài khác, nước Nga được xây dựng trên một “đế chế dối trá”. Đó là trở ngại lớn nhất đối với các cuộc đàm phán hòa bình. Hòa bình đâu không thấy, nguy cơ trở thành nạn nhân của những cam kết bịp bợm là rất cao. Đã có những bài học lịch sử đau thương.
Nói dối không chớp mắt!
Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi của tuần này, nhiều người có cảm giác hy vọng là Nga có thể giảm bớt cuộc tấn công tàn bạo tại một số thành phố của Ukraine sau khi một vị tướng của họ tuyên bố “Giai đoạn 1” của cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” đã kết thúc để chuyển sang “Giai đoạn 2” giải phóng vùng Donbas thân Nga. Thứ Ba tuần này, sau khi các đặc phái viên Nga thảo luận với phái đoàn Ukraine tại thủ đô Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, Thứ trưởng Quốc phòng Nga cũng thông báo “sẽ rút lực lượng và giảm mạnh hoạt động quân sự quanh hai thành phố Kyiv và Chernihiv để tăng cường sự tin cậy lẫn nhau”.
Nhưng chẳng có mấy ai tin những lời hứa suông của hai quan chức trên. Thậm chí nhiều người còn xem đây là màn đánh lừa để quân Ukraine mất cảnh giác và để phía Nga “câu” thời gian. May mắn là trong thời đại hình ảnh vệ tinh chụp trong thời gian thực, những dối trá liên quan đến dịch chuyển quân đội đều bị Mỹ phát hiện dễ dàng. Và trên thực tế, sau khi bị Mỹ vạch trần “âm mưu nói dối”, quân Nga mới chịu rút quân ra khỏi vài nơi, ví dụ quanh nhà máy điện hạt nhân không còn vận hành Chernobyl.
Bàn rộng về quan điểm “phò Nga” tại Việt Nam
Lý trí, trong một cách dễ hiểu, là khả năng của ý thức để thu nhận, hiểu, phân tích và phán đoán một sự kiện của mỗi người. Những người có phán đoán giống nhau tạo/làm nên một thành phần xã hội. Cuộc chiến tranh xâm lược của Nga vào Cộng hòa Ukraine tạo ra ít nhất hai thành phần, ủng hộ Nga và ủng hộ Ukraine, trong xã hội Việt Nam.
Tại cấp chính phủ, sự ủng hộ dành cho Ukraine chiếm phần đông trên thế giới. Tại diễn đàn LHQ, quyết nghị LHQ ủng hộ Ukraine “đòi Nga rút ngay lập tức, hoàn toàn và vô điều kiện tất cả các lực lượng quân sự của mình khỏi lãnh thổ Ukraine trong các biên giới được quốc tế công nhận” ngày 2 tháng 3, 2022 do 96 quốc gia bảo trợ, có 141 nước ủng hộ Ukraine, 5 nước ủng hộ Nga, và 35 nước vắng mặt. Nếu không tính Nga và vệ tinh Belarus, chỉ có 3 nước ủng hộ, đó là Bắc Hàn ở Á Châu, một Bắc Hàn ở Phi Châu là Eritrea và một bệnh nhân đang thở bằng bình dưỡng khí Nga tên là Bashar al-Assad ở Syria.
CSVN vắng mặt
CSVN vắng mặt và điều này không khó hiểu. CSVN vắng mặt theo TQ. Về mặt cơ chế chính trị, hệ thống lý luận, nền tảng tư tưởng và một phần lớn nền kinh tế, CSVN đã bị “Phần Lan hóa” bởi Trung Quốc qua “Mật ước Thành Đô” 4 tháng 9, 1990 và được chính thức hóa sau khi quan hệ giữa hai nước CS được tái lập ngày 7 tháng 11 năm 1991. Khi cơ chế chính trị Liên Xô lung lay tận gốc, giới lãnh đạo CSVN phải đích thân sang TQ cầu cứu mặc dù trước đó không lâu TQ đã chiếm Gạc Ma và tàn sát 64 binh sĩ CSVN.
“Phần Lan hóa” là gì? “Phần Lan hóa” (Finlandization) “để trở nên Phần Lan”, là một khái niệm chính trị để chỉ ảnh hưởng của một cường quốc trên các chính sách đối nội, đối ngoại và quốc phòng của một quốc gia láng giềng nhỏ, bị cô lập, không phải là thành viên của một liên minh quân sự và không nhận được sự bảo vệ của các cường quốc. Khái niệm này bắt nguồn từ chính sách của chính phủ Phần Lan chấp nhận không đi ngược lại các chính sách của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh từ năm 1947 đến năm 1990 nhằm mục đích duy trì chủ quyền đất nước (Trần Trung Đạo, “Hiểm họa Trung Cộng và Bài Học Phần Lan hóa”, Chính Luận 2, “Bánh mì Ai Cập cá Việt Nam Khát vọng con người”, Cổ Loa 2017)
Từ khi bị “Phần Lan hóa” khuôn mặt Biển Đông dần dần thay đổi. Các căn cứ quân sự nổi của TQ như Johnson Reef South (Đá Gạc Ma), Subi Reef (Đá Xu Bi), Gaven Reef (Đá Ga Ven), Hughes Reef (Đá Tư Nghĩa), Fiery Cross Reef (Đá Chữ Thập), Cuarteron Reef (Đá Châu Viên) và Mischief Reef (Đá Vành Khăn) được TQ xây trước những “quan ngại sâu sắc” quen thuộc được lặp đi lặp lại của các lãnh đạo đảng CSVN.
Đa số người dân Việt Nam ủng hộ Ukraine
Mặc dù không có thống kê khách quan, nhìn chung qua các mạng xã hội, đa số người Việt ủng hộ Ukraine. Ngoài tình nhân loại có máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn, sự ủng hộ Ukraine còn biểu hiện của niềm cảm thông của những con người cùng hoàn cảnh.
Phân tích trên lãnh vực địa lý chính trị, vị trí của Ukraine đối với Nga không khác mấy so với vị trí của Việt Nam đối với Trung Quốc. Đại Nga là Đại Hán, Hắc hải là Biển Đông, Kharkiv là Hà Giang, Belarus là Cambodia (căn cứ TQ tại Sihanoukville), Aleksandr Lukashenko (Tổng thống Belarus từ 1994 đến nay) là Hun Sen (Thủ tướng Cambodia từ 1985 đến nay). Điểm khác quan trọng nhất và có tính quyết định là Ukraine có một Volodymyr Zelenskyy anh hùng trong khi Việt Nam lại có một Tô Định thời đại toàn cầu hóa.
Thành phần “phò Nga”
Thành phần “phò Nga” phát xuất từ 3 nguyên nhân chính (1) mê muội, (2) quá khứ Liên Xô, (3) tin tưởng vào một Putin kiêu ngạo.
Chính sách Bốn Không làm VN cô quạnh khi có quyền lợi chung với Mỹ?
Cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine nhiều người Việt Nam tự hỏi, nếu có ngày nào lại đến lượt mình?’ Đây là sự e ngại rất chính đáng.
Hai cuộc chiến Ukraine và Việt Nam là khác hẳn nhau. Tuy nhiên cũng có một điểm tương đồng về khía cạnh địa chính trị: Ukraine nằm sát nước Nga, bị Vladimir Putin coi như vùng đệm (trái độn – buffer, or cushion zone) với Nato. Lãnh đạo TQ coi VN là vùng đệm giữa họ thế giới tự do, còn Mỹ thì coi Việt Nam là ‘lá chắn’ để che bão tố đến từ Bắc Kinh.
Câu hỏi đầu tiên là nhìn từ Washington D.C. thì chính giới Hoa Kỳ đánh giá Việt Nam quan trọng như thế nào?
Các nhà quân sự Mỹ đánh giá sự quan trọng của Việt Nam trên ba phương diện:
Về vị trí: Việt Nam nằm sát Trung Quốc, và lại gần ngay tuyến hàng hải quan trọng vào hàng nhất thế giới;
Về địa chính trị: Việt Nam là nước mạnh nhất về quân sự tại Biển Đông
Về chiến lược: tầm quan trọng của Việt Nam bắt nguồn từ sự tính toán của Ngũ Giác Đài rằng có hai Á châu: lục địa và hải đảo (Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore).
Ở châu Á hải đảo, Mỹ đã có đồng minh mạnh mẽ là Nhật, Hàn, và bây giờ thêm Úc qua AUKUS.
Còn ở châu Á lục địa thì không có đồng minh nào mạnh, nên rất cần Việt Nam.
Vị trí chiến lược của Việt nam
Ngày nay thì lại còn thêm một khía cạnh chiến thuật: vai trò của Cam Ranh. Đây là địa điểm mà Mỹ rất cần để làm căn cứ bảo dưỡng và tiếp liệu cho Hạm đội 7. Đặc biệt là các tàu ngầm có hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử bây giờ đã dày đặc ở Thái Bình Dương. Các đội tàu này có thể đánh trả nhanh chóng các phi đạn hạt nhân của TQ và Bắc Hàn phóng tới Guam, Honolulu, hay California.
Chi hơn 800 tỷ USD cho quốc phòng 2023, Hoa Kỳ không hề xao nhãng Trung Quốc?
Vào ngày thứ Hai, 28/3/2022, Tổng thống Hoa Kỳ Joseph Biden công bố đề nghị ngân sách quốc gia năm 2023 của ông, trong đó đáng chú ý nhất là chi tiêu dành cho quốc phòng và an ninh lên đến 813 tỷ USD, mức chi tiêu cao nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Việc chi tiêu ngân sách, trong đó có quốc phòng và an ninh, năm sau nhiều hơn năm trước cũng thường tình do giá cả tăng, nhưng điều gây chú ý của dự trù quốc phòng lần này là tỷ lệ tăng so với ngân sách quốc phòng năm 2022 cũng rất cao, đến 4%.
Tuy nhiên những người theo dõi thời sự quốc tế sẽ không ngạc nhiên về con số gần 900 tỷ này, vì sự gia tăng đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc, cường quốc đang lên và mong muốn vùng Đông Nam Á, Đông Á, là sân sau của mình.
Bà Kathleen Hicks, Thứ trưởng bộ quốc phòng Mỹ, không giấu diếm khi nói rằng số tiền lớn như thế là để nhắm đến mục tiêu chiến lược là Trung Quốc. Bắc Kinh phản ứng ngay tức thì, gọi đó là một cuộc chiến tranh lạnh mới.
Người theo dõi thời sự cũng sẽ không ngạc nhiên khi người đứng đầu Ngũ Giác Đài, Tướng Lloyd Austin, nói số tiền đó dùng để chống các mối đe dọa từ Nga, khi cuộc xâm lăng của Moscow vào nước Ukraine láng giềng bước qua tháng thứ hai.
Vậy thì Nga hay Trung Quốc?
Cuộc xâm lăng của ông Putin vào Ukraine làm bộc lộ nhiều nhược điểm của nước Nga, mà trước đó Mỹ và phương Tây có thể đã không hình dung hết. Về phương diện quân sự, quân đội Nga không những tệ hại về những loại vũ khí quy ước như xe tăng, mà họ còn rất kém trong cuộc chiến điện tử chống lại Ukraine. Về kinh tế, lĩnh vực làm cơ sở cho một nền quốc phòng hùng mạnh, nước Nga cũng đang chới với do những biện pháp cấm vận mạnh mẽ chưa từng có của phương Tây.
Ngược lại, Trung Quốc là một cường quốc kinh tế, có ảnh hưởng không nhỏ đến phương Tây. Với sức mạnh kinh tế này, trong thời gian ngắn vừa qua, Trung Quốc đã gặt hái nhiều thành công trong các lãnh vực khoa học kỹ thuật tiên tiến, có thể làm nền tảng cho việc phát triển quốc phòng.
Vậy thì việc tăng ngân sách quốc phòng như thế của Hoa Kỳ, có phần nhiều hơn là nhắm vào Trung Quốc, ở mục tiêu dài hạn.
Wüstenstrom statt Putins Gas – Wiederbelebung einer Jahrhundert-Idee – Điện sa mạc thay cho khí đốt của Putin – sự hồi sinh một ý tưởng từ thế kỷ trước
Công viên năng lượng mặt trời NOOR I ở Marốc đã đi vào hoạt động từ mùa xuân năm 2016
Ý tưởng đưa điện mặt trời xuyên Địa Trung Hải đến châu Âu đã gây hưng phấn cách đây 13 năm. Tuy nhiên, dự án đã thất bại trong việc thực hiện. Nhưng bây giờ, nhờ một chiến lược mới, dự án đang hồi sinh. Đã có một cuộc nói chuyện về một “trật tự thế giới hydro” mới.
Robert Habeck, Bộ trưởng Kinh tế Liên bang Đức gần đây đã có một chuyến đi khảo sát để mua năng lượng ở Qatar thay thế khí đốt của Nga. Tại một trong những cuộc gặp gỡ với các ông Hoàng và các doanh nhân, một người Hà Lan râu bạc như cước đã đến gần ông bộ trưởng Đức, lịch sự tự giới thiệu: “tôi là Paul van Son, Chủ tịch của Desertec.” Sau cuộc trò chuyện, ông chắc mẩm: “Habeck sẽ đưa chúng tôi vào tầm ngắm”.
Sáng kiến sức mạnh sa mạc đã biến mất khỏi tầm ngắm của công chúng Đức nhiều năm trước. Nhưng nó vẫn tồn tại, được hỗ trợ bởi những người ủng hộ mới từ Trung Quốc và Ả Rập. Trong khi đó, các công ty Đức cũng đang quay trở lại và đăng ký danh sách thành viên với số lượng ngày càng đông đảo hơn.
Sau khi gần như giải thể vào năm 2014, tổ chức này đã có hơn 60 tập đoàn, bao gồm ThyssenKrupp, Siemens Energy, E.on, RWE và Uniper. Với tên gọi Desertec 3.0, sự tái sinh thứ ba của ý tưởng sức mạnh sa mạc bất ngờ hứa hẹn những trợ giúp rất cụ thể cho vấn đề kép về thiếu hụt năng lượng và bảo vệ khí hậu cần được giải quyết trong ngắn hạn.
Ý tưởng ra đời ở Đức. Được phát triển bởi Trung tâm Hàng không Vũ trụ Đức (DLR) và Viện Fraunhofer về Hệ thống Năng lượng Mặt trời. Nó dựa trên các tính toán của nhà vật lý quá cố Gerhard Knies. Ông phát hiện ra rằng: “Trong sáu giờ, lượng năng lượng mặt trời đổ xuống các sa mạc trên trái đất nhiều bằng cả nhân loại tiêu thụ trong một năm.”
Việt Nam trước ngã ba đường và các bài học lịch sử
Việt Nam nằm cạnh Trung Quốc (TQ) như Ukraine nằm cạnh Nga. Nguy cơ bị láng giềng kiểm soát, thậm chí tấn công luôn tồn tại.
Đầu tiên, tôi xin giới thiệu lại cuộc họp lịch sử giữa Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlan Nehru vào năm 1954:
–Thủ tướng Nehru: “Mặc dù Hoa Kỳ rất mạnh về quân sự và tài chính, nhưng luôn lo sợ mất vị trí (lãnh đạo) của mình.”
–Chủ tịch Mao: “Chẳng có quốc gia nào có thể đem quân vào Hoa Kỳ nhưng người ta cho rằng Hoa Kỳ sợ mất đi những khu vực mà họ đã chiếm đóng ở nhiều nơi trên thế giới …”
–TT Nehru: “Hoa Kỳ là một quốc gia lớn với quy mô lãnh thổ và dân số… nhưng Hoa Kỳ luôn sợ rằng quyền lợi của mình sẽ bị tổn hại. Giống như tất cả những người đã có sẵn quyền lợi, Hoa Kỳ đang lo lắng, sợ hãi. Bởi vậy, họ muốn bảo vệ quyền lợi của mình.”
–CT Mao: “Sự sợ hãi của Hoa Kỳ thật sự là quá đáng. Hoa kỳ đã đẩy tuyến phòng thủ của mình tới Đại Hàn, Đài Loan và Đông Dương, là những nơi thật xa Hoa Kỳ nhưng lại rất gần chúng tôi. Điều này làm cho giấc ngủ của chúng tôi không được yên giấc (This makes our sleep unsound).
–TT Nehru: “Đúng”.
–CT Mao: “Điều này làm cho chúng tôi khó ngủ yên giấc” (This has made it difficult for us to have a sound sleep).
Đây là biên bản cuộc họp lịch sử giữa ông Mao và ông Nehru, vào ngày 19/10/1954. Biên bản này mới được giải mật, soi sáng nhiều về những suy nghĩ, tính toán của hai nhà lãnh đạo của hai nước đông dân nhất thế giới trong thời gian sau Thế Chiến II. Cuộc họp kéo dài ba ngày (19-23-26 tháng 10,1954).
Khi ông Mao bình luận rằng việc Mỹ “lấn ra” như vậy đã làm cho ông ngủ không yên giấc – và nói hai lần sát nhau – trong chỉ vài phút thì ta thấy ông đã ý thức được mức nghiêm trọng của những cái chốt của Mỹ ở Á Châu để bao vây Trung Quốc như thế nào.
Tại sao nhiều tướng Nga tử trận tại Ukraine?
“Chiến tranh sắp sửa kết thúc”, Yakov Rezantsev (trong hình) đảm bảo với binh sĩ của mình như vậy bốn ngày sau khi Nga xâm lược Ukraine. Đó là cách đây một tháng. Vào ngày 25 tháng 3, vị trung tướng, chỉ huy Quân đoàn Vũ trang Hỗn hợp số 49 của Nga, được cho là đã chết, bị giết trong một cuộc tấn công gần thành phố Kherson. Các quan chức Ukraine nói rằng ông là vị tướng Nga thứ bảy thiệt mạng trên chiến trường ở Ukraine. Các quan chức phương Tây đồng ý với thông tin này. Phía Nga chưa xác nhận, và tổng số tướng Nga tử trận cũng chưa được xác minh độc lập. Nhưng rõ ràng là các tướng lĩnh hàng đầu của Nga đang có tỉ lệ tử trận cao bất thường. Tại sao lại như vậy?
Các sĩ quan cấp tướng – trong hầu hết các quân đội là những người có hàm cao hơn đại tá – thường chỉ huy các đội hình lớn, như sư đoàn và quân đoàn. Những đội hình đó cần phải được điều khiển từ các sở chỉ huy lớn, có xu hướng nằm ngoài tầm bắn của pháo binh và rocket, và do đó thường nằm cách xa tiền tuyến. Vì vậy các vị tướng thường có vị trí an toàn hơn.
Mỹ đã mất 9 tướng khi chiến đấu trong Chiến tranh Việt Nam, dù khoảng thời gian đó là hơn 20 năm chứ không phải một vài tuần, và hầu hết đều chết khi trực thăng của họ bị bắn rơi. Trong hai thập niên chiến tranh ở Afghanistan và Iraq vừa qua, chỉ một viên tướng Mỹ bị chết – và ông ta bị bắn bởi một người lính Afghanistan. Ngay cả trong thời kỳ chiếm đóng đẫm máu Afghanistan giai đoạn 1979-1989, Liên Xô được cho là mất không quá 6 tướng trong 6 tháng đầu của cuộc chiến.
Chúng ta phải quay ngược lại 80 năm để tìm thấy mức độ tử trận cao tương tự của các sĩ quan cấp cao. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, khoảng 235 tướng lĩnh Liên Xô đã thiệt mạng trong chiến đấu, theo cuốn “Những vị tướng Xô-viết hi sinh”, một cuốn sách của Aleksander Maslov (hơn 200 vị tướng khác đã chết theo những cách khác). Ngay cả lúc đó, trong giai đoạn tồi tệ nhất – từ tháng 6 năm 1941, khi Đức xâm lược Liên Xô, cho đến tháng 11 năm 1942, khi Hồng quân bao vây quân Đức tại Stalingrad – trung bình chỉ có chưa tới 6 vị tướng bị giết mỗi tháng, tương đương với mức tổn thất hiện tại của Nga.
Một lý do giải thích cho tỷ lệ tử vong cao ngày nay là do Nga đã tiến hành các cuộc tấn công của mình không thành công, đặc biệt là ở miền bắc Ukraine. Nhiều đơn vị của Nga đã cho thấy họ không có khả năng tác chiến trong điều kiện vũ khí phối hợp hiện đại, khi các xe tăng đã liều lĩnh tiến lên phía trước mà không có sự yểm trợ của pháo binh. Tinh thần xuống thấp, hậu cần kém và thương vong cao. Và điều đó dường như đã buộc các vị tướng phải trực tiếp xuống thực địa chiến trường. Trong hầu hết các quân đội chuyên nghiệp, một đội ngũ binh sĩ (enlisted personnel) phục vụ lâu năm được gọi là hạ sĩ quan (non-commissioned officer) thường giám sát các binh sĩ và nắm quyền lãnh đạo các đơn vị nhỏ hơn trong chiến đấu. Một trong những quan chức của NATO cho biết các hạ sĩ quan như vậy là “xương sống” của liên minh này. Quân đội Nga thiếu một lớp lãnh đạo như vậy. Điều đó có thể đã buộc nhiều sĩ quan cấp cao hơn phải tiến lên, để tự mình xem xét tình hình và có thể điều khiển các chỉ huy cấp dưới.
Hình minh họa: Trang bìa tờ Spiegel số 8, 04.2022