Việt Nam Thời Báo

VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 31)  

Ngụy Hữu Tâm

 

Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger và những vấn đề liên quan.

 

Tôi viết bài này vào những ngày giữa tháng 4, thoải mái vì thời tiết dễ chịu của thời tiết mùa xuân và cảm xúc cá nhân thì bệnh tình có đỡ vì có BS tại gia, tức là còn trên cả các BS BVHN và BV văn hóa, ngang với TBT LDZ khi đã phải lấy tới bà vợ thứ n lần mới chọn được BS, chỉ bởi lẽ vì BS có giá lắm chứ đâu có cù lần như dân toán lý bọn chúng tôi. 

Chưa nói tới được cả BV HN lẫn BV Quân Y 108 phục vụ, ngang với UV BCT chứ đâu có phải chỉ là thằng Phá Phòng quèn, chỉ hơn anh Chí Phèo một bậc. Ngày kia lại phải vào 108 để tiêm mũi hoocmôn thứ 3 đây. Có thầy, có thợ, có thuốc vẫn hơn không, dù có được tối ôm Thị Nở mà cứ chạy ra toalét hoài thì mần chi được. Dẫu ham muốn giảm sút, nhưng rồi không phải đeo bỉm nữa là khoái rồi, chưa nói đi tiểu tiện có đỡ rát.

Các kỳ nghỉ liên miên, hết Giỗ Tổ Hùng Vương, lại Sâu Bọ, rồi mấy cái kỳ nghỉ Tây quái quỉ, Tình nhân, rồi Phục Sinh, lễ ngũ tuần…mà dân ta cũng đã bắt đầu học đòi, chứ những cái hay như tính tuân thủ luật pháp, cần cù, tiết kiệm, kỷ luật, … thì còn lâu nhé, dân An Nam mình là vậy mà… 

Tôi cũng được ăn theo. ,bình thường mới’ rồi mà, dự hết lễ ra sách này lại đến lễ ra sách kia, dù chẳng biết sách có bán được không, bởi lẽ vì dân ta quen xem sách photo là chính, chưa nói trên mạng thì ê hề. 

Vụ ầm ỹ ở BCH Hội Nhà văn còn khoái gấp mấy lần các tiểu thuyết ‚dỏm’, chưa nói các sách phê bình, tiểu luận lịch sử, triết học, y học… rất khó ‚nhá’. 

Nhưng dẫu sao vẫn phải giới thiệu ra đây vài cuốn mà tôi thấy là nên làm.

Đầu tiên là 2 cuốn sách dầy dặn „Lý Đào Lang Vương“  và „Lý Phật Tử Định Quốc“ của nhà văn trẻ Phùng Văn Khai. Sách tiểu thuyết lịch sử vốn khó viết, kén bạn đọc, thế mà anh đã ra đến cuốn thứ mấy, chỉ trong một thời gian hết sức ngắn.

Thật là một sức làm việc phi thường ở anh.

Rồi cuốn tiểu luận phê bình „Tài hoa Việt,  từ một điểm nhìn“ của nữ sĩ Trần Thị Trâm. Văn học thì từ Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn Bính, Hoàng Ngọc Phách…đến… Phùng Văn Khai. Âm nhạc có Nguyễn Văn Thương, Nguyễn Văn Tý..cho đến Trần Tiến. Phần cuối dành cho các tài hoa giáo dục, rất ít một biết đến…thế cho nên cũng xin được lượng thứ nếu không kể ra ở đây.

Nhân đây còn phải kể cuốn „Gừng xứ Nghệ“ của PGS Đỗ Lai Thúy, giám đốc Viện Nhân học Văn hóa vừa mới khai trương, mà ở đây, ông kể ra được những nhân tài xứ Nghệ từ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Xuân Diệu, Phan Ngọc, Hoàng Ngọc Hiến, Trần Đình Hượu, Hoàng Xuân Hãn, Hà Văn Tấn, Nguyễn Tài Cẩn đến những tài năng hiện tại như Cao Xuân Huy, Thái Bá Vân.

Cách hành văn của ông Thúy thì miễn bàn rồi, xin giới thiệu với bạn đọc.

Từ SG, anh bạn Tôn Phi vừa gửi ra cho tôi cuốn sách „Cùng học để giáo dục con trẻ“ của GS Nguyễn Đình Cống, ông bạn đi dạy Algeria với tôi, người cả đời hết sức tâm huyết với ngành này. Sách in dày dặn, nhiều ảnh, khổ to trang trọng nên giá nó không hề bình dân. Chỉ có SG ‚đi trước về sau’ mới dám làm. 

Lại nhớ, anh Cống đưa tôi bản thảo cuốn sách này cả mấy năm nay rồi, tôi đưa khắp lượt NXB tôi quen biết, ai ngoài Bắc này in nổi cơ chứ. Tư duy Bắc Kỳ mà, nơi vốn chuyên soạn thảo ra các nghị quyết  cơ mà. Với những Bộ trưởng Giáo dục như Nguyễn TB, Nguyễn Thiện Nhân,… những GS ‚chính trị học’ mà chưa bao giờ đứng trên bục giảng, thì biết bao giờ ngành giáo dục đất nước này vươn cánh ra sánh vai cùng với bè bạn 5 châu được cơ chứ.  

Còn một cuốn sách nữa mà tôi còn muốn nói tới, dù nó chỉ liên quan đến tôi và các cụ U80 như tôi, nhưng biết đâu vẫn có bạn trẻ quan tâm, đó là cuốn „Giải phóng ung thư từ sức mạnh tâm trí“ của L.E. Carlson và M. Speca.

Lời giới thiệu cũng đã thấy đầy sức mê hoặc rồi: „Phương pháp tiếp cận từng bước giúp người bệnh đối diện với ung thư, phục hồi sức khỏe“. Bên trong rất thực dụng, đầy bài tập về thở và thiền, với rất nhiều hình vẽ. 

Sách mang đậm văn hóa phương Tây mà, miễn chê. Cuốn sách in đẹp, dịch tốt, của NXB Y học Hà Nội đàng hoàng mà có giá rất bình dân, vì in đến 7.000  bản, trong khi những cuốn sách chính mình viết cho NXB này chỉ in 1.000  bản, mà chẳng ma nào mua, thương cho thằn tác giả này quá ta!      

Chưa đi xe đạp được thì may quá xe buýt cũng đã hoạt động bình thường, xe 45 chạy tuyến Times City- Nam Thăng Long có bến đỗ cách nhà 10min đi bộ nên quá lý tưởng, lại có tần suất 15min/chuyến, cứ như ở các thành phố hiện đại vậy chứ không phải là nước đang phát triển. Nhưng thái độ nhân viên thì thấy ngay, không lễ độ và văn hóa khi thấy các cụ già đi miễn phí, chẳng có màu, ỷ ê khẩu trang đeo lệch, ngồi không dãn cách, cứ như muốn ‚bắt nạt’ các cụ, chỉ còn thiếu nước ‚đuổi xuống’. Bao giờ có ‚văn hóa đi xe buýt’ đây, hỏi cũng là đã trả lời rồi.

Sau hơn 2 tháng lên Viện HLKH&CNVN cũng vui. Gặp lại bạn bè. NĐH nhắc tháng 9 này VVL tổ chức Hội nghị Quốc tế trong Côn Đảo, mời anh tham dự. Lần này thì xin kiếu, hết năm nay mới hết đợt điều trị cơ mà, đi có chuyện gì xảy ra thì có… Trời  cứu, chẳng lẽ gọi…vợ từ Hà Nội bay gấp vào.

GS NVH. nguyên Viện trưởng Viện Gen, thua tôi cả chục tuổi, anh em Đức về mà lâu nay  không gặp mặt, kể tôi nghe câu chuyện hay quá, muốn cười ra nước mắt, chẳng kém gì câu chuyện lùm xùm ở HNV, dù chẳng liên quan gì tới sex,  xin phép được kể lại. 

Mới đây anh bạn ĐVM, bạn cơ quan cũ, cũng mắc bệnh như tôi, và đã chữa khỏi, nhưng vốn là ‚sếp’ ở cái cơ quan còn quan trọng hơn HNV, dù cũng chỉ là hội hè cả mà thôi, nhưng phải là UV TW ĐCSVN, đi xe mẹc. Hết 2 nhiệm kỳ, là „quá đát“, chứ không phải quá đáng, nên anh phải về vườn (phải công nhận anh đã làm tốt việc này, hơn khối người khác) , cơ quan phải họp bàn cho ‚dân chủ’. Anh X, vốn làm trợ thủ (cái bóng)  cho anh M, nên dày dặn kinh nghiệm, đắc cử qua bầu chọn. Thế thì có gì mà ầm ỹ? 

X, chẳng hề ai biết, vốn làm trợ thủ cho chị XN, con gái ông ĐTM, em trai ông bạn ĐTH mà tôi cũng đã có lần kể, hàng xóm thân thiết của tôi, 2 bà chị lấy 2 ông tướng, một thậm chí còn làm đại tướng mà bài sau tôi sẽ kể kỹ, vì chuyện liên quan tới thời gian tôi làm TS ở Berlin. Bà này thì ông chồng chỉ lên đến đại tá rồi…xịt ngòi, nên mối tình cũng theo đó mà tan vỡ. Nhưng có lẽ chính bởi thế mà con đường hoạn lộ của bà ta rộng mở thênh thang, cứ Trưởng phòng rồi Viện trưởng mà lên, cuối cùng có hàm Thứ trưởng. X theo bóng đó làm chính trị rồi về chỗ anh M. Theo quy chế, tuổi phải trẻ mà, anh này vốn làm chính trị, bằng cấp nào ai biết, mấy ông, nhiều tuổi hơn, muốn tranh chức, đều có hàm GS cả. X khai TSKH cho ngang PGS, nhưng nào ai chứng minh, đến học đại học ở đâu nào ai biết, chứ nói chi đến tấm bằng TSKH. Thế nên mới sinh chuyện…

„Anh chẳng có bằng cấp nào mà đòi lãnh đạo các GS à?“… Cứ như ở lò mổ …bò vậy! (Anh NVH. chẳng đã có lần nói: „Bất cứ con bò nào được dắt qua biên giới khi về nước đều trở thành TS cả !“). Muốn cười đến vỡ bụng mà không được, chuyện nghiêm túc mà, rất ‚đúng quy trình’. Chỉ có khổ (hay sướng?) cho X, mất hết uy tín. Hội nghị đành đâm lao phải theo lao, ‚chữa cháy’ bằng cách đề cử ĐVM làm thêm một nhiệm kỳ nữa, cứ y như TBT NPT vậy, nước Việt Nam này đang gặp hoạn nạn hết nhân tài mà! 

Đang chờ MR mới! 

Nhưng làm Chủ tịch thì ôi quá, đành ‚mổ đẻ cho đúng quy trình’, cho ra thêm cái chức ‚ Chủ tịch danh dự’. 

Tội cho HT quá, nếu biết trước thì HNV cũng cứ thế mà làm! Chỉ sẽ rất tội cho NQT, lại có thằng luôn ngồi trên đầu mình!                             

Trở lại những ngày năm 1974 sang Viện ZOS VHLKH CHDC Đức ở Berlin làm bằng TS bậc một ở Fischerinsel ngay trung tâm thành phố, dưới chân cột truyền hình, mà cho đến tận ngày hôm nay vẫn là biểu tượng của thủ đô nước CHLB Đức thống nhất từ 32 năm nay, trụ cột kinh tế và chính trị của EU. những ngày dds đang xây Republikpalast là Nhà Quốc hội CHDC Đức 

Tóm tắt mãi các tờ Spiegel, bạn đọc cũng chán rồi, xin lấy tờ khác, Viện Gớt Hà Nội thiếu gì.  Xin giới thiệu với bạn đọc tờ ART số tháng 03.2022, số mới nhất ở nước ta. Tạp chí nguyệt san dành đến cả 14 trang, trong 140 trang theo tiêu chuẩn tạp chí CHLB Đức, tức 1/10 nội dung số báo này cho Ngải Vị Vị, nghệ sĩ tạo hình nổi tiếng Trung Quốc, với 18 hình minh họa, ưu ái làm sao! 

Trong khi cả thế giới xa lánh Trung Quốc, nhất là sau khi Nga xâm lược Ucraina mà Trung Quốc là một trong số rất ít nước gần như làm ngơ cho Nga, trong khi hầu như toàn thế giới đều mạnh mẽ lên tiếng phê phán, tẩy chay Nga của Putin trên diễn đàn UN. 

Bài mang tựa đề: „Anh cứ chạy, thế nhưng không tiến lên được“ với 2 câu phụ đề: „Ông là một trong số những nghệ sĩ và chiến sĩ đấu tranh cho quyền con người nổi tiếng nhất của thời đại chúng ta. Phỏng vấn Ngải Vị Vị về cuộc sống mới của ông ở Bồ Đào Nha và cuộc tìm của ông nhằm kiếm tính văn nhân, trong cuộc triển lãm lớn của ông tại thành phố Vienna“.

Một câu được in đậm tiếp theo của Ngải Vị Vị là: „Trong nghệ thuật, vấn đề xoay quanh tính văn nhân, xoay quanh cái đẹp, cái xấu và xoay quanh việc bảo vệ những quyền hạn của chúng ta“.

Tiếp theo là 3 bức tranh khảo cứu phép phối cảnh-study of perpective, một bức là cánh tay ông với ngón giữa thối chỉ vào Thiên An Môn, sáng tác năm 1995, 6 năm sau vụ chính quyền Bắc Kinh dùng xe tăng để thảm sát hàng ngàn sinh viên ở đó, 2 bức là cánh tay ông với ngón giữa chỉ về Tòa Bạch Ốc và Tháp Eiffel, tương ứng sáng tác vào năm 1995 và 1999.

Tiếp nữa là 2 bức áp phích quảng cáo phim cho cuốn phim về sự điều hành khủng hoảng ở Vũ Hán với đại dịch corona, gồm toàn các video của các nhân chứng từ  chính thành phố 10 triệu dân Vũ Hán, được quay ngay trong năm đó. 2 bức này được ông     sáng tác năm 2020 mà ở một bức, ông chơi chữ CORONATION-đất nước corona

Tiếp nữa là 2 bức có phụ đề: „Tôi thích lego. Rất đơn giản để hiểu nó. Và với chất lượng mang tính pixel của mình, nó liên hệ về thời đại chúng ta“.  

Bức chân dung em bé tỵ nạn Alan Kurdi, chết đuối ở bờ biển năm 2025 từng gây chấn động của toàn thế giới, được ông ghép bằng các miếng lego năm 2019. Ông cũng ghép bằng các miếng lego bức „The navigation route of the Sea-Watch 3 migrant rescue vessel-Chuyến đi lạc của con tàu cứu người tỵ nạn Sea-Watch 3“ vào năm 2019.

Phụ đề: „Mẹ tôi hỏi, tôi cảm nhận cuộc sống tù đầy như thế nào. Khó để diễn tả. Bởi vậy tôi  xây nên những chiếc bình để bà có thể nhìn thấy chúng (khó dịch, cũng có thể hiểu là sự cảm nhận cuộc sống tù đầy)“ cho các tác phẩm. 

Một bức sáng tác là cái cột ghép từ 6 chiếc bình gốm cổ Trung Quốc có chủ đề về người tỵ nạn, sáng tác vào năm 2017.    

Thời gian tù đầy gây chấn động tâm thần được người nghệ sĩ diễn tả bằng một loạt 6 hộp nhìn, ở đó ông cẩn thận mô tả những cảnh bi cướp mất tự do và luôn bị theo dõi. Sáng tác vào năm 2013.

Venice-Biennale  2013. lần đầu tiên ông giới thiệu các dioram-ảnh nhìn sâu vào đối tượng nổi  bằng plexiglas-thủy tinh hữu cơ với sắt ở nhà thờ Saint Antonin. Những cảnh tượng bên trong được nhìn qua những khe nhìn.

Hai bức ảnh cuối cùng cho thấy người nghệ sĩ với curator-giám định viên Elsy Lahner đang chuẩn bị cho cuộc triển lãm ở Bảo tàng Albertina Modern, thành phố Vienna, mà ông bảo: „Bà không thấy ở studio của tôi các tác phẩm của tôi, bởi lẽ tôi ghét các tác phẩm của tôi, bởi vì tôi chẳng bao giờ hài lòng với chúng“.

Và ảnh ông ngồi giữa đống gốc cây olive già gồ ghề, có lẽ sẽ là tác phẩm mới của ông, sắp ra mắt khán giả.

Bài phỏng vấn Ngải Vị Vị tập trung vào các tác phẩm lego của ông vì chúng là phương tiện dễ dùng, với chất lượng mang tính pixel của chúng. Các chủ đề nhấn vào cuộc sống trong ngục tù, mất tự do của ông, và những người tỵ nạn, vấn đề luôn được thế giới quan tâm. 

Ông bảo (in đậm): „Julian Assange cũng là tù nhân chính trị. Những gì ông ấy làm, là cực kỳ đáng quý cho ngành báo chí, cho tự do ngôn luận. 

Ngải Vị Vị cũng đánh giá cao vai trò của mạng internet. 

Ông  hy vọng  những tác phẩm của ông sẽ có ảnh hưởng đến giới trẻ ở Trung Quốc.

Mỹ và phương Tây tẩy chay Olympic mùa đông ở Bắc Kinh, và nhiều biện pháp nữa, nhưng Ngải Vị Vị không tin chúng sẽ có ích gì, bởi lẽ phương Tây hưởng lợi từ Trung Quốc quá nhiều. Thành phố Thượng Hải chu cấp cho Centre Pompidou, Paris, 1,5triệu USD hàng năm. Các nghệ tsĩ phương Tây vẫn triển lãm tác phẩm của mình ở Trung Quốc.

Về Đức, Ngải Vị Vị đã tỵ nạn lâu ở đó nhưng ở cuốn Tiểu sử tự sự ông chẳng hề nhắc tới.  Bởi lẽ ông không coi đó là vấn đề của ông nữa. Còn vấn đề của nước Đức là toàn cầu  hoá. 

Nay Bồ Đào Nha là nơi ở mới của ông. Ở đó có truyền thống về gốm, và ông cũng đã dùng nó cho tác phẩm mới của ông.

Ngải Vị Vị không coi Berlin hay Bồ Đào Nha là studio sáng tác cho ông, ông thấy nó là buồng tắm nhà ông, hay buồng ngủ khách sạn nơi ông vừa đến.

Ở tờ Tạp chí này còn dành 6 trang cho cặp vợ chồng họa sĩ CHDC Đức Leo và Hans Grundig mà tôi biết họ từ hồi còn ở Dresden, bởi vì họ, là họa sĩ gốc Do Thái, may mắn thoát ra khỏi trại tập trung phát-xít, sau thế chiến II  sáng tác chính ở VHL Nghệ Thuật Dresden. Bà còn là  GS trường Đại học Nghệ thuật Tạo hình Dresden, làm Chủ tich Hội Nghệ sĩ Tạo hình CHDC Đức. 

Sau thống nhất nước Đức, họ vẫn làm việc bình thường như bao dân Đông Đức khác. Đến sĩ quan công an NVP và quân đội NVA còn được dùng nữa là. 

Phải nhắc lại chuyện này vì ở ta, các năm 1954-1975 khoảng trống không chỉ về mặt  chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học giáo dục, mà tất cả mọi ngành, dưới vĩ tuyến 17 là  khoảng trống về tất cả mọi mặt, chẳng hề tồn tại vì là ngụy. 

Nói điều này trong tháng tư đen để nói, trước dân tộc Việt Nam còn nhiều việc phải làm lắm.      

Còn kỷ niệm khi làm TS ở Berlin, ở bài này chỉ xin nhắc một câu chuyện này, xảy ra ngay sau sự kiện 30.04.1975. Số là sau chiến thắng, theo mô hình Liên Xô, thừa tướng nên chuyển họ sang lãnh đạo khoa học, một công đôi việc, để các tướng tá có việc bớt thành ‚kiêu binh’, mặt khác để lũ trí thức-cục phân bớt nhờn, dám khinh miệt sự lãnh đạo tài tình của‚đảng ta’. Thế cho nên đại tướng, đang sắp bị chuyển đi đặt vòng cho chị em, mới ngóng chức Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học sắp mở. 

Ngài bèn đi thị sát nền khoa học các nước XHCN, đặc biệt là các VHLKH, trong đó có VHLKH CHDC Đức. Khi Ngài đến Đức thì ĐSQVN tại Berlin cử ngay anh T.Dz đang là chuyển tiếp sinh ở TU Dresden, anh này sau tốt nghiệp cũng về VVL chúng tôi, đi dịch cho Ngài. Tôi sang Đức đã được một năm, quen công việc nên cũng được nhiều cơ quan, như anh em Moritzburger khác thạo tiếng Đức, hay được mời gọi đi dịch, vừa đi chơi vừa có tiền, vì tiền dịch rất cao, tiếng Việt vốn được Đức xếp vào loại ngôn ngữ khó học nhất mà. Lúc đầu, thày Roland König vẫn thoải mái cho đi. 

Hôm đó, khoảng 10h, tôi đang chăm chỉ chụp xung laser trên máy quang phổ, việc rất mất thời gian và chán ngắt, thì thày bỗng gọi: „Ông Tâm lên VHL họ cần“. Tôi vội xếp mọi việc lại, chạy ngay ra nhà khách VHL ngay gần đó, đều thuộc khu khoa học Adlershop mà. Tướng Gi đang ở đó, được VHL tiếp. Thế nhưng có chuyện ‚thay ngựa giữa dòng’. Anh T.Dz đang dịch ngon bỗng bị gọi ra, thế tôi vào chỗ đó. Tôi nói vắn tắt với tướng Gi: „Cháu xin phép Bác được dịch tiếp ạ“. Quen dịch cabin rồi mà.

Tướng Gi thăm các viện trong khu khoa học Adlershop suốt một ngày, gần 8h, đến 18h mới xong, toàn các viện vật lý và hóa học hết sức quan trọng. May quá tôi dịch trôi chảy, không hề có sự cố nào, một năm, cũng quen khu vực này rồi mà, tâm lý là hết sức quan trọng. Chào từ biệt tướng Gi, chào tạm biệt lãnh đạo VHLKH CHDC Đức. 

Trời đã nhá nhem tối, mệt lử người. Tôi đã dịch suốt 8h, hệt như một con robot, không hỏng hóc gì. Tướng Gi cũng không hỏi lấy một câu, chỉ gật gật như cái máy. Tôi nào biết, ông có hiểu những gì tôi nói chăng?

 2 con robot  chạy song song với nhau, suốt 8h. 

Sau này, cách nay cũng cả chục năm, tôi có việc đến nhà tướng Gi, đưa một anh bạn Áo đến thăm gia đình kiêm thông ngôn cho anh.  Cũng một sự lạnh lùng y như vậy. 

Tôi kể lại cho NĐH nghe, anh phán xanh rờn: „Họ quen được thế giới trọng vọng nên khinh mạn vậy thôi, chuyện ‚nhỏ như con thỏ ấy mà’“. Có lẽ đúng, thế mà ngoài xã hội cứ tung tướng Gi và gia đình lên mây, một kiểu tuyên truyền của ‚đảng ta’ mà. 

Sau này tôi còn đi dịch nhiều, gặp nhiều người thú vị hơn. Đến mức thày Roland König phải bảo: „Ông Tâm sang Berlin để làm bằng TS hay để dịch thế?“. 

Từ đó là cạch… 

Xin phép dừng nhấn con chuột để bài sau kể tiếp. 

*****

 

Nhân đây cũng xin liệt ra những bài báo mạng mà thời gian mấy ngày qua, tôi theo dõi được: 

Nước cờ hiểm của Putin: hạ thủ hai tổng thống?

Harlan Ullman, là cố vấn cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương ở Washington, D.C., tác giả chính của chiến thuật quân sự “gây sốc và sợ hãi”. Cuốn sách mới nhất của ông: 

Cách đây 80 năm, vào thứ Hai tuần này, trong những tháng đầu của Thế chiến II, khi Nhật Bản đang chiếm phần lớn châu Á sau khi đánh chìm hạm đội thiết giáp hạm của Mỹ tại Trân Châu Cảng, 16 máy bay ném bom B-25 dưới sự chỉ huy của Trung tá James H. Doolittle đã xuất kích từ tàu sân bay USS Hornet tấn công Tokyo trong một cuộc đột kích một chiều, táo bạo. Thiệt hại vật chất nhỏ thôi. Nhưng ảnh hưởng tâm lý rất lớn. Sự bất khả xâm phạm của Nhật Bản mà giới quân sự cấp cao nước này hứa hẹn đã tan tành.

May mắn là Tổng thống Nga Putin, cũng như nhiều người Mỹ ngày nay, có lẽ không rành sự kiện lịch sử này. Với việc chiếc soái hạm của Hạm đội Biển Đen, tàu Moskva của ông ta, bị chìm, có lẽ là do tên lửa hành trình Neptune của Ukraine (hoặc do thủy thủ đoàn hoàn toàn kém cỏi), Putin cần một cú “gây sốc và sợ hãi” để hồi phục sau cuộc tập kích kiểu của Doolittle (*) này. Đó có thể là gì?

 Phiếu ủng hộ của Việt Nam cho Nga và cảnh báo hệ lụy mối quan hệ với Mỹ

Việc Việt Nam bỏ phiếu chống lại nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ được cảnh báo là có thể khiến mối quan hệ của Hà Nội với phần còn lại của thế giới rơi vào lâm nguy

Ngay trước khi cuộc bỏ phiếu nhằm đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc vì những cáo buộc rằng binh lính Nga giết hàng trăm thường dân ở Bucha của Ukraine, Moscow cảnh báo các nước rằng một lá phiếu “đồng ý” hoặc “trắng” đối với sự thúc đẩy của Mỹ để loại bỏ Nga sẽ được coi là một “cử chỉ không thân thiện” và sẽ gây hậu quả cho quan hệ song phương.

Việt Nam, sau hai lần bỏ phiếu trắng vào tháng trước khi Hội đồng Bảo an LHQ tìm sự đồng thuận để lên án Nga vì cuộc xâm lược ở Ukraine, đã bỏ phiếu chống trong cuộc biểu quyết lần thứ 3, mà Đại sứ Mỹ tại LHQ Linda Thomas-Greenfield gọi là “khoảnh khắc lịch sử.” Dù có 24 nước không ủng hộ nghị quyết được Mỹ thúc đẩy hôm 7/4, trong đó có Việt Nam, nhưng có đến 93 quốc gia bỏ phiếu tán thành, vượt quá mức tối thiểu cần thiết 2/3 trong số 193 thành viên của Đại hội đồng LHQ ở New York – trong đó 58 phiếu trắng không được tính – để đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền của tổ chức liên chính phủ lớn nhất thế giới. Nga trở thành quốc gia thứ hai trong lịch sử, sau Libya, bị loại khỏi hội đồng này.

 Putin ‘ngày càng tuyệt vọng’ có thể tấn công một căn cứ của NATO để ngăn vũ khí phương Tây vào tay Ukraine, cựu giám đốc an ninh quốc gia cảnh báo

Vladimir Putin có thể cân nhắc tấn công một căn cứ của NATO để ngăn chặn việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine, một cựu giám đốc an ninh Anh quốc cảnh báo.

Ngài Ricketts, cố vấn an ninh quốc gia đầu tiên của Chính phủ, hôm qua cho biết ông Putin đang ngày càng ‘tuyệt vọng, muốn cắt đứt dòng vũ khí’ gửi tới Ukraine.

Ông ta thậm chí có thể làm điều này bằng cách tấn công máy bay hoặc đoàn xe từ NATO đến Ukraine, Lord Ricketts gợi ý.

Ông nói với BBC rằng cuộc xung đột đang tiến tới ‘một tình trạng bế tắc trong tức giận, nơi Nga sẽ chiếm giữ một phần lớn đất nước’ và Ukraine sẽ không đồng ý dàn xếp một thỏa thuận, ông nói với BBC.

 Góp ý cho Đảng về nền tảng tư tưởng 

Từ tháng 3/ 2022 đến nay các phương tiện truyền thông ra sức tuyên truyền cho cuộc thi “Viết chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch trong tình hình mới”. Đây là cuộc thi lần thứ hai. Cuộc thi lần thứ nhất từ năm 2020, đã kết thúc và trao giải vào tháng 10 năm 2021. Các cuộc thi này là để triển khai việc thực hiên NQ 35-NQTW ngày 22/10/2018 về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Cuộc thi lần thứ nhất được đặt tên “Viết chính luận khoa học”. Lần này không hiểu vì sao lại bỏ từ ‘khoa học’, chỉ giữ lại từ ‘chính luận’. Phải chăng trong lần thi trước chẳng có bài dự thi nào có được tính khoa học như mong ước hão huyền của ai đó. Mà hình như nhiều bài lại chứa đầy nội dung và phương pháp phản khoa học.

Số phận Soái hạm Moskva và vài điều cảnh tỉnh

Logic của tuyên giáo Nga:

  1. Theo các bạn phát thanh viên của Nga thì “soái hạm Moscow bị chìm là do hỏa hoạn và bão biển”, được rồi, nhưng các bạn ấy lại lên truyền hình kêu gọi trả thù cho tàu Moscow! Mà họ định trả thù “ngọn lửa với bão biển” bằng cách… ném bom vào Kyiv, chứ không phải truy cứu trách nhiệm người gây cháy nổ, tức thuyền trưởng tàu đã không biết đưa tàu đi tránh bão.
  2. Những ai ở Nga mà nói rằng: “đang có chiến tranh ở Ukraina” là có thể bị đi tù tới 15 năm, đã có hơn 15.000 người Nga bị bắt vì phản đối cuộc chiến, bởi chính quyền Nga gọi đây là “chiến dịch đặc biệt”. Nhưng truyền hình Nga lại ra rả nói tới “đàm phán hòa bình”. Làm gì có chiến tranh đâu mà đàm phán hòa bình nhỉ? Chiến dịch quân sự mà xong thì rút về, đàm phán gì nữa, chính phủ Nga có tuyên chiến với Ukraina đâu?!!!
  3. “Tất cả 510 thủy thủ đoàn tàu Moscow đều được cứu” là tuyên bố của Nga, nhưng giờ “chiên da” [chuyên gia] lại cho rằng: “đây là lý do hoàn toàn đủ để phát động chiến tranh”. Ơ, mọi người an toàn rồi mà, chả lẽ chiến tranh vì bị ướt hả ? 

Tóm lại lính Nga bất cẩn làm cháy tàu, cộng với bão to nên tàu chìm, người cứu được hết, nhưng đó vẫn là lỗi của phía Ukraina nên cần phải ném bom Kyiv.

Logic thật.

  1. Số phận Soái hạm Moskova là hệ quả của tham nhũng và độc tài

Bộ Quốc phòng Nga thừa nhận Soái hạm tuần dương Moskva của Hạm đội Biển Đen đã bị chìm ở Biển Đen hôm 14/4/2022. Với Nga, đây là tin “sấm sét” làm sụp đổ sức mạnh của Hải quân Nga. Với Tổng thống Putin, đây còn là điềm dữ.

 Họp thượng đỉnh Hoa Kỳ-Asean vào tháng Năm tại Washington

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ có cuộc họp trực tiếp vào trung tuần tháng Năm với lãnh đạo các quốc gia khối Asean tại Washington, phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc Jen Psaki nói trong một thông cáo hôm thứ Bảy.

Cuộc họp thượng đỉnh nhiều khả năng sẽ tập trung vào chủ đề quyền lực đang dâng của Trung Quốc, phía Hoa Kỳ nói.

Cuộc họp “sẽ thể hiện cam kết lâu dài của Hoa Kỳ đối với ASEAN”, theo thư ký báo chí Jen Psaki.

“Ưu tiên hàng đầu của chính quyền Biden-Harris là trở thành một đối tác mạnh và đáng tin cậy ở Đông Nam Á”, nội dung thông cáo viết.

 Cuộc chiến Ukraine: Thế khó của Đức trong mối quan hệ với Nga

Ân hận đối với những sai lầm trong lịch sử là thú tiêu khiển ở Đức. Nhưng thậm chí khi xét theo các chuẩn mực Đức thì sự chất vấn lương tâm về chính sách của Đức đối với Nga là điều đáng chú ý.

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/2, nhiều chính trị gia Đức công khai thừa nhận họ đã hiểu sai Vladimir Putin. Ngay cả Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier cũng lên tiếng xin lỗi, nói rằng việc sử dụng thương mại và năng lượng để thiết lập quan hệ với Moscow là một sai lầm.

Nils Schmid, phát ngôn viên đối ngoại đảng của ông Steinmeier, Đảng trung tả Xã hội Dân chủ (SDP), nói: “Một thừa nhận cay đắng là trong 30 năm qua chúng ta đã nhấn mạnh đến sự đối thoại và hợp tác với Nga. “Bây giờ chúng ta phải công nhận điều này đã không hiệu quả. Đó là lý do tại sao chúng ta đã bước vào một kỷ nguyên mới của nền an ninh châu Âu.”

 Covid: Thượng Hải công bố ba ca tử vong đầu tiên trong đợt dịch mới nhất

Lần đầu tiên, Trung Quốc công bố có ba ca tử vong do Covid ở Thượng Hải kể từ khi trung tâm tài chính này bị phong tỏa từ cuối tháng 3 vừa qua. 

Ủy ban Y tế Thượng Hải cho biết ba người chết có độ tuổi từ 89 đến 91 trong bệnh viện mặc cho những “nỗ lực đầy đủ nhằm cứu sống họ”. Ba người đều có các bệnh lý nền.

Các quan chức thành phố cho biết chỉ có 38% số người trên 60 tuổi ở Thượng Hải được tiêm phòng đầy đủ.

Thượng Hải hiện sẽ tiến hành một đợt xét nghiệm diện rộng khác, có nghĩa các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt sẽ bước sang tuần thứ tư liên tiếp.

 Tổng thống Sri Lanka bổ nhiệm nội các mới trước làn sóng chỉ trích kịch liệt

Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đã bổ nhiệm nội các gồm 17 thành viên khi các cuộc biểu tình kêu gọi ông từ chức ngày càng lan rộng.

Ông Rajapaksa ban đầu đã bãi nhiệm nội các với bộ trưởng của mình và đã kêu gọi các đảng đối lập giúp thành lập chính phủ mới. Nhưng họ đã từ chối.

Hiện ông đã bổ nhiệm lại một số đảng viên của mình vào một số chức vụ.

Sri Lanka trên đà vỡ nợ, tạm không trả nổi khoản vay 35,5 tỷ USD

 Cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine không có nghĩa là NATO gây chiến với Nga

Tương tự như trường hợp Liên Xô ở Việt Nam, cung cấp vũ khí không giống với việc tham chiến.

Một tỉ euro (1,1 tỉ đô la) sẽ bốc hơi nhanh chóng nếu bạn đang tham gia một cuộc chiến. Nhưng tuyên bố của Đức, vào ngày 15/4, rằng nước này sẽ cung cấp một khoản viện trợ quân sự bổ sung tương đương với số tiền trên cho Ukraine chí ít cũng có thể làm dịu những lời chỉ trích về việc nước này không gửi xe tăng. Hành động này là một phần của làn sóng cam kết cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine gần đây. Hai ngày trước đó, Mỹ hứa hẹn một khoản viện trợ mới trị giá 800 triệu đô la, bao gồm các xe bọc thép vận chuyển nhân sự và máy bay trực thăng. Anh đang gửi các xe tuần tra bọc thép và tên lửa chống hạm, trong khi Cộng hòa Séc đã chuyển giao các bệ phóng tên lửa di động và xe tăng T-72 từ kho vũ khí thời Liên Xô cũ của mình. Slovakia, quốc gia đã gửi cho Ukraine hệ thống phòng không S-300, cho biết họ cũng có thể cung cấp máy bay tiêm kích MiG-29, một mẫu máy bay của Liên Xô mà các phi công Ukraine biết sử dụng.

Đầu tháng 3, Mỹ đã từ chối một đề nghị tương tự từ Ba Lan về chuyển máy bay MiG-29 cho Ukraine, vì lo ngại điều đó sẽ dẫn đến việc Nga trả đũa, kéo NATO vào cuộc chiến. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thì vẫn kiên định cho rằng việc tài trợ vũ khí hạng nặng có thể khiến Nga coi NATO là bên “đồng tham chiến”, tức một bên tham gia xung đột và do đó là mục tiêu hợp pháp theo luật chiến tranh. Giờ đây, Mỹ cho biết họ không phản đối đề nghị của Slovakia. Trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột, các nước bạn bè của Ukraine chủ yếu chỉ cung cấp cho họ các loại vũ khí nhỏ, cùng với tên lửa chống tăng và tên lửa phòng không di động. Khi rõ ràng rằng cuộc chiến sẽ còn kéo dài, nhóm này đã sẵn sàng cung cấp thêm những hệ thống phức tạp, vốn đòi hỏi nhiều tháng huấn luyện. Tội ác chiến tranh của Nga cũng giúp thuyết phục họ cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí hạng nặng cần thiết để tái chiếm lãnh thổ bị chiếm đóng, và giúp nước này chuyển từ các vũ khí cũ kĩ của Liên Xô sang các vũ khí tiêu chuẩn của NATO – vốn có thể dễ dàng bảo trì và trang bị hơn.

Tập quay lưng với Thượng Hải, xa lánh phụ tá thân cận nhất

Lý Cường từng được mong chờ sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của Trung Quốc.

Tuần trước, trong bài phát biểu kỷ niệm thành công của Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố giành chiến thắng trước Covid-19.

“Như một số vận động viên nước ngoài đã nói, nếu có huy chương vàng dành cho ứng phó với đại dịch, thì Trung Quốc xứng đáng nhận nó. Tôi cho rằng huy chương vàng ấy thuộc về tất cả các nhân sự tham gia tổ chức Thế vận hội,” ông nói tại buổi lễ ngày 08/04.

Tập mỉm cười, nhưng một trong những trợ lý thân cận nhất của ông ở Thượng Hải có lẽ sẽ chẳng thể cười được. Thay vào đó, Lý Cường, Bí thư Thành ủy của trung tâm tài chính toàn cầu này, hẳn đã cảm thấy vô cùng lo lắng trong lúc tiếp tục giám sát đợt phong tỏa.

Nhà tù Moabit (3)

Tay cảnh sát áp tải gã hôm trước nói không sai, trong này gã có quá nhiều đồng hương. Lúc này , bên ngoài phong trào bắn giết tranh giành địa bàn bán thuốc la lậu đã bắt đầu lắng xuống. Băng sát thủ khét tiếng của Ngọc Thiện đã bị nhốt trong Moabit 4 năm vẫn chưa khép án. Thời kỳ cao điểm, nhà tù này nhốt tới 2,3 trăm tù nhân Việt nam. Người Việt dễ nhận ra, cứ thằng nào đi giầy gót hầm hố, mõm bọc thép, trên là cái quần Phoenix gấp 7,8 lần li thì đích thị dân Giao Chỉ. Mấy đứa bị giam cùng hành lang ,biết gã rành tiếng Đức nên hay mang cáo trạng nhờ gã dich. Lúc đầu gã nghĩ , chắc mấy ông em này khát máu, giết người như ngóe. Hóa ra nhìn vậy mà không phải vậy. Có đứa chỉ là người đi bán thuốc, bị tụi bảo kê ép nộp nhiều tiền qua. Không chịu được, hắn vác rìu thay anh Thạch Sanh chém mấy thằng trấn lột tơi tả. Bị công an bắt, bọn kia vu hắn mới là kẻ trấn lột. Hắn có một mình, bọn kia 5,6 người.

Cuốn sách mới tiết lộ đời sống đáng sợ trong cuộc trốn chạy khỏi Putin

Bill Browder, một triệu phú và là nhà quản lý quỹ tự bảo hiểm rủi ro (hedge fund) có trụ sở tại London, đã nhận ra điều gì đó không ổn khi một người phụ nữ tóc vàng tuyệt đẹp, với đôi môi đỏ mọng và chiếc váy dạ tiệc màu đen thiếu vải đến gần ông.

Đó là tháng 7 năm 2012, và Browder đang dự tiệc chiêu đãi tại khách sạn Le Méridien ở Monaco, trong khuôn khổ hội nghị nhân quyền, với đại diện từ hơn 57 quốc gia. Người phụ nữ, tự giới thiệu mình là Svetlana Melnikova, đã tán tỉnh Browder không chút xấu hổ.

“Tôi thường làm việc trong lĩnh vực thời trang,” cô ta nói, trong khi chạm vào cánh tay ông. “Nhưng tôi thấy chính trị thật hấp dẫn.”

Browder đã không bị quyến rũ bởi bất cứ thứ gì từ cô ta. “Tôi là một người đàn ông trung niên cao 1m7, đầu hói. Những người mẫu tóc vàng cao 1m8, ngực khủng thì không thể mồi chài được tôi. Chẳng có một trò mỹ nhân kế nào trắng trợn hơn như thế được”, ông viết trong cuốn sách mới của mình, có tên “Freezing Order: A True Story of Money Laundering, Murder, and Surviving Vladimir Putin’s Wrath” – “Lệnh đóng băng: Câu chuyện có thật về rửa tiền, giết người và cơn thịnh nộ của Vladimir Putin” (Nhà xuất bản Simon & Schuster), hiện đã ra mắt độc giả.

Ông có lý do chính đáng để nghi ngờ. Ông sẽ đến hội nghị để tranh luận cho Đạo luật Magnitsky, một dự luật được đề xuất sẽ trừng phạt các quan chức Nga bị nghi ngờ vi phạm nhân quyền. Cuối năm đó, đạo luật  được ký thành luật tại Hoa Kỳ, và Browder đang thực hiện nhiệm vụ thuyết phục Liên minh Châu Âu theo gương Mỹ.

Andrei Sakharov và Aleksandr Solzhenitsyn, tương lai và quá khứ nước Nga

 (VNTB) – Cuộc chiến xâm lược Ukraine của Nga cho thấy trong tất cả các yếu tố cần thiết của một nhà lãnh đạo, tầm nhìn là quan trọng nhất. 

Nửa khuya ngày 22 tháng 12, 1986 trên chuyến tàu đêm từ Gorky đến Moscow, Nga có một người khách 65 tuổi và người đó không ai xa lạ mà chính là Tiến sĩ Andrei Sakharov. Nhà vật lý nguyên tử nổi tiếng thế giới cùng đi với vợ ông, bà Yelena Bonner, một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng châu Âu. Ông vừa được Mikhail Gorbachev trả tự do và trên đường về nhà.

Đoạn đường chỉ 250 cây số nhưng dù rời Gorky 11 giờ đêm, bảy giờ sáng hôm sau tàu mới đến Moscow. Chuyến tàu đêm phải dừng lại ở nhiều ga nên chắc là Sakharov không ngủ được. Nhiều câu hỏi dội lại trong ý thức ông và nhắc nhở ông một định hướng cho chặng đường còn lại của đời mình. 

Andrei Sakharov bị bịnh tim nên vốn thời gian có thể không còn nhiều. Những ngày tháng sắp tới là thời gian quyết định và đầy thử thách dành cho số phận của riêng ông lồng trong số phận nước Nga. 

Khi được trả tự do trong thời điểm 1986, hơn ai hết Andrei Sakharov biết hành động của Mikhail Gorbachev không phải vì lòng tốt mà thuần túy chính trị. Mikhail Gorbachev nắm chức tổng bí thư đảng CS Liên Xô gần hai năm chứ không phải mới lên tháng này hay tháng trước. 

Gorbachev đang gặp khó khăn và cần Sakharov để giúp mở rộng vây cánh trong giới trí thức ngoài đảng. Viện Hàn Lâm Khoa Học vẫn dành cho Sakharov một chỗ ngồi đầy trọng vọng với tất cả đặc quyền mà ông được hưởng trước ngày bị bắt. 

 Tháng tư đen

(VNTB) – Trải qua gần 50 năm cái ngày đó, vậy mà cứ mỗi khi đến 30.4 thì nhiều hình ảnh, nhiều câu chữ mang tính chất xúc phạm “người thua cuộc” xuất hiện đầy ra đó.

Nếu Lê Văn Tám được xác nhận là một nhân vật để tuyên truyền, vậy thì liệu chăng, còn có những nhân vật khác?

 Lấp lỗ châu mai, lấy thân mình chèn bánh pháo, lê máy chém đi khắp miền Nam, có đúng hay chăng?

Tự hào là một đoàn viên ưu tú, là một trong số những con người được lựa chọn kết nạp Đoàn vào ngày 3.2; từng tham gia vào đội âm nhạc và trình diễn những tiết mục về âm nhạc như Sài Gòn quật khởi, Tiến về Sài Gòn, Đảng đã cho ta một mùa xuân…; từng tâm huyết với vai trò là một Bí thư chi Đoàn, tích cực và năng nổ trong từng phong trào….

 Putin và giới đại tài phiệt Nga

Các bạn đọc chữ oligarch (đại tài phiệt) rất nhiều trong thời gian qua nhất là trong hai tháng qua khi Nga bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Cộng Hòa Ukraine. Trừng phạt các oligarch là một phần trong Đạo Luật Bảo Vệ Chủ Quyền Ukraine ( Defending Ukraine Sovereignty Act)được quốc hội Mỹ thông qua giữa tháng 1, 2022 nhằm “chống lại sự xâm lược của Liên bang Nga đối với Ukraine và các đồng minh Đông Âu, để xúc tiến hỗ trợ an ninh cho Ukraine để tăng cường khả năng quốc phòng của Ukraine và áp đặt các lệnh trừng phạt liên quan đối với các hành động của Liên bang Nga đối với Ukraine, và cho các mục đích khác.”

Rừng bị phá nát khắp nơi nhưng báo cáo về bảo vệ rừng rất đẹp

Lướt qua các mặt báo, luôn đập vào mắt bạn đọc những tin tức liên quan đến phá rừng. Nhưng báo cáo của ngành lâm nghiệp về rừng luôn với những con số tuyệt đẹp.

Báo Lao Động ngày 16.4 đăng bài “Yên Bái: Bị phạt nhiều lần, vẫn ngang nhiên san gạt đất rừng trái phép”, phản ánh tình trạng nhiều diện tích đất rừng quản lý của xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn bị một số đơn vị ngang nhiên san gạt lấy mặt bằng, bất chấp sự can thiệp của cơ quan chức năng. 

Thế giới cần lường trước nhiệm kỳ tổng thống của Le Pen

Ứng viên cực hữu của Pháp vẫn có thể đánh bại Macron, theo đó đẩy NATO và EU rơi vào tình trạng hỗn loạn.

“Các chính sách mà tôi đại diện là các chính sách do Trump đại diện, do Putin đại diện.” Đó là lời phát biểu của Marine Le Pen vào năm 2017. Chỉ trong hai tuần nữa, bà có thể được bầu làm Tổng thống Pháp.

Le Pen, người đứng đầu phe cực hữu của Pháp, hiện đã vào đến vòng cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống, nơi bà sẽ đối đầu với Tổng thống Emmanuel Macron. Kết quả vòng bỏ phiếu đầu tiên cho thấy Le Pen kém Macron 5 điểm phần trăm. Việc 57% cử tri Pháp đã chọn các ứng viên cực tả hoặc cực hữu ngay trong vòng đầu tiên – trong khi các đảng trung dung truyền thống sụp đổ – có vẻ không tốt cho một tổng thống đương nhiệm theo đường lối trung dung, như Macron.

 Những tòa lâu đài ngơ ngác

Nữ chủ nhân của tòa lâu đài trị giá (ước đoán) trăm tỷ đồng- tức khoảng gần năm triệu USD-ở tỉnh Quảng Ninh, vừa không may tử vong trong chính tòa lâu đài của mình. Bà chết cháy.

Theo tường thuật trên báo chí và mạng xã hội Việt Nam, đám cháy bốc lên từ nhà bếp ở tầng trệt của tòa lâu đài, sau đó cháy dữ dội lên các tầng trên vì tòa lâu đài có nhiều đồ nội thất bằng gỗ. Trong tấm ảnh lan truyền trên mạng, khói đen bốc cao trùm kín tòa lâu đài. Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đã cứu được một phụ nữ giúp việc, do người này đang ở tầng trệt thì nhà cháy nên may mắn chạy thoát ra được. Nữ chủ nhân ở tầng trên không thoát được và đã tử vong trước khi được đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Đây có lẽ là tai nạn đau thương nhất đồng thời là tai nạn lớn nhất từng xảy ra với chủ nhân những tòa lâu đài hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng ở Việt Nam thời gian qua. Trước đó, trên truyền thông, những tòa lâu đài chỉ một mực gắn với số tiền (trăm tỷ, ngàn tỷ) và kích cỡ của nó. Dường như không mấy ai để ý đến chi tiết này: là nơi xây dựng lên để ở, nhưng dường như những tòa lâu đài này rất nhẹ phần được xem là ngôi nhà ở, mà thiên về sự phô bày một phương tiện đập vào mắt nhất để diễn tả sự giàu có của gia chủ. Số tiền càng to thì càng được thán phục, nể vì.

 Quân đội quảng cáo của Nga – Thất bại của những dự án từng khiến phương Tây kinh ngạc

Cuộc xâm lược của Nga ở Ukraina trong những tuần qua, khiến thế giới bất ngờ. Sau vài tuần giao tranh, thế giới càng bất ngờ hơn bởi khả năng tác chiến kém cỏi, khí tài hỏng hóc, lạc hậu của quân Nga, hầu như không đạt được mục tiêu nào như dự kiến.

Mặc dù nhiều năm trước đây các nhà chuyên môn đã đánh giá là Nga xây dựng quân đội của mình không lành mạnh, nhưng đối với Kremlin thì nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu vũ khí quan trọng hơn nhiều so với sức mạnh chiến đấu của quân đội mình. Ngược lại bộ máy tuyên truyền khổng lồ của Nga luôn phóng đại cho thế giới thấy, Nga có một đội quân hiện đại, tinh nhuệ ở tất cả các binh chủng.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga thừa kế ngành công nghiệp quốc phòng đồ sộ. Chủ yếu vũ khí Nga sản xuất nhằm xuất khẩu. Một thời gian dài, hai khách hàng lớn của Nga là Trung Quốc và Ấn Độ.

Nhưng lợi nhuận xuất khẩu vũ khí to lớn và béo bở này phần lớn chảy vào túi các quan chức và tướng tá Nga khiến nền công nghiệp quốc phòng Nga dậm chân tại chỗ. Trong khi đó, khách hàng ngày càng đòi hỏi vũ khí hiện đại, đa dạng và chất lượng. Cho đến đầu thế kỷ 21, thì đối với công nghiệp quốc phòng Nga không những Trung Quốc, Ấn Độ mà còn nhiều nước khác được liệt vào loại khách hàng khó tính (ví dụ Việt Nam).

 Ukraine: Nga mở cuộc không kích mới vào thủ đô Kyiv

Các nhân viên cứu trợ và y tế đang có mặt tại hiện trường, cố gắng cứu mạng những người bị thương, ông Klitschko nói thêm. 

Ông cũng cho biết các tướng Nga đã đe dọa đánh tên lửa vào thủ đô, và đó là điều đang xảy ra. 

Trung Quốc nói với Việt Nam: Không để ‘thảm kịch Ukraine’ lặp lại

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị vào hôm 14/4.

Trong cuộc điện đàm, hai vị bộ trưởng đã trao đổi nhiều vấn đề mà hai quốc gia cùng quan tâm, trong đó có cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay.

Truyền thông nhà nước Việt Nam cho biết rằng hai bộ trưởng cũng trao đổi về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm, trong đó có tình hình xung đột tại Ukraine.

Báo Chính phủ Việt Nam tường thuật: “Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam, theo đó kiên trì ủng hộ giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế; bảo đảm an ninh, an toàn của thường dân, bảo vệ cơ sở hạ tầng dân sự thiết yếu; ủng hộ và sẵn sàng đóng góp tích cực cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo, tiến trình ngoại giao, đối thoại và đàm phán, cũng như trong tái thiết và phục hồi tại Ukraine.”

Ukraine và chuyển đổi quyền lực trong thế kỷ 21

Càng tiến sâu vào thế kỷ 21, thế giới càng biến động mạnh với ma trận quyền lực chuyển đổi khó lường. Chuyển đổi quyền lực không đợi đến thế kỷ 21 mới diễn ra, nhưng quá trình này ngày càng đầy kịch tính vì những biến số khó lường. Có thể nói chuyển đổi quyền lực vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của những diễn biến bất ngờ trong các lĩnh vực chính trị-xã hội cũng như khoa học-công nghệ. Bài này sẽ cố gắng lý giải hiện tượng và bản chất của quá trình chuyển đổi quyền lực trong thế kỷ 21 để rút ra các bài học cần thiết. 

Biến động khó lường 

Hai năm qua, đại dịch Coronavirus đã làm loài người điên đảo và các siêu cường có vũ khí hạt nhân cũng bất lực, với hơn 6,2 triệu người thiệt mạng, riêng Mỹ đã hơn một triệu. Có thể nói chống dịch là một cuộc chiến tranh kiểu mới chống lại con virus vô hình nhưng có khả năng giết người hàng loạt. Để đối phó với tai họa do Coronavirus hay biến đổi khí hậu, con người phải liên kết và khôn ngoan hơn. Nhưng cuộc chiến Ukraine chứng tỏ các thế lực cực đoan và cuồng tín vẫn tiếp tục xô đẩy loài người vào thảm họa chiến tranh.

Chiến hạm Moskva chìm và những gì chìm theo?

 “Vụ chìm tàu Moskva là thiệt hại nặng nhất của Nga từ đầu chiến dịch tại Ukraine. Mất tàu chiến khác xa với những khí tài quân sự khác, bởi chúng thường được coi là lãnh thổ mở rộng của một quốc gia. Hiệu ứng tâm lý lại càng nghiêm trọng, khi chiến hạm được đặt tên theo thủ đô của Nga và mang ý nghĩa biểu tượng quan trọng” – Tayfun Ozberk, bình luận viên quân sự kỳ cựu của Naval News, nhận xét.

Bạn hẳn xem những bộ phim thủy chiến với cảnh chiếc tàu đi đầu đi đầu treo cờ chỉ huy bay phần phật. Người ta gọi đó là flagship – kỳ hạm. Nó tượng trưng cho sức mạnh của một hạm đội hải quân và cũng là biểu tượng dũng mãnh của một trận hải chiến. Soái hạm Moskva là một chiếc như vậy. Việc Moskva bị chìm mang lại nhiều ý nghĩa hơn là một con tàu bất đắc dĩ trở thành phế vật của thủy cung…

Cho đến thời điểm này vẫn chưa có thông tin tuyệt đối chính xác tại sao Moskva bị cháy. Chỉ có một thứ chính xác: Moskva (được xem là là bá chủ vùng biển nó neo đậu, vừa tấn công được đối phương vừa phòng thủ bầu trời và bảo vệ hạm đội Nga ở Hắc Hải) đã bị… xoá sổ! Trong khi Bộ Quốc phòng Nga đưa ra “phiên bản” giải thích: Một ngọn lửa không rõ nguồn gốc đã làm nổ kho đạn dự trữ gây ra cháy nổ khiến Moskva bị hỏng kết cấu sau đó bị chìm trong biển động lúc đang được kéo đến một cảng gần đó. Ukraine đưa ra phiên bản khác: Moskva bị trúng tên lửa hành trình Neptune chống hạm do chính nước này sản xuất. Các quan chức quốc phòng Mỹ và phương Tây có vẻ ủng hộ phiên bản Ukraine.

Địa chính trị đổi, các nước châu Âu và VN đều phải lựa chọn nghiệt ngã

Khi Nga tấn công vào Ukraine, một làn sóng lo ngại bao trùm châu Âu. Hai nước trung lập Thụy Điển, Phần Lan và hai nước cộng hòa Xô viết cũ Moldova và Gruzia đều muốn gia nhập NATO. 

Chủ nghĩa Đại Nga từng giăng móng vuốt của nó đến các nơi này. Phần Lan đã từng mất 11% lãnh thổ cho Nga sau cuộc chiến Mùa Đông 1940. 

Ở nước Moldova nói tiếng Romania quân Nga đang đóng ở Transnistria, dải đất vùng đệm đòi tách ra, và hỗ trợ quân ly khai gốc Nga từ 1992. 

Năm 2008, chỉ sau một tuần đánh nhau, Gruzia thất trận, chịu mất hai vùng ly khai Nam Ossetia và Abkhazia. Đó chính là những kịch bản y như ở Donetsk và Lugansk mà Nga đã dàn dựng ở Ukraine.

Mỹ và Đông Nam Á cần lập liên minh quân sự để chống Trung Quốc 

ASEAN không đồng thuận về mối đe dọa từ Trung Quốc đang liên tục bành trướng, tăng cường quân bị nên cần một liên minh quân sự mới với Hoa Kỳ là đối tác an ninh.

Mỹ có lợi ích sớm thấy một tổ chức ở Đông Nam Á quy tụ các nước có quan điểm an ninh cứng rắn đối với Trung Quốc và may mắn thay, một tổ chức như vậy đã manh nha với một sáng kiến mới đây của Indonesia.

Cuối tháng 12/2021, Cục trưởng Cục An toàn Hàng hải Indonesia tuyên bố sẽ mời cục trưởng hàng hải Brunei, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam họp cùng vào tháng 2/2022 để thảo luận về những biện pháp ứng phó chung đối với Trung Quốc ở Biển Đông. Thế nhưng, hội nghị này đã không diễn ra và điều này đã có thể nhìn thấy trước.

VN từng muốn dựa vào Trung Quốc để cứu chế độ XHCN

Với chính sách “ba không” (Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác), rồi “bốn không” (thêm “không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”) Việt Nam khước từ mọi hình thức liên kết chống Trung Quốc.

Thế nhưng chính sách quốc phòng này mâu thuẫn nghiêm trọng với bất khả xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam khi mà Trung Quốc lăm le dùng vũ lực thôn tính phần còn lại của quần đảo Trường Sa.

Bằng chứng là bên cạnh việc liên tục tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông, láng giềng phương Bắc này mới đây đã quân sự hóa hoàn toàn ít nhất ba trong số các đảo nhân tạo trong quần đảo này. Nó còn mâu thuẫn với quá khứ chiến tranh khi Hà Nội là đồng minh quân sự của Liên Xô và Trung Quốc. Vậy tại sao Việt Nam lại có một chính sách oái oăm như vậy?

Vụ Soái hạm Moskva chìm: người thân thủy thủ đoàn lập đài tưởng niệm – sau khi Ukraine tuyên bố TẤT CẢ 510 người đã chết và Mỹ xác nhận tên lửa đã bắn trúng chiến hạm ‘mang vũ khí hạt nhân’

+ Ukraine cho biết họ đã tiến hành cuộc tấn công tên lửa vào chiếc Moskva từ bờ biển gần Odesa

+ Kyiv nói rằng con tàu từ thời Liên Xô đã bị xé toạc ở Biển Đen rồi chìm nghỉm

+ Tối qua Nga thừa nhận vụ chìm tàu nhưng nói nguyên nhân là do hỏa hoạn

+ Các báo cáo mâu thuẫn đã được công bố, nhưng Ukraine hôm nay cho rằng tất cả 510 thủy thủ trên tàu đã thiệt mạng còn Nga cho biết họ đã được sơ tán

+ Tuy nhiên, hôm nay một lễ tưởng niệm không chính thức đã được tổ chức tại TP Sevastopol, Crimea

Những người thân của thủy thủ đoàn tàu Moskva trên Biển Đen của Nga đã bất chấp sự kiểm duyệt của Nga để tổ chức một lễ tưởng niệm không chính thức vào ngày hôm nay, vì Ukraine tuyên bố rằng tất cả 510 quân nhân trên tàu đã chết – bao gồm cả thuyền trưởng của con tàu.

Tuyên bố của Kyiv được đưa ra sau khi Hoa Kỳ xác nhận tin rằng Ukraine trên thực tế đã thực hiện một cuộc tấn công tên lửa nhằm vào tàu tuần dương mang tên lửa, được sản xuất từ thời Liên Xô, mà Bộ Quốc phòng Nga xác nhận là đã chìm vào đêm thứ Năm do hỏa hoạn trên tàu.

MARIE CURIE VÀ BÚA RÌU DƯ LUẬN

Cho đến nay chắc bà là nhà nữ bác học vĩ đại nhất trong lịch sử. Bà người Warshava (Ba Lan đấy, năm sinh 1867 thì lúc đó lại thuộc đế quốc Nga Sa hoàng), nhưng quãng đời hoạt động khoa học gắn chặt với đất Pháp cũng là quê chồng đầu tiên, nên coi Marie Curie là bác học Pháp không sai đâu. Một giải Nobel vật lý, một giải Nobel hoá học và là phụ nữ đầu tiên nhận được giải thưởng này điều đó nói lên tất cả về tài năng và cống hiến của bà, dù thời đó thái độ “trọng nam khi nữ” trong khoa học còn rất nặng nề. Bà là phụ nữ đầu tiên được bầu chọn vào Viện hàn lâm khoa học Pháp.

Thật may chúng ta còn có thể nghe giọng nói của nhân vật lịch sử ấy ở đây:

https://www.youtube.com/watch?v=EcGwAvNp8ik

Nhà tù Moabit

Hôm trước, trên truyền hình có phóng sự Berlin – Hinter Gittern (Berlin – Sau song sắt) nói về các nhà tù ở Berlin. Lớn nhỏ cũng phải hơn 10 cái nhưng đối với giới ao hồ người Việt, chắc chỉ có Moabit và Tegel là đi vào tâm khảm, còn những địa chỉ còn lại chỉ là muỗi. Noel sắp đến rồi, nhớ lại cách đây 21 năm, cũng một đêm giá buốt như đêm nay, tuyết lã chã rơi ngoài song sắt như những giọt nước mắt của kẻ bị giam cầm. Nỗi nhớ nhà, nhớ bạn bè và người thân nghen ngào như tiếng ca của Khánh Ly trên sóng Radio Multikulti. „Trời còn làm mưa, mưa rơi mênh mang. Từng ngón tay buồn, em mang em mang. Đi về giáo đường, ngày chủ nhật buồn… Còn ai còn ai?“

Gã phải vào Moabit vì tội xào nấu nhiều giấy tờ giúp người Việt ở lại Đức. Với người Việt, rõ ràng là gã có công. Đến giờ, nhiều người gặp gã vẫn nói, ngày đó nếu không có các anh, bọn em giờ này không biết đang ở đâu. Còn với người Đức, giả mạo giấy tờ là tội khá nặng. Gã và đồng bọn có một nguyên tắc, đối với cơ quan ngoại giao của Việt nam chỉ xào xáo phần giấy tờ của Đức và với phía Đức cũng chỉ chế biến giấy tờ của Việt nam. Cái này gọi là vuốt mặt phải nể mũi

BERLIN KÝ SỰ

Có vợ chồng người bạn ở Việt nam, đã từng chu du nhiều nước ở châu Á. Hai năm trước, bạn có ý định thăm thú châu Âu, đặc biệt là Đức. Bạn mê bóng đá, hâm mộ đội tuyển Đức, cỗ xe tăng đang tuột xích ở giải Euro mùa này. Vướng vào vụ Covid, ý định sang Đức của vợ chồng bạn đành phải gác lại. Bạn nói, ông cứ viết mấy cái ba lăng nhăng, viết một bài về Berlin đi, không đi thăm trực tiếp được thì cũng thủ dâm bằng chút thông tin của người sống ở Berlin lâu như ông. Nói với bạn,thời đại này, mở Wiki hoặc vào hỏi ông Google có hết thông tin. Từ thời vua Wilhelm đến cụ Hít, sang đến ông Honecker rồi chuyển kênh sang ông thị trưởng Wowereit chuyển giới, cái gì chẳng có. Ông bạn không đồng ý, nói đó là những thông tin „chết“, tôi cần những nhận xét về Berlin của người sống ở đó lâu năm, của thổ công đất Berlin. Nhận là thổ công đất này chắc không ai dám. Berlin không phải là Hà nội thuở 36 phố phường, nơi ngồi ở Hàng Hành hé mũi ngửi cũng biết cái nhà bên Hàng Gai hôm nay nấu món gì. Berlin rộng, diện tích gần 900 km2, gấp gần 10 lần Paris. Ông nào phán , tôi biết mọi hang cùng, ngõ hẻm của Berlin đích thị là khoác lác, kể cả cho ông ấy hành nghề ăn mày.

Thế giới nên dõi theo những gì đang xảy ra ở Thượng Hải

Phong tỏa Covid ở thành phố lớn nhất Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.

Theo một người bị nhốt trong một căn hộ nhỏ cùng với cha cô trong hai tuần qua, một trong những điều khó khăn nhất trong đợt phong tỏa Thượng Hải chính là sự bất định. Cô dành cả ngày trên các nhóm WeChat, cố gắng điều phối các đơn mua thực phẩm với số lượng lớn, hoặc nhìn ra ngoài cửa sổ để xem chính quyền đã chắn hàng rào vệ sinh dịch tễ màu đỏ, mà người dân không được vượt qua, đến đâu. Gần như chẳng còn thông tin gì khác.

Mạng xã hội cho thấy một thành phố đang đứng trên bờ vực thẳm. Cư dân la hét từ ban công nhà mình, yêu cầu được cung cấp thức ăn. Máy bay không người lái phát đi các thông điệp yêu cầu họ quay vào nhà. Hàng nghìn người có kết quả xét nghiệm dương tính bị nhồi nhét trong các trung tâm cách ly.

Hôm thứ Ba, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra lệnh cho các nhân viên làm các công việc không thiết yếu rời khỏi lãnh sự quán tại thành phố, vì lý do “cưỡng chế áp đặt luật pháp địa phương và các hạn chế liên quan đến Covid-19.”

Đây là một trong những vụ phong tỏa nghiêm trọng nhất của toàn bộ đại dịch. Nó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của Thượng Hải, của Trung Quốc, và của toàn thế giới. Tuy nhiên, nó xảy ra vào thời điểm mà ở châu Âu và Mỹ, nhiều người đang chuẩn bị nhiễm Covid lần thứ ba hoặc thứ tư, và chẳng còn bận tâm về đại dịch nữa. Vì vậy, họ có nguy cơ không để ý đến các hậu quả đáng kể của những gì đang diễn ra ở thành phố lớn nhất Trung Quốc.

Có ba tác động kinh tế nổi bật: đối với chuỗi cung ứng, với sự tăng trưởng của chính Trung Quốc, và với cuộc tranh luận nội bộ của nước này về cải cách.

Bầu cử Pháp: nước Pháp, Âu Châu đi về đâu?

Mười ngày tới, 24 tháng Tư, nước Pháp sẽ biết ai sẽ là Tổng thống trong 5 năm tới: đương kim tổng thống Emmanuel Macron hay lãnh tụ cực hữu, bà Marine Le Pen. 

Chuyện bầu cử Tây, chắc ít người ngoài nước Pháp lưu ý, vì Pháp không còn là cường quốc hàng đầu thế giới, nhưng lần này, kết quả bầu cử có thể ảnh hưởng lớn tới tương lai của cả Âu Châu, và cục diện thế giới, vì Pháp và Đức là nước cột trụ của Liên hiệp Âu Châu, và Âu Châu đang đóng vai quan trọng trong cuộc đương đầu với Putine (Putin) ở Ukraine, dù không trực tiếp tham chiến.

Nếu Marine Le Pen đắc cử, nước Pháp sẽ cô lập, dần dần ra khỏi NATO (hay OTAN, tiếng Pháp), hờ hững với Liên hiệp Âu Châu, thân thiện với Nga, từ chối những biện pháp kinh tế trừng phạt Putin, chấm dứt nỗ lực đi tới một quốc phòng chung của Âu Châu.

Tập Cận Bình và Omicron

Đó là hậu quả của các chế độ độc tài. Khi một chính sách được lãnh tụ ban ra là khó thay đổi. Vladimir Putin phiêu lưu trong cuộc chiến tranh Ukraine đã thất bại nhưng dù kinh tế suy sụp vẫn phải tiếp tục. Tập Cận Bình cũng lâm tình trạng giống như vậy.

Hồi xưa Mao Trạch Đông đổ tội chim chóc ăn hại mùa màng nên dân thiếu ăn; hô lên một tiếng thế là nhân dân Trung Quốc hùa nhau đi giết các loài chim chóc. Chim bị diệt gần hết, các loài giun, dế, côn trùng thoát chết. Sau đó dân lo mua thuốc trừ sâu bọ. Một lần khác, Mao bảo toàn dân phải dựng lên những “lò luyện thép trong sân sau nhà” để công nghiệp hóa đất nước. Nhân dân bèn mang nồi niêu soong chảo, thau nhôm, mâm đồng, kìm, kéo, búa, đem nấu hết thành hợp kim, đem nạp vào kho. Cuối cùng, chẳng biết có đúc ra một thứ máy móc nào không.

Khi kiểm điểm các chế độ độc tài, người ta thường không kể đến một thứ tai hại là làm dân chúng phí thời giờ. Mỗi người phí mất vài, ba tháng trong một năm, họ đành chịu. Nhưng hàng trăm triệu người được huy động đi làm những việc vô ích thì cả nước đã phí phạm biết bao nhiêu?

Ai có thể “đâm sau lưng” Putin?

 “Đâm sau lưng” một Vladimir Putin cáo già và luôn nghi kỵ như Tào Tháo chẳng phải chuyện dễ. Tuy nhiên, có thể thấy sự căng thẳng đang gia tăng giữa Putin với những nhân vật cấp cao nhất trong các cơ quan an ninh và quân đội…

Những màn chặt chém nội bộ

Sự kiện đánh dấu đầu tiên là việc Putin tổ chức cuộc họp hội đồng an ninh trên truyền hình, trong đó Putin công khai làm bẽ mặt Sergei Naryshkin, Giám đốc Cơ quan tình báo nước ngoài. Hai tuần sau, Putin ra lệnh quản thúc hai viên tướng Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) và bắt đầu cuộc điều tra về sự yếu kém của tình báo cũng như việc sử dụng ngân quỹ vốn được chỉ định để nuôi các nhóm ủng hộ Kremlin ở Ukraine. Putin cũng buộc một phó chỉ huy Vệ binh Quốc gia từ chức. Đầu Tháng Tư, một trong những tướng FSB bị quản thúc bị tống đến nhà tù Lefortovo.

Từ cách xử lý của báo Văn nghệ năm xưa đến lá thư của Hội nhà văn năm nay

Tôi đã đọc các văn bản thuộc hồ sơ của 23 năm trước trên trang Dạ Thảo Phương và thấy một số điểm mâu thuẫn trong cách xử lý vụ việc của báo Văn nghệ thời đó, xin nêu ra đây.

  1. Hai bản tường trình của Lương Ngọc An có nội dung khác nhau.

– Bản thứ nhất đề ngày 15.4.2000, nêu lý do dẫn đến sự việc ngày 14.4.2000 (Lương Ngọc An đè lên Dạ Thảo Phương trên ghế trong phòng làm việc, có nhân chứng tường trình, văn bản còn lưu) là: do mâu thuẫn cá nhân, do không gian làm việc ồn ào và chật chội (vì bị ảnh hưởng bởi ban nhạc của Lê Tâm), điều đó khiến Lương Ngọc An “căng thẳng, ức chế” rồi dẫn tới hành hung Dạ Thảo Phương.

Chưởng lý Tòa Hình sự Quốc tế: Ukraina là «hiện trường tội ác»

Chưởng lý Tòa Hình sự Quốc tế (CPI), Karim Khan, ngày 13/04/2022 mô tả Ukraina là một «hiện trường tội ác», trong chuyến thăm Bucha, gần thủ đô Kiev, nơi chính quyền Ukraina ghi nhận hơn 400 xác chết của thường dân, sau khi quân Nga rút đi hồi cuối tháng 3. 

Theo AFP, phát biểu trước báo giới, chưởng lý Tòa Hình sự Quốc tế (CPI), Karim Khan, khẳng định CPI đến nơi này vì «có những lý do chính đáng» để tin rằng có «những tội ác thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa Hình sự Quốc tế đã xảy ra» ở Bucha, và CPI sẽ phải «vượt qua màn sương mù chiến tranh để đến với sự thật»

Phục sinh chính trị Công giáo việt nam và Đế chế Cộng sản

“Trong suốt 30 năm hành trình truyền giáo [ở Á Đông]của tôi, đó chỉ là hoạt động của ơn Thánh nhằm chinh phục các linh hồn, là những chiến thắng của đức tin đối với sai lầm, sự thành lập Giáo hội Thiên Chúa ở nhiều miền đất nước xưa kia thuộc về ma quỷ.” (Alexandre de Rhodes, Hành trình và Truyền giáo (1653)).

“[Nếu] các em không được diễm phúc tử đạo [như các Thánh, thì ít nhất] các em hãy bắt chước lòng can đảm khẳng khái của họ.” (Tạp chí Nghĩa binh Thánh thể, 1945)

Nếu có một dự phóng chính trị và cách mạng trong tương lai gần ở Việt Nam thì chúng ta phải thấy có hai thế lực đang âm thầm trỗi dậy một cách vững chắc, hùng mạnh và khó có thể ngăn chặn: Khối tín đồ Công giáo (CG) và khối tư bản “đỏ” thân hữu. Đế chế Cộng sản (CS) hiện nay sẽ bị chuyển hóa, đào thải và chính trị quốc gia sẽ bị kiểm soát bởi hai nguồn năng lực đang lên nầy. Trong khi khối tư bản đỏ thì có tiềm lực kinh tế nhưng không có quần chúng. Nhưng khối Công giáo thì có cả hai, cộng thêm đức tin nhiệt thành vào mệnh lệnh Giáo hội và cơ cấu tổ chức – trong nỗi uẩn ức của kẻ ngoại cuộc chính trị quốc gia bấy lâu nay. Có thể nói rằng, tương lai chính trị Việt Nam gắn liền với sự phục sinh của khối tín đồ CG. Đảng Ta phải lắng nghe lại lời của Karl Marx: Một cảnh tượng lạ lẫm đang hiện lên trên chân trời Việt Nam – Viễn tượng Công giáo.

Tại sao phần lớn các quốc gia Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rón rén xung quanh Nga

Với việc Bắc Kinh và Matxcơva hợp tác chặt chẽ với nhau, các nước nhận thấy việc hỗ trợ phương Tây về vấn đề Ukraine là rất rủi ro. 

Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ngày càng tàn bạo của Nga ở Ukraine, phương Tây đã gia tăng sức ép lên phần còn lại của thế giới để lên án sự hiếu chiến của Matxcơva và để các nước tham gia các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Tuy nhiên, ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rộng lớn, thông điệp của phương Tây không có hiệu quả. Ở đó, chỉ có sáu đồng minh và đối tác trung thành của Hoa Kỳ là Úc, Nhật Bản, New Zealand, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây hoặc tự khởi xướng các biện pháp trừng phạt của chính họ; phần còn lại của khu vực, cho đến nay, vẫn từ chối tham gia. Điều đó phần lớn là do hầu hết các quốc gia này đều đang phải vật lộn để xác định vị trí của mình trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và sự xuất hiện của một cuộc xung đột siêu cường bổ sung giữa Hoa Kỳ và Nga làm tăng các nguy cơ khi liên kết với phương Tây, đặc biệt là khi Matxcơva và Bắc Kinh đang hợp tác chặt chẽ với nhau.

Ukraine – Lựa chọn nghiệt ngã (Phần VII)

Khi Nga tấn công vào Ukraine, một làn sóng lo ngại bao trùm châu Âu. Hai nước trung lập Thụy Điển, Phần Lan và hai nước cộng hòa cũ xô viết cũ Moldavie và Gruzia đều muốn gia nhập NATO. Chủ nghĩa Đại Nga từng giăng móng vuốt của nó đến các nơi này. Phần Lan đã từng mất lãnh thổ cho Nga trong chiến tranh thế giới II. Ở nước Moldavia nói tiếng Rumanie quân Nga đang đóng ở Transnitia, hỗ trợ quân ly khai gốc Nga từ 1992. Năm 2008, chỉ sau 1 tuần đánh nhau, Gruzia thất trận, chịu mất hai vùng ly khai Nam Ossetia và Abkhazia. Đó chính là những kịch bản y như ở Donetzk và Luhanzk mà Nga đã dàn dựng ở Ukraine.

Kết quả vòng 1 của cuộc bầu cử Tổng thống tại Pháp năm 2022

Ngày 10 tháng 4 vừa qua, người dân Pháp đã hồi hộp theo dõi cuộc bầu cử Tổng thống Pháp vòng I. 

Kết quả chính thức của bầu cử vòng 1

Theo tin tức mới nhất chính thức do Bộ Nội vụ đưa ra, danh sách 5 người dẫn đầu như sau:

Bộ Ngoại giao Mỹ: Công dân Việt không có khả năng thay đổi chính phủ một cách ôn hoà

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 12/4 công bố bản Báo cáo về tình hình nhân quyền của các nước trên thế giới trong năm 2021, trong đó có Việt Nam được nêu như là một quốc gia độc tài, một đảng cầm quyền và “cuộc bầu cử Quốc hội không tự do cũng không công bằng, có sự cạnh tranh hạn chế giữa các ứng cử viên do Đảng Cộng sản xét duyệt kỹ”.

Báo cáo do Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phát hành cho biết, công dân Việt Nam “không có khả năng thay đổi chính phủ của họ một cách hòa bình thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng; hạn chế nghiêm trọng đối với sự tham gia chính trị; Chính phủ tham nhũng nghiêm trọng; buôn người; những hạn chế đáng kể đối với quyền tự do hiệp hội của người lao động; và sử dụng lao động trẻ em bắt buộc.” 

Hồi tháng 5/2021, Chính phủ Việt Nam quyết tâm tổ chức cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 15 trong bối cảnh bùng phát của dịch COVID-19, trong khi Việt Nam chưa có đủ vắc-xin và thuốc chữa trị. 

Hai người nộp đơn tự ứng cử Đại biểu Quốc hội là các ông Lê Trọng Hùng và Trần Quốc Khánh bị bắt giữ trước khi cuộc bầu cử diễn ra, sau đó bị tuyên án lần lượt là 5 năm và 6,5 năm tù giam với cáo buộc “phát tán tài liệu nhằm chống nhà nước” theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự. 

Theo báo cáo của phía Hoa Kỳ thì Cục này có các báo cáo đáng tin cậy về: các vụ giết người bất hợp pháp hoặc tùy tiện của Chính phủ; tra tấn và đối xử và trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục bởi các nhân viên Chính phủ; bắt giữ và giam giữ tùy tiện; tù nhân chính trị; sự trả thù có động cơ chính trị đối với các cá nhân ở quốc gia khác. 

Hình minh họa: Trang bìa tờ ART số tháng 03.2022

3 bức tranh study of perpective-khảo cứu phép phối cảnh

 


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Chấm phá đời tôi (09)

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 23)  

Phan Thanh Hung

VNTB – Bao giờ cho đến tháng Mười?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo