TS Nguyễn Thị Hải Yến (CHLB Đức)
(VNTB) – Thay vì tuyên truyền cho đảng cộng sản, đã đến những người cầm bút cần phải vạch ra những chính sách sai lầm của đảng cộng sản về việc sử dụng tài nguyên nước và tài nguyên đất ở vùng ĐBSCL.
Đọc bài viết “Trao đổi với giáo sư Võ Tòng Xuân về xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long” của Nhà báo Lê Phú Khải đăng trên trang Bauxitvn (http://www.boxitvn.net/bai/41641), người viết bài này xin có vài lời cùng Nhà báo Lê Phú Khải (1).
Trước tiên người viết phải thực tâm trân trọng những bài viết của Nhà báo về các vấn đề tự do ngôn luận, và những tình cảm của Nhà báo với những tù nhân chính trị, cụ thể chuyến viếng thăm và đón người tù nhân chính trị, Nhạc sỹ Việt Khang khi anh mãn hạn tù cách đây vài tháng. Người viết bài này đã rất cảm động khi một “Nhà báo cách mạng” như Nhà báo Lê Phú Khải đã cảm nhận được sự khốn cùng của đất nước để thẳng thắn và công khai đứng về phía chính nghĩa, về phía người dân.
Những nhận định của Nhà báo Lê Phú Khải về sự thành công của đảng cộng sản Việt Nam trong chương trình “ngọt hóa” vùng ĐBSCL, tăng hàng ngàn hecta diện tích trồng lúa, cũng như chính sách “dãn dân” thành công thời kỳ “đổi mới”, và sau này là Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu lúa gạo và thủy sản lớn trên thế giới cũng đã được chính quyền Hà Nội mang đi báo cáo thành tích khắp nơi trên thế giới, và cũng đều đặn “đến hẹn lại lên” những thành tích này luôn được chính thể Hà Nội phát đi ở mọi sự kiện trên mọi kênh thông tin với tư thế “ngẩng cao đầu” đảng cộng sản là sáng suốt, là người lãnh đạo không ai thay thế được đâu nhé.. Và như bài viết trước của người viết “Nhiễm mặn ĐBSCL: dân phải kiện chính phủ” trên VNTB đã nói, nếu không là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Thái Lan, và là nước xuất khẩu thủy sản có thị phần lớn ở thị trường các nước phát triển Mỹ, Nhật và Châu Âu, thì lấy gì để đánh giá vai trò của đảng cộng sản.
Tuy nhiên, thông qua bài viết “Trao đổi với giáo sư Võ Tòng Xuân về xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long”, người viết bài này muốn đôi lời thưa chuyện với Nhà báo xung quanh vấn đề ĐBSCL trên góc độ khoa học và kỹ thuật, cụ thể là trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững. Người viết có mấy ý/câu hỏi như sau:
Tại sao thảm họa hạn hán và nhiễm mặn lại xảy ra nặng nề nhất ở ĐBSCL?
Nếu tìm kiếm theo từ khóa trên google thì đa phần các trang mạng đều đề cập đến hạn hạn ở ĐBSCL. Việc hạn hán, do thời tiết góp ứng. Nhưng nhiễm mặn nó sẽ là bằng chứng để cho thấy chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ vùng đới bờ. Vùng đới bờ của Bangladesh cũng có một vùng đầm lầy rộng lớn và rất nhạy cảm với thủy triều và mực nước biển dâng. Nhưng tại sao nới đó không bị thảm cảnh khốc liệt về nhiễm mặn như ở ĐBSCL? Hay tương tự vùng Cần Giờ của Sài Gòn cũng không bị nặng nề như ĐBSCL? (lưu ý, vùng Cần Giờ, Sài Gòn bị xâm nhập mặn trên sông, nhưng mức độ xâm mặn vào nội đồng là không là thảm kịch như ĐBSCL).
Ai, chính sách nào làm kích ứng nên thảm hoa nhiễm mặn ở ĐBSCL càng trầm trọng thêm?
Việc nhiễm mặn và hạn hán ở ĐBSCL như người viết đã trình bày, ngoài yếu tố do thiên tai (nước biển dâng và thời tiết), còn có yếu tố nhân tai (do các đập thủy điện ở thượng nguồn: yếu tố khách quan; và do những chính sách sai lầm và yếu kém của chính tể Hà nội: yếu tố chủ quan). Và theo đánh giá của người viết, yếu tố chủ quan là nhân tố chính. Hệ thống kênh mương thủy lợi phục vụ chương trình “ngọt hóa” chính là chính sách “tự tay chặt chân mình” gây nên thảm họa nhiễm mặn ở ĐBSCL. Xin mời Nhà báo Lê Phú Khải cùng phân tích hệ phương trình này. Lưu ý, hệ phương trình này là bước đơn giản hóa của mô hình thủy văn phức tạp.
Qtrm = Qt – Qvap – (Qctq + Qctl + Qcla+ Qcca+ Qcvn)
V = m3/s
Trong đó:
Qt = Qtb ± Δq là tổng lưu lượng nước chảy xuống sông mekong
Qtrm: là tổng lưu lượng nước chảy ra cửa sông, vùng tiếp giáp biển
Qvap: là tổng lưu lượng nước bị bốc hơi
Qctq + Qctl + Qcla+ Qcca+ Qcvn: là tổng lưu lượng nước sử dụng cho các mục đích khác nhau của lần lượt các nước là TQ, TL, Lào, Campuchia và Việt Nam
(các thông số Q đều có đơn vị tính là m3)
V: lưu lượng dòng chảy (lưu tốc dòng chảy), đơn vị tính là m3/giây.
Với giá trị Qt (tổng) hay có thể còn gọi là tài nguyên nước là giá trị có tính “bất biến” mặc dù lượng mưa có thể thay đổi lên xuống theo năm, nhưng lượng mưa này sẽ nằm trong một khoảng/thang nhất định.
Các giá trị Qvap, Qctq, Qctl, Qcla, Qcca là những giá trị thay đổi do con người tạo nên, và có nguy cơ ngày càng tăng. Tuy nhiên, nó đề là những thông số khách quan.
Chỉ còn Qcvn là thông số chủ quan phụ thuộc vào chính sách sử dụng tài nguyên nước sông mekong của chính thể Hà Nội. Kiểm soát tốt thông số này sẽ đưa ĐBSCL đi lên theo xu hướng phát triển bền vững hay sẽ chịu hậu quả.
Lưu ý, lưu tốc dòng chảy phụ thuộc và các yếu tố là Q (lương lượng nước), độ dốc lòng sông, chiều rộng lòng sông, và dưới vùng ĐBSCL nó còn phụ thuộc vào thủy triều). Ở vùng ĐBSCL, độ dốc lòng sông thấp, bề rộng lòng sông lớn đã là 2 yếu tố mặc định làm giảm lưu tốc dòng chảy. Thêm vào đó thủy triều là yếu tố làm làm thay đôi dòng chảy từ giá trị dương (+) nếu dòng chảy từ sông ra mạnh hơn lực đẩy ngược của thủy triều; đến cân bằng (0) lưu tốc dòng chảy sông và lực đẩy của thủy triều cân bằng; và đến giá trị âm (-) khi lưu tốc dòng chảy nhỏ hơn lực đẩy của thủy triều, lúc này nước nước biển đẩy ngược sâu vào trong nội địa thông qua các con sông. Để giảm xâm nhập mặn thì Qtrm phải đủ nhiều để lưu tốc dòng chảy sông dương (+) lớn hơn lực đẩy của thủy triều.
Đặt các thông số Qt, Qvap, Qctq, Qctl, Qcla, Qcca sang một bên, thì bây giờ Qtrm sẽ là hàm phụ thuộc vào Qcvn. Muốn Qtrm đủ nhiều thì BẮT BUỘC Qcvn cũng phải tối thiểu, và muốn bảo toàn Qtrm thì Qcvn = 0.
Với hàng ngàn hecta đất không thể canh tác trước đây, nhờ chương trình ngọt hóa hóa do hệ thống kênh thủy lợi. Cần đòi hỏi một lượng nước khổng lồ.
Theo Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long cho biết, với 1,8 triệu ha đất trồng lúa, nông dân các tỉnh quay vòng từ 2-3 vụ lúa/năm đã đưa diện tích trồng lúa năm 2011 lên trên 4 triệu ha, trong đó có 1 triệu ha sản xuất lúa chất lượng cao [2]. Và với 10.479 m3/ha/vụ [3]. Tổng lượng nước cần cho hoạt động trồng lúa ở ĐBSCL sẽ là 4.000.000 hecta x 10.479 m3/ha = 41.916.000.000 m3 (41.916 triệu m3) nước.
Việc trích xuất tới 41.916 triệu m3/ năm (ngoài một phần lượng mưa tại chỗ bù đắp) từ nguồn nước của sông Mekong khu vực hạ lưu của VN cho việc trồng đã làm thụt giảm nghiêm trọng lượng nước trên sông Mekong tại chính khu vực của VN. Dẫn đến làm giảm lưu tốc dòng chảy nặng nề. Với những ngày thủy triều cao đã làm nước mặn đẩy ngược và đất liền, và những dòng nướng mặn này sẽ len lỏi vào hết các kênh thủy lợi dẫn đến xâm mặn nội đồng xảy ra tràn lan như hiện nay. Đó chính là chính sách “tự tay chặt chân mình”.
Chính sách xuất khẩu là nguyên nhân đẩy ĐBSCL đến thảm họa hiện nay?
Nhà báo Lê Phú Khải cũng đưa ra quyển sách/tạp chí của chính tác giả “ĐBSCL: 40 năm chặng đường nhìn lại”, để minh họa cho những ý kiến của Nhà báo về những chính sách “đúng đắn” của nhà nước VN từ khi “giải phóng Miền Nam” 1975. Vâng VN thu ngoại tệ 3 tỷ USDtừ việc xuất khẩu gạo. Tự hào quá đi chứ phải không Nhà báo? Vâng, 3 tỷ USD này đủ bằng số tiền đàn ông Việt chi tiêu cho việc uống bia rượu [4]. Để có được 3 tỷ USD này ĐBSCL phải oằn mình ra vắt kiệt dòng Mekong đấy Nhà báo Lê Phú Khải ạ.
Thay vì tuyên truyền cho đảng cộng sản, đã đến những người cầm bút cần phải vạch ra những chính sách sai lầm của đảng cộng sản về việc sử dụng tài nguyên nước và tài nguyên đất ở vùng ĐBSCL (có lẽ, người phải chịu tội nhiều nhất là ông cố thủ tướng Võ Văn Kiệt thời đó). Thảm cảnh của ĐBSCL, việc trả giá đau đớn cho thảm cảnh ở ĐBSCL là những chính sách sai lầm này. Chân dung của từng nhà lãnh đạo cần phải công bằng đánh giá, tránh thảm họa cho người dân (người viết biết rằng có rất nhiều người vẫn ca ngợi ông cố TT Võ Văn Kiệt như một huyền thoại). Nhưng xin hãy nhớ rằng cách chính sách cần phải được phân tích và phản biện theo các khía cạnh khoa học kỹ thuật cũng như kinh tế bền vững. Có thế mới giúp một đất nước “nuôi tôm ăn tôm, nhưng không đi giật lùi”.
Chính sách “ngu dân trí” và “bần dân sinh”?
Tại sao các nước phương Tây họ không nuôi tôm? Câu hỏi của Nhà báo cũng có ngay câu trả lời rồi. Tuy nhiên, câu trả lời đấy chưa đủ. Ở một số nước do điều kiện tự nhiên không cho phép họ phát triển nghề nuôi tôm. Tuy nhiên, thư Nhà báo, Mỹ, quốc gia nuôi tôm và cũng xuất khẩu tôm nhiều đấy ạ “U.S. farms vary in size and production volume with a combined total of 4 million pounds produced in 2013” [5]. Việt nam mình vẫn phải nhập tôm bố mẹ loài chân trắng về để phục vụ sản xuất đấy ạ. Nước Mỹ cũng nuôi tôm nhưng không đi giật lùi.
Cũng xin hỏi một câu tương tự, tại sao Mỹ không trồng lúa? Cứ cho là thuộc tính ăn uống của người Mỹ là không thường ăn cơm. Thế còn người Nhật, thuộc tính là hàng ngày/bữa ăn cơm đấy. Diện tích trồng lúa của Nhật không nhiều, nhưng người Nhật cũng chỉ trồng lúa một vụ thôi. Mặc dù giá nhập khẩu gạo cao tương đương giá họ sản xuất lúa gạo? Xin thưa là, có lý do chính để các nước này họ không đầu tư nhiều vào nuôi tôm hay trồng lúa, chính là bài toán kinh tế và chính sách phát triển kinh tế đầu tư vào những lĩnh vực có hàm lượng khoa học cao và thặng dư tối đa đấy ạ.
Việc cứ ru ngủ “rằng xuất khẩu lúa gạo” mang lại giá trị to lớn, ĐBSCL là vựa lúa huyền thoại của thế giới càng thể hiện chính sách “ngu dân trí” và “bần dân sinh” đồi với người dân tại khu vực này. Năng lực yếu kém của chính thể Hà Nội trong chính sách phát triển kinh tế có hàm lượng khoa học cao, nên bám víu vào việc khai thác vắt kiệt sức tải hệ sinh thái, tài nguyên đất và tài nguyên nước, đẩy người dân mãi mãi phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Cuộc sống cứ mãi quẩn quanh với những cánh đồng lúa nhọc nhằn và rẻ mạt. Đã 40 năm rồi, còn bao nhiêu thế hệ nữa cần phải “bám trụ” đề làm “một huyền thoại vựa lúa” “một VN xuất khẩu gạo”?
Thêm nữa, chưa thấy ở nước nào mà chính sách lại di dân từ vùng thành thị đến vùng sâu vùng xa như VN. Sau giải phóng Miền Nam, hàng loạt các thôn xóm ở khắp Miền Bắc cũng như người dân tộc tại chỗ phải đi di dân vào vùng sâu vùng xa, mà điều kiện chăm sóc ý tế giáo dục hoàn toàn không có. Đẩy hàng bao nhiêu người chết vì sốt rét, hàng bao nhiêu trẻ thất học. Tỷ lệ người/hộ di dân theo chính sách đã tự ý bỏ để quay lại nơi quê hương làng mặc bao đời họ gắn bó là rất nhiều. Những năm 1990s, chính phủ VN đã phải rất vất và và ngốn hàng bao nhiêu ngân sách cho chính sách “tái định cư” ở khu vực Tây nguyên. Tương tự ở ĐBSCL, chính sách “dãn dân” đưa người dân đến sống thành những ấp dọc theo những con kênh thủy lợi. Cuộc sống của học nhầy nhuỵa với với bùn, xung quanh tứ bề là sông nước. Không nguồn nước sinh hoạt, nhiều nơi cả ấp được một cái giếng khoan nước phèn mặn chát. Trường học thì trẻ phải đi bộ vài ấp mới có. Những em bé, chân đất, quần đùi, tay cầm bịch nilon đựng sách vẫn nhẫn nhục từng bước trên nhưng con đê trơn trượt vào mùa mua để kiếm từng chữ. Thử hỏi còn bao nhiêu hộ trụ lại được, và những thế hệ trẻ có còn gắn bó với những cái ấp “văn hóa” này nữa không? Hoang vắng, nhà này đi qua nhà kia, cuộc sống nghèo nàn, nhà cửa là những tấm lá cọ treo làm tường chỗ kín chỗ hở, đó là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hiếp dân cao tại những khu vực này.
Chẳng lẽ, Nhà báo thương dân mà lại đồng lõa cho chính sách này của chính thể Hà Nội?
Một câu hỏi nữa với Nhà báo: trong bài viết, Nhà báo viết rằng, hàng trăm người dân phá đê bao ngăn mặn để phát triển nuôi tôm. Vậy, ai ra chính sách và áp chính sách về tăng sản lượng thủy sản để xuất khẩu, mục tiêu VN trở thành nước xuất khẩu thủy sản chiếm thị phần lớn sang các nước Mỹ, Nhật, Châu Âu? Ai hưởng lợi nhiều từ chính sách này? Và hơn thế nữa: thế công an, chính quyền đâu mà để dân tự phát như thế. Mà đây lại là công trình trọng điểm quốc gia? Đến ông Đoàn Văn Vươn kia dùng bình nổ ga, súng hoa cải, mà chỉ cần mỗi một nhóm công an của ông tướng Ca trong vòng 1 ngày đã lập thành tích “một trận đánh đẹp” cơ mà. Và nếu người dân có quyền tự quyết với đất đa của mình thì làm gì mà có những đoàn “dân oan” đau thương ngày càng nối dài khắp đất nước kia?
Thực sự, người viết rất dị ứng với các cách quan chức VN nhất là giới hành pháp, bất cứ chuyện gì xảy ra cũng nói là “tại người dân”. Thế chính phủ bù nhìn à?
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả