VNTB – Vì sao cơ quan quản lý từ chối kiến nghị để doanh nghiệp bán lẻ ký với nhiều đầu mối xăng dầu?

VNTB – Vì sao cơ quan quản lý từ chối kiến nghị để doanh nghiệp bán lẻ ký với nhiều đầu mối xăng dầu?

Thới Bình

(VNTB) – Hiện tại, mỗi doanh nghiệp bán lẻ chỉ được ký hợp đồng với một doanh nghiệp đầu mối, nên khi có sự cố thì doanh nghiệp bán lẻ ấy không thể xoay xở được.

 

Thương nhân chỉ được quyền chọn một

Lâu nay cửa hàng chọn thương nhân cung cấp hàng và ký hợp đồng trong vòng 5 năm, do đó chỉ được phép nhập hàng từ nguồn này. Như vậy, nếu thương nhân đó không có hàng cũng không thể lấy nơi khác; bị ép giá, chiết khấu… cũng đành chịu..

Cụ thể, Nghị định số 83 ngày 3-9-2014 của Chính phủ về “Kinh doanh xăng dầu” quy định quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền bán lẻ như sau: “Được bán lẻ xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình theo giá bán lẻ do thương nhân nhượng quyền là thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định.

Thương nhân đã ký hợp đồng làm thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu, không được ký thêm hợp đồng làm đại lý cho tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu, làm tổng đại lý hoặc đại lý cho thương nhân đầu mối.

Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu phải nằm trong hệ thống phân phối và chịu sự kiểm soát của thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu”.

Hệ lụy của quy định trên là khiến khi nguồn cung khan như hiện nay, thì đó là sự bất cập về thương nhân phân phối.

Thí dụ, bình thường các cửa hàng bán lẻ tiêu thụ 100m3/tháng, nhưng thương nhân phân phối cung cấp hàng chỉ ký hợp đồng cố định với một đầu mối khoảng 50% lượng tiêu thụ, còn 50% còn lại mua “chộp giật” những nơi có hoa hồng cao. Điều này dẫn đến, trong tình cảnh như hiện nay, kinh doanh xăng, dầu lỗ, các đầu mối ngoài hợp đồng không cung cấp hàng nữa, đại lý bán lẻ cũng không thể làm khác.

Qua đó, doanh nghiệp đề xuất Nhà nước nên cho cửa hàng bán lẻ được ký hợp đồng với nhiều đơn vị đầu mối để vừa tăng sức ép cạnh tranh vừa đáp ứng nguồn hàng.

“Lòng tốt” của cơ quan quản lý chuyên trách

Phía cơ quan quản lý nhà nước đưa ra lập luận như sau để bảo thủ cách điều hành như hiện tại, đó là đồng ý về nguyên tắc một người bán rau ở chợ họ có thể mua ở nhiều hàng rau khác nhau, ông nào bán rẻ, rau tốt thì họ mua, việc tạo sự cạnh tranh giữa các đầu mối cũng là rất tốt.

Chỉ có điều trách nhiệm chất lượng xăng dầu ai chịu trách nhiệm. Nếu không quy định rõ thì hai bên, 2 đầu mối sẽ cãi nhau trong khi doanh nghiệp bán lẻ không biết, không xác định nguồn hàng là của ai, bởi doanh nghiệp bán lẻ đâu có nhiều chỗ để, hay nói cách khác là không có chỗ để riêng xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối.

Ví dụ, doanh nghiệp bán lẻ cùng mua A92 hay A95 của 2-3 doanh nghiệp đại lý, sau đó, ông đổ dồn hết vào cùng một hầm chứa, nếu chất lượng 2 doanh nghiệp cung cấp khác nhau thì sao?

Theo lập luận trên của cơ quan quản lý cho thấy lâu nay nhà chức trách mặc định là chất lượng xăng dầu đang được thả nỗi ngay ở khâu phân phối ban đầu.

Sao lại lo bò trắng răng

Các chủ cây xăng bán lẻ, biện giải: “Ví dụ ông A có cửa hàng bán lẻ, dựa vào quy định tôi biết là ông A chỉ được lấy hàng của một mình tôi, như thế tôi sẽ không bán cho ông A giá tốt. Dù cửa hàng bán lẻ đã tìm hiểu, chọn ra các thương nhân phân phối hoặc thương nhân đầu mối có mức chiết khấu tốt, thế nhưng sau khi ký hợp đồng, chỉ vài ba tháng đầu cửa hàng bán lẻ được mức chiết khấu tốt, thời gian còn lại sẽ không được hưởng mức chiết khấu như vậy nữa.

Lý do, các hợp đồng này có ràng buộc về thời hạn trong vòng từ 1-5 năm, nhưng 90% là 5 năm. Và trong giấy phép đăng ký hoạt động của cửa hàng bán lẻ cũng phải có luôn thông tin cửa hàng bán lẻ lấy hàng từ thương nhân phân phối hay đầu mối nào…”.

Trên thực tế, đại lý bán lẻ biết đơn vị đầu mối bán đắt hơn thị trường, nhưng vì bị ràng buộc bởi hợp đồng nên phải chấp nhận, khi đó, đại lý bán lẻ nhận được lời mời của xăng dầu từ các nguồn khác, thậm chí cả xăng dầu lậu với chiết khấu cao nên dễ dàng chấp nhận.

Ví dụ giá thị trường đang 10 đồng, xăng dầu lậu bán cho 5 đồng, lượng chênh lệch lợi nhuận này rất lớn, thừa sức bôi trơn khi bị kiểm tra, và đó là cũng cơ sở, căn nguyên cho xăng dầu lậu vào thị trường.

Một ông chủ cây xăng ở Sài Gòn nói với người viết rằng, cửa hàng bán lẻ là đơn vị lo lắng nhất về chất lượng, vì đó uy tín của cửa hàng với cư dân xung quanh.

“Cửa hàng bán lẻ mua của 3, 4 đầu mối khác nhau thì khi giao hàng, các đầu mối đều phải lưu lại mẫu. Đến khi xảy ra sự cố thì mang các mẫu đó đi phân tích, mẫu nào sai thì đầu mối đó chịu. Còn trường hợp các mẫu đều đạt chất lượng thì kiểm tra bồn tét cây xăng mà bẩn thì cây xăng phải chịu trách nhiệm” – ông chủ cây xăng cho hay như vậy.


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)