VNTB – Việt Nam: Chuyên gia LHQ khen ngợi tình hình phát triển kinh tế nhưng  kêu gọi hành động để đảm bảo sự tham gia và kinh tế xanh 

VNTB – Việt Nam: Chuyên gia LHQ khen ngợi tình hình phát triển kinh tế nhưng  kêu gọi hành động để đảm bảo sự tham gia và kinh tế xanh 

   

HÀ NỘI (ngày 15/11/2023) – Hôm nay, chuyên gia của Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã  phát biểu: những nỗ lực của Việt Nam để phát triển kinh tế và giảm nghèo đáng  được ghi nhận, nhưng Việt Nam nên làm nhiều hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi  cho người dân tham gia phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. 

Kết thúc chuyến thăm 10 ngày tới Việt Nam, Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về  quyền phát triển, ông Surya Deva, đã khen ngợi các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam  trong công tác giảm nghèo, tạo việc làm và tăng bao phủ an sinh xã hội. 

Ông Deva cho biết: “Dù chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID và các cuộc xung  đột, Việt Nam đã đạt được bước tiến ấn tượng trong giảm nghèo đa chiều”. Ông nói:  “Đất nước cũng đang đạt được những tiến bộ trong việc thực hiện các Mục tiêu phát  triển bền vững (MTPTBV) và giảm phát thải để đáp ứng cam kết đạt mức phát thải  ròng bằng 0 vào năm 2050”. 

Báo cáo viên đặc biệt nhấn mạnh ba thách thức hiện tại, đó là: quy trình, sự tham  gia và hành tinh. Chính phủ Việt Nam cần cải thiện quy trình phê duyệt các dự án  hiện hành, bao gồm những dự án do các đối tác phát triển và các tổ chức phi chính  phủ quốc tế tài trợ, nhằm thực hiện các mục tiêu SDG để đảm bảo rằng những  người cần hỗ trợ ở các tỉnh thành khác nhau được hưởng lợi nhiều hơn. 

Chuyên gia LHQ đã phát biểu “Tôi quan ngại rằng do không gian dân sự bị thu hẹp  nên người dân hầu như chưa thể tham gia tích cực, tự do và có ý nghĩa vào quá  trình ra quyết định. Các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương như trẻ em, người dân tộc  thiểu số và người khuyết tật gặp nhiều khó khăn trong việc tham gia vào các quyết  định có ảnh hưởng đến họ. Hơn nữa, dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực, tình hình phát triển ở các vùng sâu xa, miền núi – nơi phần lớn người dân tộc thiểu số sinh  sống – vẫn còn tụt hậu, dẫn đến duy trì tình trạng nghèo đói, thất nghiệp và hạn chế  tiếp cận các dịch vụ công”. 

Bình luận về tình trạng dễ bị tổn thương của Việt Nam trước biến đổi khí hậu, Báo  cáo viên đặc biệt nhấn mạnh: Chính phủ, các cơ quan Liên Hợp Quốc, các đối tác  phát triển, doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ cần phối hợp với nhau để ngăn  chặn một cuộc khủng hoảng có khả năng sắp xảy ra đồng thời đảm bảo phát triển  bền vững. 

“Để đảm bảo phát triển bền vững, Chính phủ cần hành động nhiều hơn nữa để ứng  phó với ba khủng hoảng đồng thời của hành tinh về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và mất đa dạng sinh học. Cần áp dụng các phương pháp tiếp cận phát triển có sự tham gia thực sự – trong đó tích hợp các nguyên tắc: tính liên tầng, công bằng  giữa các thế hệ, phân phối công bằng và quyền tự quyết – để đạt được chuyển dịch công bằng sang kinh tế xanh. Hơn nữa, để công bằng, các tổ chức phi chính phủ và  những người/tổ chức bảo vệ quyền con người về môi trường phải là trung tâm của  quá trình chuyển đổi đó.” 

Báo cáo chi tiết của Báo cáo viên đặc biệt về chuyến thăm và khuyến nghị của ông  sẽ được trình lên Hội đồng Nhân quyền vào tháng 9 năm 2024. 

KẾT THÚC 

Ông Surya Deva bắt đầu đảm nhận vai trò Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về Quyền  phát triển từ ngày 01 tháng 05 năm 2023. Ông Deva là Giáo sư tại Trường Luật Macquarie,  đồng thời là Giám đốc Trung tâm Luật Môi trường tại Đại học Macquarie, Australia. Ông tiến  hành nghiên cứu về các lĩnh vực kinh doanh và quyền con người, luật hiến pháp so sánh,  luật quốc tế về quyền con người, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và bình đẳng giới.  Ông Deva từng là thành viên của Nhóm làm việc của Liên Hợp Quốc về Kinh doanh và  Quyền con người (2016-2022). Ông cố vấn cho các cơ quan Liên Hợp Quốc, các chính phủ, các tổ chức về quyền con người ở các quốc gia, các tập đoàn đa quốc gia, công đoàn, và  các tổ chức xã hội về các vấn đề liên quan đến kinh doanh và quyền con người. 

Các Báo cáo viên đặc biệt là một phần của Thủ tục đặc biệt (Special Procedures) của Hội  đồng Nhân quyền LHQ. Thủ tục đặc biệt, cơ quan lớn nhất gồm các chuyên gia độc lập  trong hệ thống Nhân quyền của Liên Hợp Quốc, là tên gọi chung để chỉ các cơ chế độc lập  của Hội đồng nhằm giám sát và tìm hiểu tình hình thực tế để giải quyết các tình huống cụ  thể của quốc gia, hoặc các vấn đề chuyên đề ở tất cả các khu vực trên thế giới. Các chuyên  gia của Thủ tục đặc biệt làm việc trên cơ sở tình nguyện; họ không phải là nhân viên LHQ và  không nhận lương khi làm việc. Họ độc lập không liên quan đến bất kỳ chính phủ hoặc tổ  chức nào, và thực hiện công việc với tư cách cá nhân. 

Nhân quyền LHQ, trang Việt Nam 

Để biết thêm thông tin và yêu cầu phỏng vấn, mời liên hệ: Antoanela Pavlova  (antoanela.pavlova@un.org) hoặc hrc-sr-development@un.org 

Nếu báo chí có câu hỏi liên quan đến các chuyên gia độc lập khác của LHQ, mời liên hệ:  Maya Derouaz (maya.derouaz@un.org) hoặc Dharisha Indraguptha  

(dharisha.indraguptha@un.org

Mời quý báo theo dõi tin tức liên quan đến các chuyên gia độc lập của LHQ về quyền con  người trên Twitter @UN_SPExperts; tin tức liên quan đến Báo cáo viên đặc biệt về quyền  phát triển tại @UNSRdevelopment. 

Nếu quan tâm đến thế giới chúng ta đang sống? 

Thì hãy ĐỨNG LÊN vì quyền của một người nào đó ngay hôm nay. #Standup4humanrights 

và truy cập trang web tại địa chỉ http://www.standup4humanrights.org

*****

 

Viet Nam: UN expert commends economic development, but urges action to ensure participation and green economy

HANOI (15 November 2023) – Viet Nam’s efforts to achieve economic development and reduce poverty deserve recognition, but the country should do more to facilitate the participation of people in economic, political, social and cultural development, a UN expert said today.

At the end of a 10-day visit to the country, UN Special Rapporteur on the right to development Surya Deva, commended efforts by the Government of Viet Nam to reduce poverty, create jobs and expand social protection coverage.

“Despite the negative impacts of the COVID pandemic and conflicts, Viet Nam has achieved impressive progress in reducing multi-dimensional poverty,” Deva said. “The country is also making advancements in implementing the Sustainable Development Goals and reducing emissions to meet the net zero commitment by 2050,” he said.

The Special Rapporteur highlighted three ongoing challenges: processes, participation and planet. The Government of Viet Nam should improve existing approval processes of projects, including those funded by development partners and international NGOs, aimed at implementing the SDGs to ensure that  people in need in different provinces are benefiting further.

“I am concerned that due to limited civic space, active, free and meaningful participation of people in decision-making may be difficult. Groups in marginalised or vulnerable situations such as children, ethnic minorities and persons with disabilities face additional barriers to participation in decisions affecting them. Moreover, despite the Government’s efforts, the development of remote and mountainous areas, where most ethnic minorities live, is lagging behind, leading to continued poverty, unemployment and limited access to public services,” the UN expert said.

Commenting on Viet Nam’s vulnerability to climate change, the Special Rapporteur underscored the need for the Government, UN agencies, development partners, businesses and NGOs to work together to avert a looming crisis and ensure sustainable development.  

“To ensure sustainable development, the Government would need to do more to respond to the triple planetary crisis of climate change, environmental pollution and biodiversity loss. Genuinely participatory approaches to development – which integrate principles of intersectionality, intergenerational equity, fair distribution and self-determination – should be adopted to achieve a just transition to a green economy. Moreover, in order to be just, NGOs and human rights defenders should be central to such a transition.”

The Special Rapporteur’s detailed report on his visit and recommendations will be presented to the Human Rights Council in September 2024.

ENDS

See full statement in Vietnamese here.

Mr. Surya Deva took up the role of the UN Special Rapporteur on the right to development on 1 May 2023. Deva is a Professor at the Macquarie Law School and Director of the Centre for Environmental Law at Macquarie University, Australia. He conducts research in the areas of business and human rights, comparative constitutional law, international human rights law, sustainable development, climate change, and gender equality. Deva served as a member of the UN Working Group on Business and Human Rights (2016-22). He has advised UN agencies, governments, national human rights institutions, multinational corporations, trade unions and civil society organisations on issues related to business and human rights.

The Special Rapporteurs are part of what is known as the Special Procedures of the Human Rights Council. Special Procedures, the largest body of independent experts in the UN Human Rights system, is the general name of the Council’s independent fact-finding and monitoring mechanisms that address either specific country situations or thematic issues in all parts of the world. Special Procedures’ experts work on a voluntary basis; they are not UN staff and do not receive a salary for their work. They are independent from any government or organization and serve in their individual capacity.

UN Human Rights, Country Page – Viet Nam

For more information and media requests please contact: Antoanela Pavlova (antoanela.pavlova@un.org) or hrc-sr-development@un.org

For media inquiries related to other UN independent experts, please contact Maya Derouaz (maya.derouaz@un.org) or Dharisha Indraguptha (dharisha.indraguptha@un.org)

Follow news related to the UN’s independent human rights experts on Twitter @UN_SPExperts; see news related to the Special Rapporteur on the right to development on @UNSRdevelopment

Concerned about the world we live in?
Then STAND UP for someone’s rights today.
#Standup4humanrights


 



CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)