Từ những công trình như “tượng hoành tráng” mẹ Thứ ở Quảng Nam, phố đi bộ Nguyễn Huệ… cho đến bức tượng vị lãnh tụ vĩ đại của toàn dân tộc mới được khánh thành và công bố đã chứng minh một điều là Việt Nam đâu phải là không có tiền?
Thế nhưng (hình như đất nước này có quá nhiều thế nhưng…), một câu hỏi đặt ra: tại sao đổ lượng tiền lớn vào những công trình, tôi xin phép được tạm gọi là vô tri vô giác; trong khi đó, ở ngoài xã hội, vẫn còn nhiều lắm những mảnh đời cơ cực.
Tôi nhớ, có một ý kiến trên mạng cho rằng: tiền đổ vào mấy cái công trình đó, tuy nói bạc tỉ nhưng để đầu tư, quy mô của tỉnh thì có sá gì? Tiền ấy có thể là nhỏ so với những dự định, kế hoạch để xây dựng, phát triển tỉnh, thành. Chắc là mãi suy nghĩ vào những cái “vĩ mô”, những cái gọi là công trình văn hóa có ý nghĩa chính trị, lịch sử và nhân văn sâu sắc, có vẻ như họ đã quên mất những con người bình dân, đang sống cùng với họ: những đồng bào. Không biết là, các lời dạy của cha ông ngày xưa (lá lành đùm lá rách, bầu ơi thương lấy bí cùng – tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn…) họ đã đánh mất ở đâu rồi? Hay là họ chưa một lần… nghe đến?
Không cần phải đi đâu xa, cũng có thể nhìn thấy những hoàn cảnh khó khăn. Trường hợp làm biếng hơn nữa, ngồi ở nhà coi truyền hình, cũng có thể thấy và cảm nhận. Giữa hình ảnh của các công trình bạc tỷ với hình ảnh của những con người nghèo khó, chấp nhận làm những việc nguy hiểm chỉ để nuôi sống gia đình, bản thân. Chợt cảm thấy sao… bùi ngùi quá!
Trong chương trình “Người bí ẩn” phát sóng ngày 17/05, trong đó người tham gia biểu diễn tiết mục nguy hiểm vì mưu sinh:
“Vì cuộc sống mưu sinh, gian khổ như thế nào cũng phải làm… Mình đã trải qua, ngàn lần không cho con mình thử tới.”
https://www.youtube.com/watch?v=VUzWbXozraQ&feature=youtu.be&t=2747