Hoàng lan Mộc Châu
(VNTB) – Văn hóa làm việc chăm chỉ không bao giờ đồng nghĩa với nền kinh tế giàu có
Thừa hưởng lịch sử hào hùng chiến đấu bảo vệ và mở mang đất đai của tổ tiên, nhưng thật đáng thương, nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, sau khi giành được nửa lãnh thổ từ bắc vĩ tuyền 17 trở ra, năm 1954, cho đến 1975 thì cả nước, từ Mũi Cà Mâu đến gần Ải Nam Quan, như một người vẫn cứ mắc kẹt trong quá khứ, điên đảo trong ảo tưởng và tự lừa dối bản thân.
Chế độ quân chủ phong kiến có thể tự hào về việc đánh đuổi Tàu. Chế độ cộng sản tự hào với đánh Tây, đuổi Mỹ, những lộ ra sự thật đáng buồn cười với sự ngây thơ và bướng bỉnh của nhóm người lãnh đạo của nó. Đất nước đã trở thành và tồn tại như một bóng ma của quá khứ, mất cơ hội vươn lên và tiến bộ bên cạnh các nước tiên tiến.
Trong khi các nước theo chủ nghĩa hiện đại hóa, dù muộn, đã nhanh chóng thích nghi và áp dụng các phương pháp phương Tây để bảo vệ nền độc lập và phát triển kinh tế của họ, Việt Nam cộng sản lại đang mải mê sống trong thế giới hoang tưởng của quá khứ. Việt Nam, kẻ hung hãn một cách ngốc nghếch, thể hiện mình trong mớ bùng nhùng chiều kích kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
Dù chế độ thực dân có xấu, nhưng cũng không thể nào so sánh với sự ngu ngốc của đảng cộng sản Việt Nam. Người Anh và người Nhật, dù có những lúc họ cai trị ác độc, đã để lại một dấu ấn tích cực cho nền kinh tế và xã hội của các quốc gia bị trị. Trong khi đó, Pháp chỉ quan tâm đến việc khai thác tài nguyên thô mà thôi, đóng góp rất ít cho sự phát triển của Việt Nam. Ấy vậy, đám thực-dân-cộng-sản ngày nay đang cai trị trên đầu, trên cổ dân Việt, vẫn theo con đường của thực dân Pháp, khai thác cạn kiệt nguyên liệu thô như than dầu, thậm chí cả cát để có đô la.
Những năm chiến tranh (1945-75) đã cướp đi cơ hội và tương lai của Việt Nam, không chỉ làm hủy hoại tài nguyên và thiệt hại về nhân mạng, mà còn khiến cho nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng vì sự bất tài kinh bang tế thế của những kẻ tự nhận mình là vô sản, chỉ biết xây dựng bằng búa và liềm.
Miền Bắc, sau khi bị cộng sản tiếp thu năm 1954, hoàn toàn kiệt quệ trong cái gọi là kinh tế theo hệ thống XHCN. Nền kinh tế XHCN dẫn đến cuộc khủng hoảng rất nặng nề vào những năm 70 và kéo theo Miền Nam rơi tự do sau khi được ‘giải phóng’, en chute libre, như tờ Le Monde viết khoảng năm 1986.
Chế độ cộng sản xâm lược miền Nam sau đó đã thực hiện mô hình kinh tế kiểu Xô Viết, dẫn đến nạn đói và thảm họa kinh tế. Việt Nam tiếp tục chìm trong sự cô lập và xung đột, mất đi cơ hội kết nối với thế giới. Kinh tế Việt nam đã bị những tay phù thủy hủy hoại và làm nghèo nàn hơn, trong khi hàng xóm Đại Hàn, Nhật Bản, Singapore đã vươn lên với các tập đoàn kinh tế hùng hậu, cơ sở hạ tầng công nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Việt Nam đã dành quá nhiều thời gian cho việc nhớ về quá khứ và ảo tưởng “vô địch” chống lại phương Tây, đã đến lúc nhận ra rằng để tiến lên, họ cần học hỏi và thích nghi với thế giới hiện đại mà họ đã từng chống và chiến thắng, thay vì sống trong ảo tưởng quá khứ.
Việt Nam là một tập hợp các sự thay đổi kỳ cục mà các nhà lãnh đạo cao hứng hay ngủ mơ tự nhận là diệu kỳ, và những sai lầm quản lý kinh tế vô lý, trớ trêu. Từ năm 1994 trở đi, VN đã đạt được tăng trưởng kinh tế tương đối nhờ có yếu tố từ các nước tư-bản-giẫy-chết.
Việt Nam, dưới ánh đèn dầu “đổi mới” từ năm 1994 đến nay, đã thoát khỏi bóng đêm tù mù “Cò Hồn Xã Nghĩa”, chữ của Phạm Thành, có một chút tăng trưởng khá, giúp thoát khỏi danh sách các nước nghèo nhất thế giới (chủ yếu ở Châu Phi) và tiến gần hơn đến trình độ của Indonesia hoặc Philippines (vẫn nghèo, nhưng không đến nỗi tệ). Tuy nhiên, sự thành công này đi kèm với một loạt vấn đề và sai lầm kinh tế họ phải đối mặt.
Chính sách kinh tế vĩ mô tại một số thời điểm đã làm cho nền kinh tế bị dao động, với thời kỳ lạm phát cao, nợ công tăng, và thâm hụt thương mại. Biến động tiền tệ và bong bóng tài sản đã tạo ra sự kinh tế không ổn định. Điều này cho thấy rằng sự quản lý kinh tế chưa được hiệu quả và chính phủ cần cải thiện khả năng dự đoán và ứng phó với biến động thị trường.
Lạm phát tăng mạnh, nợ công leo thang, thâm hụt thương mại và biến động tiền tệ đều là phần không thể thiếu trong cuộc hành trình “phát triển”. Chính phủ? Họ dường như chẳng thể nào cải thiện được tình hình doanh nghiệp nhà nước. So với Trung Quốc, họ đã dậm chân tại chỗ, và các xí nghiệp, tập đoàn quốc doanh vẫn thuộc sở hữu toàn dân có nghĩa là hoàn toàn của đảng.
Tiến độ chậm chạp trong việc cải cách các doanh nghiệp nhà nước (di sản từ mô hình Liên Xô) đã làm suy yếu các nỗ lực cải thiện năng suất. Trung Quốc dù vẫn là một nước cộng sản, đã làm tốt hơn nhiều trong việc hợp lý hóa các hoạt động của xí nghiệp, công ty quốc doanh, SOE, State-owned enterprises, bán bớt các đơn vị thua lỗ và bơm máu mới vào những đơn vị còn lại bằng cách chào bán cổ phần lớn cho các nhà đầu tư bên ngoài.
Việt Nam vẫn giữ các doanh nghiệp lớn trong quản lý của chính phủ, điều mà không thể nào tồn tại trong thế kỷ 21, làm giảm năng suất và gây lãng phí nguồn lực. Nhiều doanh nghiệp nhà nước lớn nhất thuộc sở hữu hoàn toàn của đảng như tập đoàn săng dầu, điện…làm ăn chỉ thấy thua lỗ, trong khi những doanh nghiệp khác vẫn tham gia vào các lĩnh vực không cốt lõi và phi chiến lược như sản xuất bia, khách sạn, chế biến thực phẩm và thậm chí bán kem cho khách du lịch!
Cơ sở hạ tầng? Thay vì tập trung vào những dự án lớn có ý nghĩa, VN “trình diễn” bằng cách phân tán nguồn lực vào một loạt các dự án phát triển nhỏ không có giá trị kinh tế, nhưng dễ làm đầy túi tiền của các quan chức nhà nước. Đây là một cách tiếp cận không thực sự thông minh. Cách phát triển cơ sở hạ tầng còn hỗn loạn và thiếu hệ thống. Thay vì tập trung vào một số dự án lớn có thể mang lại hiệu quả tổng thể cao nhất, nguồn lực của Việt Nam lại bị phân tán vào một lượng lớn các dự án phát triển nhỏ, không có nhiều giá trị kinh tế. Điều này cho thấy quyền lực trung ương yếu kém. Sự kiểm soát hạn chế của trung ương đối với chính quyền cấp tỉnh và “tư duy xã hội chủ nghĩa lỗi thời, lạc hậu, dấu diếm sự kém cỏi” không muốn thấy Sài Gòn và các tỉnh phía Nam phát triển quá nhanh so với phần còn lại của đất nước, hay nói rõ ra là Hà Nội và các tỉnh miền Bắc.
Thị trường tài chính còn sơ khai nhạt nhòa, nằm cùng hạng với các nước như Bulgaria, Bangladesh và Nigeria, dù có một số người nhanh tay làm giầu. Đa số đầu tư đổ vào những tài sản không lớn giá trị, không sản xuất gì cả, chỉ có tiền gửi ngân hàng, ngoại tệ, vàng và bất động sản.
Ngoài ra, có nhiều vấn đề khác còn đang làm chậm sự tiến bộ của Việt Nam. Gia đình trị và tham nhũng, hệ thống giáo dục đại học tệ hại, và “chảy máu chất xám”, tất cả đều làm cho cuộc hành trình tiến lên con đường XHCN trở nên tệ hại hơn bao giờ hết.
Việt Nam, đừng mô tả người dân là “làm việc chăm chỉ”! Đúng là Việt Nam cũng thuộc về cái vòng ảnh hưởng “Sinosphere” đó, nhưng để so sánh với Hàn Quốc và Nhật Bản, thì, chắc chắn là một trò đùa. Đó chỉ là lĩnh vực “văn hóa” chứ không phải làm việc cật lực. VN có điểm chung ở chỗ họ đều đắm chìm trong triết lý và giá trị Nho giáo, hay mượn cả nghệ thuật từ Trung Quốc chẳng hạn, và bây giờ quay mũi theo văn hóa Nhật Hàn! Nhưng nếu bàn về lối sống, Việt Nam gần gũi hơn với Thái Lan, Lào, Kampuchia. Con người ở đây thích cuộc sống chậm rãi, tận hưởng thời gian bên gia đình. Không quá lười biếng, nhưng họ chỉ đơn giản là “làm việc để sống,” không phải “sống vì công việc.”
Và đừng quên, văn hóa làm việc chăm chỉ không bao giờ đồng nghĩa với nền kinh tế giàu có. Cứ ngỡ rằng người Triều Tiên làm việc chăm chỉ dưới cái gậy chỉ huy của đảng thì nền kinh tế của họ sẽ thịnh vượng. Nhưng không, họ vẫn đang đọng lại ở mức lạc hậu và nghèo nàn đáng thương hại nhất thế giới. Còn Pháp và Ý, Tây Ban Nha, Canada chắc chắn không phải là những ví dụ đạo đức về năng suất làm việc cao, nhưng họ vẫn đứng đầu thế giới về mức sống. Điều này chứng minh rằng, làm việc chăm chỉ và giàu có không hề có mối quan hệ gì cả.
Kẻ viết bài này không kỳ vọng VN sẽ giầu hơn nhiều khi họ được Mỹ nâng lên hàng Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện, trừ phi họ dứt khoát từ bỏ chế độ cộng sản một cách toàn diện.