Việt Nam Thời Báo

VNTB – Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Văn Bình bị bắt

Hoài Nguyễn

 

(VNTB) – Ông Nguyễn Văn Bình bị bắt với cáo buộc “cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, theo Điều 337 Bộ luật Hình sự.

 

Vụ Pháp chế của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) hiện đang thiếu người giữ chức danh Vụ trưởng.

Hiện tại sắp theo thứ tự thì ở Vụ Pháp chế của Bộ LĐ-TB-XH là Phó Vụ trưởng Mai Đức Thiện, Phó Vụ trưởng Ngô Hoàng và Phó Vụ trưởng Phạm Thị Thanh Việt. Không còn thấy tên của Vụ trưởng Nguyễn Văn Bình nữa.

Theo một báo cáo của tổ chức nhân quyền Project 88 thì ông Nguyễn Văn Bình bị bắt với cáo buộc “cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, theo Điều 337 Bộ luật Hình sự tuy nhiên công an vẫn chưa công bố việc bắt giữ hoặc những cáo buộc đối với ông Bình.

Vụ bắt giữ ông Bình diễn ra trong bối cảnh  các nhà lãnh đạo chính phủ đã ra lệnh đàn áp nhân quyền do lo ngại về sự can thiệp của nước ngoài. Vụ bắt giữ ông Nguyễn Văn Bình là vụ đầu tiên cho bắt giữ một nhà cải cách chính phủ trong những năm gần đây.

Nguồn tin bên lề cho biết ông Nguyễn Văn Bình là quan chức ủng hộ Công ước 87 của ILO về quyền thành lập nghiệp đoàn của người lao động, và ông Bình được cho rằng là người đang nỗ lực phê chuẩn Công ước 87 của ILO, mà nếu được thông qua sẽ đảm bảo cho người lao động quyền thành lập công đoàn độc lập mà không cần sự cho phép trước.

Theo Project 88, việc tham gia sâu rộng của ông Bình với các chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế về cải cách lao động là không phù hợp với quan điểm cứng rắn của Việt Nam đối với ảnh hưởng của nước ngoài trong các hoạt động cải cách lập pháp và hoạch định chính sách. Theo nguồn tin trao đổi với Project88, ông Bình ngày càng bị cô lập tại Bộ LĐTBXH sau khi các đồng minh mạnh và các nhà cải cách từ chức trong những năm gần đây.

Về nguyên tắc pháp lý, người phạm tội theo cáo buộc điều luật hình sự số 337 thường là những người có trách nhiệm giữ tài liệu bí mật nhà nước.

Về mặt khách quan, hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước thể hiện thông qua việc sử dụng thủ đoạn để trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt, dùng vũ lực hoặc đe dọa người có thẩm quyền, hoặc các thủ đoạn gian dối khác để có được tài liệu bí mật đó. Tội phạm hoàn thành khi tài liệu bí mật nhà nước thoát khỏi sự quản lý của người có trách nhiệm giữ, quản lý nó.

Mặt chủ quan, tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.

Điều 337 Bộ luật Hình sự quy định người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: Có tổ chức; Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật; Phạm tội 02 lần trở lên;Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Điều 110 của Bộ luật Hình sự là nội dung của “Tội gián điệp”.

Hơn một năm về trước, chiều ngày 7-2-2023 tại trụ sở Bộ LĐ0TB-XH, Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội đã có buổi làm việc với Lãnh đạo bộ này về Dự kiến chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh, dự kiến việc phê chuẩn các công ước quốc tế năm 2023 và đến hết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Tại buổi họp này, đề cập đến Công ước số 87 của ILO về tự do liên kết và bảo vệ quyền tổ chức (1948), Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết, bộ đã xác định các nhóm công việc cụ thể sẽ được thực hiện đề xuất gia nhập Công ước gồm: Thành lập Tổ nghiên cứu liên ngành đề xuất gia nhập Công ước số 87; Nghiên cứu nội dung Công ước số 87 và các tài liệu có liên quan tới Công ước; Rà soát, hệ thống hoá pháp luật Việt Nam có liên quan Công ước số 87; Khảo sát đánh giá thực tiễn thực hiện quyền tự do liên kết, bảo vệ quyền tổ chức và khả năng Việt Nam gia nhập Công ước số 87; Xây dựng các tài liệu trong Hồ sơ trình gia nhập Công ước số 87 theo quy định của Luật Điều ước quốc tế năm 2016; Tham vấn ý kiến các chuyên gia, họp kỹ thuật, hội thảo tham vấn Hồ sơ trình Công ước số 87; Thực hiện các thủ tục chính thức trình đề xuất, gia nhập Công ước số 87 theo quy định của Luật Điều ước quốc tế năm 2016.

Trong năm 2023, Bộ LĐ-TB-XH sẽ tiếp tục hoàn thiện các tài liệu trong Hồ sơ trình gia nhập Công ước số 87 và tiến hành các hoạt động tham vấn, lấy ý kiến, học tập kinh nghiệm… theo quy định của Luật Điều ước quốc tế, dự kiến trình Chính phủ vào Quý IV/2023.

Thế nhưng năm 2023 đi qua, giờ là sắp bước vào Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XV, và ở lần họp này vẫn không thấy chương trình về phê duyệt gia nhập Công ước số 87 của ILO.


Tin bài liên quan:

VNTB – Liên minh Công đoàn Châu Âu có “tư duy xúi giục”?

Phan Thanh Hung

VNTB – Việt Nam cần cụ thể hóa cam kết với Công ước 87

Do Van Tien

VNTB – Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, hai năm tới…

Phan Thanh Hung

1 comment

Nguyễn Tuấn Anh 09.05.2024 4:43 at 04:43

Học theo Tiến Sĩ Phạm Chí Dũng “Ơn Đảng, ơn Chính phủ!”

Những lời cảnh cáo của tác giả Hoài Nguyễn về sự trỗi dậy của cờ vàng đã có người trong Đảng lắng nghe

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo