Việt Nam Thời Báo

VNTB –  ETUC kêu gọi nghị viện EU phản đối việc phê chuẩn FTA và IPA

Diễm Thi dịch

(VNTB) – ETUC do đó kêu gọi nghị viện EU phản đối việc phê chuẩn FTA và IPA cho đến khi Việt nam đã phê chuẩn, hoặc xác định một lộ trình ràng buộc để phê chuẩn Công ước 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về Quyền tự do hiệp hội và bảo vệ quyền được tổ chức và Công ước 105 về Xóa bỏ lao động cưỡng bức, cũng như hai bên tham gia đàm phán đã giải quyết các mối quan tâm khác được nêu dưới đây. (Thông qua tại cuộc họp của Ban chấp hành ETUC, ngày 17-18 tháng 12 năm 2019)

Bối cảnh

Vào tháng 12 năm 2015, EU – Việt nam đã ký kết thỏa thuận thương mại tự (FTA) và Hiệp định bảo vệ đầu tư (IPA). Sau khi đánh giá pháp lý, các văn bản cuối cùng được cả hai bên đồng thuận vào tháng 6 năm 2018, và ký kết vào tháng 6 năm 2019. Nghị viện EU đã bắt đầu thủ tục chấp thuận và bỏ phiếu trong Ủy ban thương mại quốc tế, dự kiến vào cuối tháng Giêng năm 2020 (tháng 1 năm 2020) và bỏ phiếu trong một Hội nghị toàn thể vào cuối tháng 2.

Quan điểm ETUC

Với tư cách là ETUC, chúng tôi tái khẳng định lời kêu gọi của chúng tôi về một chính sách thương mại tiến bộ, đưa các Hiệp định thương mại tự do ưu tiên phục vụ việc làm tốt, gắn kết xã hội, bình đẳng và phát triển bền vững. Chính sách thương mại của EU phải đảm bảo sự tôn trọng đầy đủ về nhân quyền, bao gồm công đoàn và quyền của người lao động, môi trường và cũng phải phải tính đến nhu cầu phát triển của các nước kém phát triển. Thương mại có thể là một cơ hội tuyệt vời chỉ khi nó tạo ra việc làm chất lượng và thúc đẩy phát triển bền vững.

ETUC do đó kêu gọi nghị viện EU phản đối việc phê chuẩn FTA và IPA cho đến khi Việt nam đã phê chuẩn, hoặc xác định một lộ trình ràng buộc để phê chuẩn Công ước 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về Quyền tự do hiệp hội và bảo vệ quyền được tổ chức và Công ước 105 về Xóa bỏ lao động cưỡng bức, cũng như hai bên tham gia đàm phán đã giải quyết các mối quan tâm khác được nêu dưới đây.

Quan ngại về nhân quyền và thực thi

Việt nam là một trong những quốc gia tồi tệ nhất trên thế giới vì không đảm bảo quyền cho người lao động. [1] Vào tháng 6 năm 2019, Việt nam phê chuẩn Công ước 98 của ILO về quyền tổ chức và thương lượng tập thể, vẫn chưa phê chuẩn hai trong số tám Công ước cơ bản của ILO, tức là Công ước 87 về Quyền tự do hiệp hội và bảo vệ quyền được tổ chức, và Công ước 105 về Xóa bỏ lao động cưỡng bức.

Công đoàn độc lập tại Việt nam vẫn bị cấm đoán và Công đoàn quốc gia, Tổng Liên đoàn lao động Việt nam, không độc lập với Chính phủ và đảng cầm quyền. Quyền thương lượng tập thể không có ý nghĩa khi không có các công đoàn độc lập, được tự do lựa chọn bởi những người lao động thông qua quyền tự do lập hội.

Đại hội ETUC đã tuyên bố rằng, việc phê chuẩn và thực hiện tám tiêu chuẩn lao động cốt lõi của ILO cũng như tuân thủ các Công ước và Nghị định thư ILO về lao động cưỡng bức và Công ước của ILO về sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc phải là một điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán thương mại của EU. Tuy nhiên, nếu một quốc gia đối tác chưa phê chuẩn hoặc thực hiện đúng các Công ước, thì quốc gia đó phải chứng minh thông qua một lộ trình ràng buộc về cách thức sẽ đạt được điều này trong thời gian hạn định. Các văn kiện mới nhất của ILO phải được chèn vào tất cả các hiệp định thương mại của EU theo cách cho phép chúng được thực thi hiệu quả. [2] Tôn trọng các Công ước cơ bản của ILO là một yêu cầu của hệ thống ưu đãi chung của EU, và EU không được đưa ra ít yêu cầu hơn đối với bất kỳ đối tác thương mại nào.

Chính phủ Việt nam tuyên bố sẽ phê chuẩn Công ước số 105 vào năm 2020 và phê chuẩn Công ước số 87 vào năm 2023. Tuy nhiên, ETUC yêu cầu một lộ trình ràng buộc cho các phê chuẩn này. ETUC cũng kêu gọi một lộ trình cho thấy sự tiến bộ đạt được trong việc phê chuẩn và thực hiện đầy đủ tất cả các Công ước mới nhất của ILO, đặc biệt là các quy định liên quan đến sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc.

Hàng trăm thành viên hội đoàn độc lập đã bị bắt tại Việt nam và phải gánh chịu bạo lực trong các cuộc biểu tình ôn hòa. Lao động nhập cư ở Việt nam đặc biệt dễ bị tổn thương, một số bị buộc phải làm việc 18 giờ/ ngày và phải chịu lạm dụng thường xuyên. Báo cáo của Human Rights Watchcho biết, Chính phủ [Việt nam] đã bỏ tù những người bất đồng chính kiến, và đã có báo cáo về sự vi phạm diện rộng của Việt nam về tự do ngôn luận. [3] Tổ chức Ân xá Quốc tế báo cáo rằng, Việt nam có ít nhất 128 tù nhân lương tâm, và bị giam trong điều kiện vô nhân đạo. [4] Hơn thế nữa, Bộ Luật hình sự Việt nam nghiêm cấm có hiệu quả quyền tự do lập hội. Để hài hòa Luật hình sự với quyền con người, nó cần được sửa đổi.

Hơn nữa, ngay cả khi các Công ước cơ bản của ILO được phê chuẩn trong vòng vài năm, ETUC lo ngại rằng Chương trình thương mại và phát triển bền vững (TSD) của FTA không có các cơ chế để thực hiện hiệu quả các nghĩa vụ tôn trọng các Công ước này trong thực tế. ETUC đã tuyên bố rõ ràng rằng việc triển khai hiệu quả chương TSD phải có một cơ quan độc lập liên quan đến các công đoàn có thể chủ động thực hiện các cuộc điều tra về bất kỳ vi phạm các tiêu chuẩn cơ bản nào của ILO. Nếu một vi phạm được tìm thấy, phải có hình phạt hữu hình như là một hệ quả cuối cùng. [5] Ngoài ra, cũng không có cách nào để buộc các công ty chịu trách nhiệm cho việc vi phạm các quyền này.

Những tiến triển gần đây về quyền lao động tại Việt nam

Vào ngày 20 tháng 11 năm 2019, Quốc hội Việt nam đã thông qua Bộ Luật lao động sửa đổi. Theo ILO, sửa đổi này cải thiện khuôn khổ pháp lý cho quan hệ việc làm, điều kiện làm việc, và đại diện của người sử dụng lao động và người lao động. “Sự thay đổi quan trọng nhất trong Bộ Luật lao động lần này là khả năng của người lao động trong các doanh nghiệp thực hiện quyền của mình để hình thành hoặc tham gia một tổ chức đại diện theo lựa chọn của chính họ, mà không phải là tổ chức liên kết với Liên đoàn Lao động Việt nam.”[6]

ETUC hoan nghênh sự tiến bộ quan trọng này và những nỗ lực của chính quyền Việt nam. Việc thông qua sửa đổi Bộ luật lao động là một tiến bộ quan trọng đối với người lao động Việt nam, mở đường cho việc thực hiện các Công ước ILO cơ bản còn lại.

Có nhiều việc phải làm. Trước khi có được sự đồng ý của Nghị viện EU, Chính phủ Việt nam phải trình bày một lộ trình rõ ràng và đáng tin cậy cho việc phê chuẩn các Công ước cơ bản, quan trọng của ILO. Về Bộ Luật lao động Việt nam, điều quan trọng là các Nghị định của chính phủ về việc thực hiện các điều khoản mới bị tụt hậu so với các tiến bộ đã đạt được hoặc đưa ra các hạn chế vô lý, như hạn chế quyền tự do lập hội bằng cách thiết lập các giới hạn cao hoặc rườm rà thủ tục đăng ký công đoàn các cấp.

Hơn nữa, phải đảm bảo rằng tiến trình tiếp tục được thực hiện để đạt được các khả năng đầy đủ của các công đoàn độc lập và tự do. Để đạt được mục tiêu này, điều cần thiết là phải đảm bảo rằng các đối tác xã hội độc lập và xã hội dân sự tham gia giám sát quá trình chuẩn bị phê chuẩn và thực hiện của FTA. Về mặt này, thành phần của nhóm tư vấn trong nước (DAG) cần được cân bằng và bao gồm các đại diện lao động độc lập và tự do. Hơn nữa, vai trò của DAGs (cả ở EU và Việt nam) cần phải được xác định rõ ràng.

Một công cụ bổ sung để thúc đẩy việc thực hiện thỏa đáng của FTA có thể sẽ là thiết lập của một ủy ban liên nghị viện. Cuối cùng, Bộ Luật hình sự cần phải được sửa đổi và mang lại sự phù hợp với các nghĩa vụ của Việt nam theo Công ước quốc tế về Quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và với Bộ Luật lao động sửa đổi.[7]

Hiệp định bảo vệ đầu tư EU-Việt nam

ETUC lo ngại rằng các IPA EU-Việt nam bao gồm Hệ thống tòa án đầu tư (Investment Court System – ICS) đặt ra một mối đe dọa đến các biện pháp bảo vệ quy định và quyền của người lao động. ETUC nói rõ rằng, các công đoàn phản đối việc thành lập các tòa án đặc biệt của các nhà đầu tư nước ngoài và các quyền mở rộng được cấp cho họ (ví dụ như bảo vệ khỏi sự chiếm đoạt gián tiếp, đối xử công bằng và bình đẳng), cho phép họ thách thức luật pháp đe dọa lợi nhuận của họ. Trong quá khứ, các tòa án như vậy đã được sử dụng để thách thức pháp lý bảo vệ người lao động, chẳng hạn quy định về tiền lương tối thiểu và an toàn sức khỏe.

Sự hiện diện của một hệ thống tòa án như vậy cũng có thể ngăn cản Chính phủ ban hành luật, vốn có thể gây ra một thách thức qua hệ thống tòa án đầu tư, ngay cả khi họ đang có trong lợi ích công cộng, chẳng hạn như quy định để đảm bảo tiếp cận phổ cập đến các nguyên tắc chăm sóc sức khỏe hoặc phòng ngừa.

Hơn nữa, cả EU và Việt nam đều không tăng cường luật pháp thông qua việc thiết lập một hệ thống tư pháp song song, không đủ để đảm bảo khả năng trọng tài độc lập với các nhà đầu tư tư nhân. ETUC tin rằng việc tăng cường luật pháp đòi hỏi EU phải hỗ trợ hệ thống pháp luật trong nước.

Tác động việc làm

ETUC làm tiếc về việc thiếu một đánh giá định lượng chuyên sâu về tác động của thỏa thuận thương mại đối với việc làm trong khu vực EU. Một phân tích chi tiết, cung cấp dữ liệu đáng tin cậy để xác định các lĩnh vực và khu vực bị ảnh hưởng nhất là cần thiết để đánh giá lợi ích một thỏa thuận thương mại cho EU. Ví dụ, ngành công nghiệp dệt may vẫn đại diện cho 2.000.000 việc làm ở EU. Hơn nữa, một phân tích như vậy là cần thiết để cho phép người lao động dự đoán thay đổi và sử dụng hiệu quả các thông tin và quyền tư vấn của họ. Thông tin này cũng quan trọng ở cấp khu vực để thiết lập và thực hiện các chiến lược công nghiệp khu vực và xem xét các khoản dự phòng có thể có bằng các công cụ của EU như Quỹ điều chỉnh toàn cầu hóa EU.

* ETUC là tiếng nói của người lao động, đại diện cho 90 tổ chức công đoàn từ 38 quốc gia châu Âu và 45 triệu thành viên của 10 liên đoàn công đoàn châu Âu.

Ghi chú

[1] https://www.ituc-csi.org/IMG/pdf/2019-06-ituc-global-rights-index-2019-report-en-2.pdf

[2] https://www.etuc.org/en/publication/etuc-action-programme-2019-2023

[3] https://www.hrw.org/world-report/2019/country-chapters/vietnam

[4]
https://www.amnesty.org/en/latest/news/2019/05/viet-nam-surge-number-prisoners-conscience-new-research-shows/

[5]
https://www.etuc.org/en/document/etuc-submission-non-paper-commission-services-trade-and-sustainable-development-tsd

[6]
https://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/Pressreleases/WCMS_729339/lang–en/index.htm

[7]
https://www.ohchr.org/en/professionalinterest/pages/ccpr.aspx

Nguồn:
https://www.etuc.org/en/document/etuc-position-eu-vietnam-free-trade-and-investment-protection-agreements

Tin bài liên quan:

VNTB – Chính trị hóa doanh nghiệp xã hội bằng đe dọa án hình sự?

Phan Thanh Hung

VNTB – Hiệp định thương mại tự do EU – Nhân Quyền là một điều kiện 

Phan Thanh Hung

HRW – Việt Nam: Phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo