Jenny Li
Cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân (Feng Li/Getty Images)
Trong tháng 5 năm nay, hơn 20 người đã đệ đơn kiện chống lại cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân mà vẫn có thể đi lại tự do. Điều này làm cho mọi người tưởng rằng có một sự đảo ngược tình hình bởi phần lớn thời gian ở Trung Quốc, bất cứ ai nộp đơn khiếu nại chống lại một nhân vật nào đó thì đều có nguy cơ bị phạt tù dài hạn, thậm chí bị mất mạng, chỉ vì cố gắng để khôi phục lại công lý .
Tuy nhiên, vào cuối tháng trước, năm người từ tỉnh Cam Túc ở Tây Bắc Trung Quốc đã bị cảnh sát địa phương bắt giam sau khi cố gắng nộp đơn kiện chống lại cựu độc tài.
Khoảng 10 giờ sáng ngày 30 tháng 5, Fan Yongcheng Wang và Wang Zefang Yongfang đã đi đến bưu điện của thành phố Jincheng để nộp đơn kiện chống lại Giang Trạch Dân – người đứng đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ở đó, ngay lập tức họ bị các nhân viên an ninh công cộng của thành phố bắt giữ. Các thành viên trong gia đình của ba người này cũng bị bắt giữ và tịch thu tài liệu, theo tin trên Minh Huệ, một trang web chuyên đưa tin mới nhất về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
Ba giờ sau, hai cha con Wang Lifeng và Wang Yukang đã đi đến bưu điện để gửi đơn kiện của họ và cũng đã bị bắt giam.
Cả năm người đều là học viên của Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần truyền thống của Trung Quốc kết hợp giữa các bài tập thiền định nhẹ nhàng và việc tuân thủ theo những nguyên tắc đạo đức.
Nhiều người trong số các cá nhân tu luyện theo môn này trước đó đã bị bức hại. Cảnh sát đã lục lọi nhà của Wang Zefang tám lần, bà bị tạm giữ hành chính sáu lần, và giam giữ hình sự một lần, và bị kết án đến tám năm tù vì tập Pháp Luân Công. Mẹ chồng của Wang, đang ở tuổi 70 và cũng tập Pháp Luân Công, đã bị giam cầm ba lần. Chồng của bà Wang, Zhang Yanrong, bị tuyên án tù 12 năm vì tập luyện Pháp Luân Công vào năm 2002, bị tra tấn tàn bạo, và qua đời vào năm 2006, theo Minh Huệ.
Trang Minh Huệ cũng cho biết, bà Wang Lifeng đã chịu đựng sự bức hại tương tự, và đã bị kết án chín năm tù vào năm 2006.
Lúc đầu, chính quyền Trung Quốc đã tỏ ra ủng hộ Pháp Luân Công khi môn tập này đã mang lại cho hàng chục triệu người một sức khỏe tốt. Nhưng sau đó, vào năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), sợ hãi bởi sự phổ biến của Pháp Luân Công, đã huy động bộ máy an ninh và tuyên truyền để thực hiện một chiến dịch bạo lực đàn áp trong cả nước.
Theo ước tính, chiến dịch khủng bố này đã giết chết hơn 100.000 người, nhiều người trong số họ đã bị tra tấn và đánh đập đến chết hoặc bị giết trong tù để lấy và đem bán nội tạng của họ.
Trong khi những nỗ lực để kiện Giang Trạch Dân ở Trung Quốc thời kỳ đầu cuộc đàn áp đã bị chấm dứt trong sự trả đũa nhanh chóng, thì các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới đã đệ đơn tố cáo thành công chống lại Giang ở một số nước.
Hiện vẫn chưa rõ liệu việc bắt giữ năm người này thể hiện sự cứng rắn của chế độ Trung Quốc trước làn sóng của công dân tìm kiếm một kháng cáo pháp lý chống lại Giang Trạch Dân, hay chỉ là sáng kiến của các quan chức địa phương ở tỉnh Cam Túc ? Xu hướng chính trị hiện tại về vấn đề này vẫn còn chưa chắc chắn. Gần đây, một số quan chức cấp cao của Phòng 610, một cơ quan bí mật của Đảng được lập ra đặc biệt để đàn áp Pháp Luân Công, đã bị điều tra, và bị cáo buộc tham nhũng. Sự hỗn loạn ngự trị trong tổ chức này kể từ khi cựu lãnh đạo của nó bị loại khỏi chức vụ mà không có bất kỳ thay thế nào được công bố.
Jenny Li, Epoch Times và Leo Timm, Epoch Times
(Đại Kỷ Nguyên)