Việt Nam Thời Báo

VNTB – Độc thần Tối cao của Kỷ nguyên Bạo lực

Tôn Trọng Dân (VNTB) “Nếu muốn cho chủ trương Cộng Sản thất bại, thì phải làm hai việc: 1.- Tìm hiểu rõ thực trạng của vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng. 2.- Có một giải pháp khác để thay thế cho giải pháp Cộng Sản. Nhưng thay vì hai việc thiết thực trên, thì, cho đến ngày nay, các nhà lãnh đạo của khối Quốc Gia chỉ đặt vấn đề chống lại chủ trương Cộng Sản một cách tiêu cực. Tiêu cực ở đây không có nghĩa là không nhiệt thành mà chống lại, nhưng có nghĩa là đặt sự chống làm mục đích” – trích Chính đề Việt Nam của Tùng Phong (đảng Cần Lao Nhân vị).
Quyền lực được xác lập bằng bạo lực?. Ảnh: Prolongement de la chapelle, “la Guerre et la Paix” de Picasso.
Ai cũng biết, các vị thần sinh ra trong thần thoại xuất phát từ tâm tưởng con người, phản ánh những hiện tượng thực tế (thiên nhiên lẫn xã hội) vào lúc hoang sơ ấy, khi con người không thể lý giải ngọn ngành mọi sự. Không chỉ thế, Thần thoại trong thế giới cổ đại còn là “tiền bối” trực tiếp của những tư tưởng triết lý tôn giáo, và đến lượt chúng, ám thị hằn vào nhận thức loài người.

Từ thời cổ đại, các ‘Mô-tip’ [1] đăng quang, xác lập quyền lực hầu như luôn gắn liền với mặc cảm giết cha, tiêu diệt/triệt hạ người đi trước, dù đó là người sinh ra chính mình.

Oedipus đại diện cho hai chủ đề thường gặp trong thần thoại và kịch Hy Lạp, đó là: bản chất sai lầm của nhân loại và số phận của cá nhân trong dòng chảy của vũ trụ, tranh giành quyền lực tối thượng. Là con trai của nhà vua Laius và hoàng hậu Jocasta thành Thebes, Oedipus đã phạm hai đại tội: giết cha, cưới mẹ. Cùng số phận bi thảm đó, thần Cronus lật đổ cha là Uranus để cứu các anh chị mình. Về sau, Cronus, cũng như cha mình, bị chính đứa con út là Zeus sát hại.

Việc thiết lập trật tự quyền lực đó diễn ra trong tất cả các loại thần thoại từ Ai Cập đến Trung Hoa, không mang tính ôn hòa, mà đầy xung đột gay gắt, gắn với chiến tranh và bạo lực. Motif xác lập quyền lực dựa trên bạo lực, tiêu diệt ngay cả người thân, sát hại người “tiền nhiệm” không chỉ là nỗi ám thị nằm sâu trong tiềm thức của loài người ở phương Tây, mà cả ở phương Đông – đó là một bản chất đã hằn dấu lên cả Kỷ nguyên, vẫn kéo dài cho tới tận ngày nay. Nào phải không có motif “con giết cha” để giành quyền lực ở phương Đông? – một điển hình chính mà người ta dễ dàng nhớ ngay, đó là mối quan hệ giữa Doanh ChínhTần Thủy Hoàng và “trọng phụ” Lã Bất Vi.

Trong kỷ nguyên này, chỉ có cái chết của các thế lực cũ mới thoả được triệt để khát vọng quyền lực của các thế lực mới. Và các thế lực mới ấy lại dùng bạo lực để xác lập vị trí nhất nguyên của mình.

Quyền lực sinh ra Quyền hành, Quyền hạn và tất cả đều cung cúc phục vụ cho..Quyền lợi: vị Thánh tối cao/Độc thần tối cao của con người.

Tháng 10 năm 2014, John Pilger [2] có một bài viết về mối quan hệ chacon giữa các lực lượng mang màu sắc cực đoan như Nhà nước Hồi giáo IS (ISIS, ISIL), Khmer Đỏ với chính sách đối ngoại của Mỹ và phương Tây. Khi so sánh như vậy, phải chăng John Pilger đã “cưỡng tình đoạt lý” vu oan cho Mỹ và phương Tây, hoặc, quá ngây thơ và chẳng hiểu gì  [3] về lịch sử loài người?

Cuộc xâm lược của Mỹ và Anh vào Iraq hồi năm 2003 đã dẫn tới cái chết của khoảng 700.000 người, tại một đất nước không hề có lịch sử cực đoan” (…) “Tổng thống Mỹ George W. Bush và Thủ tướng Anh Tony Blair khi đó đã phá tan sự thanh bình này. Iraq giờ là cái tổ của hoạt động cực đoan” [4].

Nếu từng nghiên cứu, ai ai cũng biết, trong lịch sử hiện đại, đã có hai trật tự quốc tế hình thành: Hòa bình do Anh Quốc lãnh đạo (Pax Britannica) và Hòa bình do Mỹ lãnh đạo (Pax Americana[5]. Khi xây dựng cơ cấu chiến lược quốc tế của mình, Anh và Mỹ đều tập trung sức để đẩy mạnh quyền lợi kinh tế và địa chính trị cho họ, bên cạnh việc cũng tạo ra những lợi ích công lớn lao cho hệ thống quốc tế, nói chung. Sự suy mòn của Pax Britannica vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đã là một nguyên nhân quan trọng cho Thế chiến I. Trong những năm giữa 2 Thế chiến, không có một đại cường nào giữ được vai trò lãnh đạo địa chính trị và kinh tế, và đó là một trong vài nguyên nhân tạo ra cuộc Đại khủng hoảng 1929 cùng với cuộc đua tranh địa chính trị trong những năm 1930. Điều này đóng góp vào việc gây ra Thế chiến II và một Pax Germanica hoang tưởng và đẫm máu. Sự giải thể Pax Americana sau này có thể cũng gây ra những hậu quả tương tự, nên, thế giới, sau khi mất đi khối Cộng sản, đang cần Pax Americana làm “người cha đỡ đầu” bảo vệ an ninh chung.

Trong kỷ nguyên Quyền lực được xác lập bằng bạo lực này, Pax [6] vẫn là người thầy làm mẫu cho các bạo lực đi theo. Các cuộc cách mạng là con đẻ/kẻ thù của các loại Pax, và đến lượt mình, kẻ thua lại sử dụng bạo lực hướng về mục tiêu: trả thù. Vòng thù nối tiếp vòng thù. Đèn cù cứ cù liên tục. Chỉ có vài tôn giáo từ bi độ lượng nhận ranhìn thấu căn nghiệp: oan oan tương báo luôn luôn khó dứt. Rồi sau đó, tất cả các tôn giáo mới đồng vọng hoà thanh: oán thù nên cởi không nên buộc. Không phải là con người đã xử sự như thế suốt từ 15.000 hoặc 10.000 năm biết đứng thẳng, biết cẩn trọng ăn thịt nướng/nấu trên lửa và biết phân công nhau để giữ hang động chăng?

Nhìn theo góc độ Quyền hạnQuyền lợi (leo thẳng tuột từ đời Cháu lên tận đời Ông): mọi chính thể, chế độ, nhà cầm quyền Nhất nguyên nào cũng Cần chiến trường để có thuộc địa; Cần chiến trường để cuối cùng có thị trường; Cần giành lấy quyền lực để có quyền lợi, để chia sẻ cái thị trường cướp đoạt được và để được vinh danh ‘yêu nước’, nếu xét trong góc độ một đất nước. Khi đã nắm chắc được Quyền lực, chính thể, chế độ, nhà cầm quyền Nhất nguyên đó Cần có một xã hội yên ổn, phát triển và bầu chọn người có năng lực do họ thao túng. Thế là hết một bộ phim. Chuyển sang giai đoạn thậm chí cho phép cãi vã/ẩu đả nhau trong nghị trường như nghị trường Nhật Bản/Đài Loan đã từng và còn lâu nữa mới đạt được độ tranh chấp văn minh-tương kính như tại các nghị trường thực sự dân chủ đa nguyên ở Anh quốc, Hoa Kỳ, Canada, Thuỵ Điển, Phần Lan và một loạt quốc gia dân chủ tiên tiến khác. Họ, các chính thể dân chủ đa nguyên có xã hội công dân làm nền tảng, không cần lo âu đến mức cuồng điên chống các thể chế chuyên quyền khác trên thế giới, như trong thế kỷ XX cha ông họ đã từng (cơn ác mộng: “đào mồ chôn chủ nghĩa”…), vì: họ đã vượt qua ngưỡng hoang mông đó và thong thả làm theo năng lực hưởng theo lao độngđúng cái ước mơ của vài “người quen” cũ: MarxEngels và hoàn toàn không phù hợp, cách xa hàng vạn năm ánh sáng so với mộng mị hoang đường-đẫm máu của những “người quen” khác: LeninStalinMao Trạch Đông.

Trong Phản Tỉnh, Phản Kháng: Thực Hay Hư? tác giả Minh Võ đã nêu ra một chữ nếuTrước bối cảnh của vào cuối 1963-đầu 1964, nghĩa là chỉ hơn một tháng sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị các tướng VNCH hạ sát theo lệnh của quan thầy Mỹ, với nghị quyết TW số 9  [7] (quyết tâm diệt giặc xâm lược Mỹ và tay sai bằng vũ lực) của đảng Lao động/Cộng sản Việt Nam, người ta thấy hiện lên một giả thuyết khá hấp dẫn: Nếu Mỹ đừng nóng lòng diệt cộng, nếu một số chính khách và tướng lĩnh miền Nam không quá háo hức với một đời sống theo lệnh Mỹ, không thảm sát họ Ngô, và nếu đảng Cộng sản không ngả theo đường lối cực đoan của Mao Trạch Đông, thì có lẽ Hoàng minh Chính [8] đã có một địa vị cao hơn, hòng áp dụng đường lối hai miền Nam-Bắc (VNCH-VNDCCH) thi đua phát triển trong hòa bình và thống nhất bằng thương thảo phi vũ trang.

Xa ngược về quá khứ, người ta cũng có thể thấy: chính cái tinh thần ám úa của Kỷ nguyên xác lập Quyền lực bằng Bạo lực đã ngăn trở hai miền tái thống nhất theo tinh thần Hiệp định ngừng bắn Genève, xa hơn chút nữa, nó là bóng ma phủ lên trên nền độc lập non trẻ của Việt Nam lẽ ra đã tiến theo con đường dân chủ văn minh nếu Pax Britannica (đã quá thấm hiểu nổi nhọc mệt của kẻ đi thống trị) trở thành người lãnh đạo cục diện thế giới hậu chiến thay vì một Pax Americanatrẻ trung sung mãn cần thể hiện ưu thế vượt trội của mình sau khi mang 2 quả bom nguyên tử duy nhất mới ra lò để dứt điểm trục phátxít hung hãn, dằn mặt và không cho phép Liên Xô tranh ngôi đoạt vị thống soái toàn cầu. Nhưng, dù hấp dẫn, đó mãi chỉ là giả thuyết đặt ra trên một giả sử không-thể-có trong lịch sử của một Kỷ nguyên xác lập Quyền lực bằng Bạo lực, mà căn cốt Thắng-Thua là chủ yếu. Kỷ nguyên Bạo lực đó, cùng với thể loại người vẫn lung linh não trạng đam mê sòng bài màu mè ThuaThắng, tới tận ngày nay (2015) vẫn còn ám úa tình tự dân tộc và đang là luồng chủ lưu trên các trang mạng tự mệnh ‘dân chủ’ / ‘lề trái’ – cường kích chống ‘lề phải’. Lề phải dập tơi bời lề trái. Với hiện thực như thế, lần nữa, và lần nữa, rồi người Việt (cùng không ít dân tộc “hăng máu” khác) lại cũng sẽ tiếp tục đặt ra những thứ giả sử hấp dẫn khác sau 80, hoặc 100 năm nữa.

Phải chăng, đó không hề là thực trạng của một tương lai không khó thấy ?
Chú thích:
[1] ‘Mô-tip’, từ Hán Việt là ‘mẫu đề‘ (do người Trung Quốc phiên âm chữ motif trong tiếng Pháp) ̶ theo Từ điển thuật ngữ văn học  (NXB Giáo Dục. 12/2007), là một công thức có tính ước lệ, một biểu trưng thường được lặp đi, lặp lại. Từ đây xin dùng ‘motif’.
                                        
[2] John Pilger (sinh tháng 10.1939), một cựu phóng viên chiến trường người Úc sống tại London và đã hai lần đoạt giải báo chí cao nhất của Anh

[3] là “nít ranh” như Quý vị Dân chủ cực đoan từng cao giọng phiếm/biếm/móc/mỉa, đàn hặc người khác chính kiến với họ


[5] ngẫm thêm từ khảo luận The global power shift from West to East (tạm dịch: Quyền lực thế giới dịch chuyển từ phương Tây sang phương Đông) của Christopher Layne.

[6] PaxPaixPeaceMир: được hiểu là hoà bình theo kiểu do một quốc gia nào đó lãnh đạo

[7] “Vụ án xét lại chống đảng’’ có khoảng 200 người liên lụy do bị cho là “xét lại” theo lập trường “thân Xô-hoà hoãn với Mỹ” (theo tinh thần Khrutshchov) trong đó có Hoàng Minh Chính phó Giám đốc trường đảng Nguyễn Ái Quốc. Trần Đĩnh, tác giả truyện tôi “Đèn Cù”, chính là một nhân vật trong vụ án không hề được xét xử này.

[8] Hoàng minh Chính  (1920-2008) tên thật là Trần ngọc Nghiêm, nguyên quán Nam định. Ông gia nhập đảng Cộng sản khi mới 19 tuổi và người giới thiệu ông là Lê Đức Thọ. Về sau cũng chính Lê đức Thọ ký giấy tống giam ông. Năm 1961 được cử giữ chức Viện trưởng Viện triết Học trong 5 năm. Từng giữ nhiều chức vụ quan trọng khác như Tổng Thư ký đảng Dân Chủ (một đảng trang trí cho đảng Cộng sản), bí thư “Đoàn thanh niên Việt Nam’’ của đảng Dân Chủ.

* Bài “Độc thần Tối cao của Kỷ nguyên Bạo lực” được VNTB trích đăng từ chỉnh thể loạt bài gồm 8 phần: “Net-People” & HẤP LỰC của tác giả Tôn Trọng Dân gửi đến báo”

* “Tòa soạn VNTB chúng tôi đặt thêm tiểu tựa, hoặc chỉnh sửa tiểu tựa đã có sự thống nhất với tác giả.”

* Bài viết phản ánh quan điểm và cách viết của tác giả Tôn Trọng Dân.

Tin bài liên quan:

VNTB – Để có một Xã hội Công dân: cần .. gộp Dân vào cùng Đảng?

Phan Thanh Hung

VNTB – Đồng mộng: cùng ham mê quyền lợi

Phan Thanh Hung

VNTB – Có nên ‘vẽ rắn thêm chân’?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo