Hiền Lương
(VNTB) – Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên về nâng cao ý thức “Đảng là người đày tớ của dân”. Vậy Tết này, các ông, bà chủ muốn chúc Tết đày tớ điều gì? (http://tuyengiao.vn/bao-ve-
Theo bài báo đăng trên tạp chí Tuyên giáo của Ban Tuyên giáo Trung ương (nguồn đã dẫn), thì, “Năm 1951, trong bài phát biểu tại lễ ra mắt Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam), Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: “Đảng Lao động Việt Nam không sợ kẻ địch nào dù cho chúng hung tợn đến mấy, không sợ nhiệm vụ nào dù nặng nề nguy hiểm đến mấy, nhưng Đảng Lao động Việt Nam sẵn sàng vui vẻ làm trâu ngựa, làm tôi tớ trung thành của nhân dân”.
Vậy thì dịp Xuân mới, có ông, bà chủ nhân dân nào được hân hạnh bắt tay một đày tớ cán bộ để gửi lời chúc Tết? Nếu có, thì có ông, bà chủ ấy có dám chúc đày tớ cán bộ làm được nhiều việc hơn cho dân, xây được trường mới, giảm được hộ nghèo, hay lại cũng chúc “làm ăn tấn tới” và “tiền vào như nước”?
Một nhà báo kể với tâm thế vừa ‘thân phận’ chủ, vừa một chút ‘uy quyền’ của đày tớ: “Ở trường trung học cơ sở phổ thông dân tộc Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, học sinh bán trú chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số từ trên núi xuống. Chúng không biết mình ăn bảy nghìn một bữa là ít. Ở nhà, thầy cô bảo, nhiều đứa chỉ có cơm trắng với rau với muối. Ở trường, các cô xoay xở để bữa nào chúng cũng có miếng thịt kho mặn, đậu phụ hoặc quả trứng vịt.
“Trong nhận thức của các em ăn thế là sướng lắm rồi” – cô Nhãn, phụ trách tổ bán trú, bảo. “Thế các anh chị nói là các con đang ăn thiếu là dựa trên cơ sở gì?” – nhà báo lại chơi bài ngô nghê. Thật ra thì nhà báo đã tự nhìn vào sổ thu chi và thấy chữ ký cô Đào duyệt chi 2,3kg thịt một bữa. Chia cho 43, mỗi con được 53 gram thịt.
“Dựa trên cảm nhận của người làm cha làm mẹ, anh ạ” – cô trả lời.
Đoàn nhà báo ra về. Mấy tuần sau, họ mang một trăm triệu quyên góp từ độc giả lên tặng trường. Anh nhà báo nghĩ, các lý thuyết cấp tiến về từ thiện sẽ không ủng hộ mình. Cho cần câu, đừng cho con cá…”.
Ông bạn nhà báo nói rằng dễ tìm thấy cán bộ gần dân, thầy cô hết lòng vì học trò, bác sĩ cắm bản coi người bệnh như người thân. Và bởi địa hình, hạ tầng, họ dường như làm việc đó với một khối lượng sức lực khổng lồ, hàng chục cây số đi bộ trên núi cao, khi mà dân đô thị réo rắt gọi nhau chạy bộ công viên 5 cây số mỗi sáng cũng bất thành.
Ông bạn nhà báo đó đã mang cảm nhận ấy suốt những năm tháng lang thang ở vùng cao: dường như ở các vùng khó khăn, dễ tìm thấy những hình mẫu tốt đẹp của “người nhà nước” ở các vùng đô thị. Nhiệm vụ của nhà báo đáng ra phải là đấu tranh chính sách để tăng tiền ăn cho các con, thì lại cho cá, mà còn cho từng bữa. Ông nhà báo sẽ không trả lời được câu hỏi, là thế sang năm hết một trăm triệu thì sao?. Nhưng ông không quyết định khác được. Ông và đồng nghiệp nhìn vào mắt những viên chức kia, và cái cách họ hỏi xin tiền ăn cho các con, cái cách vị cán bộ xã đọc những con số, và cảm thấy một xung đột lạ lùng…
Một năm cũ sắp đi qua. Hôm nay đã là 30 Tết rồi còn gì. Xin ghi ra đây một câu hỏi cụ thể hơn cho nền văn hóa không có kiểu phân biệt khoa trương chủ – tớ mà người Sài Gòn nói rằng cụm từ ‘cán bộ là đày tớ của dân’ là nói dóc (!?): đầu năm mới, có ai bắt tay một cán bộ chúc làm được nhiều việc hơn cho dân, xây được trường mới, giảm được hộ nghèo, hay lại cũng “làm ăn tấn tới” và “tiền vào như nước”?