Khánh An dịch
(VNTB) – Tuần trước, các quan chức từ Pháp, Anh và gần 20 quốc gia châu Phi đã lên án hành động hoặc tuyên bố của chính phủ Trung Quốc.
Tập Cận Bình đã sử dụng đại dịch corona để củng cố quyền lực chính trị ở nước này, nhưng các công cụ được Đảng Cộng sản sử dụng để đạt được mục tiêu này lại đe dọa vị thế quốc tế của Trung Quốc.
Trung Quốc đòi hỏi sự trung thành và khen ngợi đối với việc xử lý đại dịch của Tập Cận Bình, như một cái giá để đổi lại việc cung cấp vật tư và chuyên môn y tế. Ông cáo buộc các nước phương Tây đã không bảo vệ chính người dân của họ, do đó kích hoạt lời nói cay độc, và gây ra sự giận dữ.
Tuần trước, các quan chức từ Pháp, Anh và gần 20 quốc gia châu Phi đã lên án hành động hoặc tuyên bố của chính phủ Trung Quốc. Chính quyền Tập Cận Bình hiện đang bị buộc tội đạo đức giả và kiêu ngạo vì đã che dấu nguồn gốc của virus corona và miêu tả phản ứng của chính phủ phương Tây không hiệu quả so với chính phủ Trung Quốc.
Những nỗ lực của Nhà nước nhằm củng cố vị thế trong nước của Tập Cận Bình đang làm suy yếu bất kỳ thiện chí nào mà Trung Quốc tạo ra bằng cách gửi các chuyên gia và vật tư y tế đến các quốc gia mà dịch bệnh đang hoành hoành.
“Không còn nghi ngờ gì nữa: sau cuộc khủng hoảng này, chúng ta không thể tiếp tục như thường lệ sau cuộc khủng hoảng này. Chúng ta sẽ phải đặt ra những câu hỏi khó về cách dịch xảy ra như thế nào, và có cách nào để có thể ngăn dịch sớm hơn hay không.” Bộ trưởng Ngoại giao Anh, Dominic Rab, hôm thứ Năm cho biết.
Tác động lâu dài đối với tham vọng toàn cầu của Tập Cận Bình có thể là sâu sắc. Bất chấp thỏa thuận ngừng chiến giữa Tập Cận Bình và Tổng thống Trump, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đi đến bế tắc. Hiện tại có bằng chứng cho thấy đại dịch này đang buộc các quốc gia khác phải xem xét lại mối quan hệ của họ (với Trung Quốc).
Do lo ngại về độ tin cậy tại thị trường Trung Quốc, Nhật Bản đã cam kết cung cấp 2 tỷ Mỹ kim để giúp công ty chuyển sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đặt câu hỏi liệu phản ứng của Trung Quốc có phải là một mô hình mà các nền dân chủ có thể (học tập) theo hay không. Trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times, ông nói: “Sẽ rất ngây thơ nếu nói rằng Trung Quốc xử lý dịch tốt hơn.”
Phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc mô tả Tập Cận Bình là một nhà lãnh đạo vững vàng, mạnh mẽ nhưng tốt bụng, người đã từng lãnh đạo đất nước và nhân dân trong cuộc chiến chống lại đại dịch. Tuy nhiên, giọng điệu ngày càng hung hăng và dân tộc của các nhà ngoại giao nước này đã gây ra sự thù địch.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp đã đưa ra một tuyên bố trên trang web của mình cáo buộc chính phủ phương Tây không bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương nhất và giết chết họ trong viện dưỡng lão.
Bà Susan Shirk, chủ tịch Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc thế kỷ 21 thuộc Đại học California, San Diego, nói: “Cách họ thực hành trong nước sẽ ảnh hưởng đến cách họ thực hành ở quốc tế”. Điều này có nghĩa là không có bất đồng chính kiến, kiểm soát luồng thông tin, nhấn mạnh vai trò lãnh đạo cốt lõi của Đảng Cộng sản và hiếm khi thừa nhận sai lầm.
Tập Cận Bình lặp lại quan điểm tương tự trong nhiều cuộc nói chuyện với các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới. Đại dịch corona không có biên giới. Thế giới nên đoàn kết để chiến đấu chống lại nó. Trung Quốc đã đảo ngược cuộc chiến chống virus và sẵn sàng chia sẻ kiến thức cũng như kinh nghiệm chuyên môn.
Hơn nữa, theo tuyên bố chính thức của Bắc Kinh, một số nhà lãnh đạo đã đưa ra những nhận xét tương tự (đồng thuận) về sự cai trị của Trung Quốc và ông Tập Cận Bình, thường bằng các ngôn ngữ tương tự đáng ngạc nhiên.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói tuần trước: “Thông qua những nỗ lực anh hùng, người dân Trung Quốc đã vượt qua dịch bệnh và làm gương cho thế giới”. Hoặc, như Tổng thống Argentina, ông Alberto Fernández đã mô tả hai ngày sau đó, sự lãnh đạo và sáng tạo mạnh mẽ của Trung Quốc trong việc kiềm chế dịch bệnh này là một ví dụ cho Argentina.
Dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, chính phủ không chỉ phải đối phó với cuộc khủng hoảng quốc tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, mà còn cho phép các nhà lãnh đạo nước ngoài củng cố Đảng Cộng sản khi đối mặt với sự bất mãn mạnh mẽ của người dân (Trung Quốc) trong vấn đề quản lý dịch bệnh.
Ngoại giao của Trung Quốc đang ngày càng mang tính đổi chác. Wu Qiang, một nhà phân tích chính trị độc lập ở Bắc Kinh, nói: “Về cơ bản, sự hỗ trợ đã được cung cấp để đổi lấy sự công nhận của các quốc gia về mô hình quốc phòng dịch bệnh của Trung Quốc.” Điều này cũng có nghĩa là các nước này “sẽ không lên án Trung Quốc hay buộc Trung Quốc phải chịu dịch trách nhiệm vì làm bùng phát dịch bệnh”.
Trong vòng vài tháng sau khi kêu gọi các quan chức châu Âu và Mỹ nhấn mạnh viện trợ của Trung Quốc, Bắc Kinn cũng yêu cầu người dân bày tỏ sự đánh giá cao đối với các vật tư y tế. Các quan chức tại lãnh sự quán Trung Quốc ở Chicago kêu gọi một nhà lập pháp Wisconsin soạn thảo một nghị quyết để hỗ trợ các nỗ lực của Trung Quốc để chống lại virus.
Các cuộc nói chuyện như những bữa tiệc tuyên truyền hàng ngày đã củng cố vị trí của ông Tập Cận Bình trong nước, nói rằng ông là một tổng tư lệnh hiệu quả. Tương tự, Bắc Kinh cũng nỗ lực trình bày phản ứng của thế giới đối với các đại dịch là muộn màng và hỗn loạn, đặc biệt là ở Hoa Kỳ.
Những nỗ lực của Trung Quốc đã tiết lộ mâu thuẫn trong thông tin của chính họ. Bắc Kinh trong khi lên án sự cảm tính và phân biệt chủng tộc nhằm vào Trung Quốc trên thế giới – nhưng đồng thời lạo nhắm mắt trước nạn phân biệt chủng tộc trong nước, đặc biệt cấm người nước ngoài vào nhà hàng và những nơi công cộng, trục xuất người châu Phi rời khỏi nơi ở tại tỉnh Quảng Châu. Điều này sau đó đã gây ra làn sóng chỉ trích công khai bất thường ở Ghana, Kenya và Nigeria, cũng như những lá thư phản đối từ đại sứ quán châu Phi ở Bắc Kinh.
Trong cuộc họp báo tuần này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên phủ nhận rằng người châu Phi là mục tiêu (cách ly?), nói rằng các biện pháp hạn chế đã được áp dụng cho tất cả người nước ngoài, đặc biệt là những người từ nước ngoài trở về.
Những hạn chế này cũng đã để lại ấn tượng cho nhiều người dân Trung Quốc bình thường rằng mối đe dọa của corona hiện ở nước ngoài, mặc dù nhiều người trở về vẫn là công dân Trung Quốc. Bằng cách này, bộ máy tuyên truyền có thể chuyển hướng sự chú ý khỏi nguồn gốc thực sự của dịch bệnh ở Vũ Hán vào cuối năm ngoái và mô tả các hành động của chính phủ là các biện pháp phòng ngừa cần thiết.
Triệu Lập Kiên cũng đã tuyên bố một thuyết âm mưu vào tháng trước rằng quân đội Hoa Kỳ đã mang corona đến Vũ Hán. Ông là một trong nhiều nhà ngoại giao Trung Quốc đã đạt được ảnh hưởng đáng kể (dường như ảnh hưởng) ở Bắc Kinh theo đuổi chiến lược bảo vệ hình ảnh tích cực của Trung Quốc và tấn công đối thủ.
Ngoại giao “Chiến binh sói”, được đặt tên theo hai bộ phim hành động kinh dị được phát hành vào năm 2015 và 2017, đã được Thời Báo hoàn cầu xác nhận vào thứ năm. Tờ báo tuyên bố: “Những ngày mà Trung Quốc bị đặt ở vị trí phục tùng đã qua lâu rồi.” Tờ báo này nói thêm rằng các nhà ngoại giao phương Tây đã trong tình trạng ô nhục.
Bà Shirk và những người khác quy kết giọng điệu gây hấn mới này lấy cảm hứng từ chỉ thị của Xi Jinping, có nguy cơ đẩy Trung Quốc vào tình trạng bị cô lập và dẫn đến những cáo buộc như chính trị hóa thường xuyên của Trung Quốc về các tình huống khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.
Khi con trai của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, Eduardo, đã gọi cuộc khủng hoảng của Trung Quốc là Chernobyl Trung Quốc (sau thảm họa hạt nhân năm 1986 Liên Xô), đại sứ Trung Quốc tại Brazil vào tháng trước đã chua chát phàn nàn.
Trong một tuyên bố gần đây, Josep Borrell, quan chức chính sách đối ngoại hàng đầu của EU, đã gọi Trung Quốc là một cuộc chiến tuyên truyền của người cộng sản, trong đó có nỗ lực làm mất uy tín của EU và “trong một số trường hợp, người châu Âu bị kỳ thị, như thể họ đều mang virus này.”
Sau khi Hà Lan, Tây Ban Nha và Cộng hòa Séc phàn nàn về việc mua vật tư y tế không đủ tiêu chuẩn từ Trung Quốc, EU muốn cảm ơn Đài Loan vì đã tặng khẩu trang, một động thái trước đây có thể được coi là quá rủi ro vì sợ làm mất lòng Bắc Kinh.
“Đông Á, Nam Á, Châu Âu, Châu Phi – có rất nhiều nơi mà họ (Trung Quốc) đang tham gia vào các hoạt động gây hại”, Andrew Small, nhà nghiên cứu cao cấp tại Quỹ Marshall của Đức, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Ngay cả một số quốc gia đã trở thành bạn với Tập Cận Bình gần đây cũng lên tiếng đả kích.
Chính trị gia người Ý Matteo Salvini tuyên bố vào cuối tháng trước rằng nếu Trung Quốc cố tình che giấu sự lây lan ban đầu của corona, đó sẽ là một tội ác chống lại loài người. Trong bài phát biểu trước Quốc hội trên Twitter, ông nói: “Những người đã lây nhiễm thế giới không thể là cứu tinh (nhân loại)”.
Tác giả là Steven Lee Myers, giám đốc văn phòng New York Times tại Bắc Kinh. Ông gia nhập New York Times năm 1989 và trước đây làm phóng viên ở Moscow, Baghdad và Washington.
Nguồn: https://www.nytimes.com/2020/04/17/world/asia/coronavirus-china-xi-jinping.html