Kim Liên
(VNTB) – Liên Hiệp Quốc ra báo cáo cảnh báo một số quốc gia lợi dụng đại dịch corona để trấn áp nhân quyền.
“Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), bigdata, tiến hành cách ly xã hội, tin giả” là những cách thức để đe doạ nhân quyền.
Trung Quốc có lẽ là quốc gia áp dụng đầy đủ nhất các biện pháp lợi dụng đại dịch để đàn áp quyền dân sự, chính trị trong dân. Thủ thuật mới nhất là gắn nhãn “phao tin tin giả gây rủi ro an ninh công cộng” được áp dụng ngay từ thời điểm bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng phát hiện ra virus corona chủng mới. Cho đến nay, lượng nhà báo, bác sĩ lên tiếng sự thật về virus corona đều bị… mất tích. (1)
Trung Quốc cũng là quốc gia áp dụng triệt để AI trong kiểm soát người dân. Một hệ thống nhận dạng khuôn mặt xác định người đeo khẩu trang đã được Trung Quốc phát triển, rõ ràng với độ chính xác 90% và phát hành các ứng dụng quyết định liệu một người có gây ra rủi ro truyền nhiễm hay không và nên được phép vào trung tâm thương mại, tàu điện ngầm và các không gian công cộng khác hay không. Nói cách khác trong thời kỳ virus corona quyền riêng tư của người dân Trung Quốc đã trở về con số dưới 0.
Tờ Bưu điện Băng Cốc mới đây cũng đề cập đến vấn nạn này tại Đông Nam Á. Khi các quốc gia trong khu vực này lợi dụng khủng hoảng sức khỏe leo thang đã xem đây là “cơ hội để đàn áp chính trị, củng cố sự cai trị của họ.” (2)
Điều đáng nói các biện pháp mạnh tay này được thực hiện trước thời điểm nhạy cảm chính trị, được hiểu là các cuộc bầu cử hoặc thời điểm chuyển tiếp chính trị để tạo thuận lợi kéo dài chế độ độc đoán, hà khắc.
Dựa vào quan điểm chung là ‘bảo vệ sức khoẻ cộng đồng’, chính phủ độc tài đã chặn các chỉ trích, phê phán của người dân về xử lý dịch bệnh, đòi hỏi người dân về minh bạch trong thông tin bằng cách coi đó là tin giả mạo, kích động, xuyên tạc cuộc chiến chống virus của chính phủ.
Cách thức này đã khiến các quyền dân chủ bị bóp ngặt, một số chính phủ như Thái Lan thừa dịp dịch bệnh đã ban hành một văn bản pháp lý để xử lý các đối tượng mà chính phủ nước này cho là làm giảm hiệu quả chiến dịch chống corona.
Điều đáng lưu ý, vì nhân danh lợi ích cộng đồng nên các chiêu trò trấn áp này lại được sự ủng hộ từ bộ phận lớn người dân. Họ không nhận ra một nguy cơ là khi hy sinh toàn bộ quyền tự do để đổi lấy sức khoẻ theo quan điểm của chính phủ, họ có thể là nạn nhân của cả mất tự do lẫn mất sức khoẻ. Bởi đúng như báo cáo của Liên Hiệp Quốc chỉ ra, các quốc gia độc tài có thể lợi dụng bảo vệ sức khoẻ của người dân để ban hành các văn bản pháp luật ngăn chặn quyền tự do của người dân cho mục đích chính trị, và ngay cả khi dịch bệnh chấm dứt thì các văn bản này vẫn tồn tại, tiếp tục siết chặt quyền tự do con người.
Câu chuyện bác sĩ Lý Văn Lượng, người đi từ “kẻ bịa đặt” cho đến “cá nhân tiên tiến” theo phán xét của chính quyền Trung Quốc là trường hợp đặc sắc về việc lạm dụng đại dịch để bóp ngẹt nhân quyền. Kết quả là dịch bệnh lan ra khỏi biên giới và vẫn gây những cái chết vô tội.
____________________
Chú thích:
(1) https://vietnamthoibao.org/vntb-bac-si-ly-khi-hong-hon-chuyen/
(2) https://www.bangkokpost.com/opinion/opinion/1900885/covid-19-response-whats-next-