Việt Nam Thời Báo

VNTB – Hệ quả của vụ Hồng Kông- Làm thế nào để đối phó với Trung Quốc

Anh Khoa dịch

 

(VNTB) – Một cuộc đại cạnh tranh toàn cầu giữa chế độ chuyên quyền và các giá trị tự do sắp nổ ra

 

20 tháng 3 năm 2021

Tuần trước, Trung Quốc đã kết liễu nền dân chủ ở Hong Kong. Việc áp đặt sự kiểm soát chặt chẽ của đại lục đối với vùng lãnh lãnh thổ tự trị này không chỉ là một thảm kịch đối với 7,5 triệu người dân sống ở đó mà còn là một cho thấy mức độ quyết tâm không nhân nhượng ý chí ra sao. Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, các giá trị tự do đã lên ngôi trên khắp thế giới.

Thách thức từ Trung Quốc sẽ đặt tình trạng này trước một thử thách lớn nhất kể từ những ngày đầu của chiến tranh lạnh. Hơn nữa, như nền kinh tế Hong Kong cũng cho thấy, Trung Quốc có mối quan hệ chặt chẽ với phương Tây hơn so với Nga xô cộng sản trước đây. Điều này đặt ra cho thế giới tự do một câu hỏi mang tính thời đại: làm thế nào để đảm bảo tốt nhất sự thịnh vượng, giảm nguy cơ chiến tranh và bảo vệ tự do khi Trung Quốc trỗi dậy?

Hong Kong thách thức những người đang tìm kiếm một câu trả lời đơn giản. Trung Quốc đã cắt giảm tỷ lệ các nhà lập pháp được bầu trực tiếp từ 50% xuống còn 22% và sẽ yêu cầu kiểm tra “lòng yêu nước” của họ. Đây là đỉnh cao của chiến dịch nhằm xóa bỏ quyền tự do trong lãnh thổ này. Các nhà lãnh đạo của phong trào biểu tình đang sống lưu vong, bị cầm tù hoặc bị luật An ninh quốc gia Hong Kong 2020 đe dọa. Kiểm duyệt gia tăng và cơ quan tư pháp và quản lý của Hong Kong sẽ phải đối mặt với áp lực thể hiện sự trung thành. Vào ngày 12 tháng 3, nhóm các quốc gia dân chủ G7 đã lên án sự đàn áp chuyên quyền của Trung Quốc, là hành vi vi phạm các nghĩa vụ theo hiệp ước mà nước này đã ký. Các nhà ngoại giao của Trung Quốc đáp lại bằng những lời phủ nhận khoa trương.

Bạn có thể nghĩ rằng cái chết của chủ nghĩa tự do ở trung tâm tài chính châu Á, nơi diễn ra các giao dịch đầu tư xuyên biên giới trị giá 10 nghìn tỷ đô la, sẽ gây ra sự hoảng loạn, tháo chạy dòng vốn và các doanh nghiệp. Thay vào đó, Hong Kong đang được hưởng sự bùng nổ tài chính.

Giá cổ phiếu tăng vọt khi các công ty hàng đầu của Trung Quốc niêm yết cổ phiếu ở đây. Các công ty phương Tây cũng tham gia vào hiện tượng này: những nhà bảo lãnh niêm yết hàng đầu là Morgan Stanley và Goldman Sachs. Năm ngoái, giá trị của các khoản thanh toán bằng đô la Mỹ đã được thực hiện ở Hong Kong, trung tâm tài chính của thế giới, đạt mức kỷ lục 11 nghìn tỷ đô la.

Tình trạng áp bức chính trị và bùng nổ thương mại tương tự cũng xảy ra ở đại lục. Vào năm 2020, Trung Quốc đã đàn áp nhân quyền ở Tân Cương, tiến hành chiến tranh mạng, đe dọa các nước láng giềng và tăng cường sùng bái cá nhân Tập Cận Bình. Một cuộc thanh trừng khác đang diễn ra.

Tuy nhiên, khi các công ty đa quốc gia nói chuyện với các cổ đông về Trung Quốc, họ lại phủ nhận thực tế tàn khốc này: “Rất vui,” Siemens nói; Apple cho rằng: “Phi thường”; và “Đáng chú ý,” Starbucks nói. Trung Quốc đại lục đã thu hút thêm 163 tỷ đô la đầu tư đa quốc gia vào năm ngoái, nhiều nhất thế giới. Trung Quốc đang mở cửa thị trường vốn đại lục cho người nước ngoài một thay đổi mang tính bước ngoặt đối với nền tài chính toàn cầu thu hút 900 tỷ đô la đầu tư.

Hơn nữa, sức ép mà Trung Quốc gây ra không chỉ là vấn đề quy mô – mặc dù, với 18% GDP thế giới, nó cũng là một phần của vấn đề. Đất nước này cũng là nơi các công ty phát hiện ra các xu hướng của người tiêu dùng và đổi mới. Trung quốc ngày càng trở thành nơi định giá cả hàng hóa và chi phí vốn, và đang trở thành một nguồn gốc của luật lệ.

Moreover, the pull China exerts is no longer just a matter of size—although, with 18% of world gdp, it has that too. The country is also where firms discover consumer trends and innovations. It is increasingly where commodity prices and the cost of capital are set, and is becoming a source of regulations.

Giới doanh nghiệp đang đánh cược rằng, ở Hong Kong và đại lục, chính phủ côn đồ của Trung Quốc có khả năng tự kiềm chế trong lĩnh vực thương mại, mang lại sự chắc chắn cho các hợp đồng, mặc dù thiếu tòa án hoàn toàn độc lập và quyền tự do ngôn luận. Tuy Jack Ma, nhà tài phiệt nổi tiếng nhất Trung Quốc, đã không còn được ưu ái chính trị, nhưng cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong đế chế của ông ta vẫn trị giá hơn 500 tỷ USD.

Tất cả những điều này chứng tỏ chính sách Trung Quốc của phương Tây trong những thập niên gần đây không đạt được hiệu quả mong muốn. Khi các nhà lãnh đạo phương Tây chào đón Trung Quốc gia nhập hệ thống thương mại thế giới vào năm 2001, nhiều người trong số họ tin rằng Trung Quốc sẽ tự động trở nên tự do hơn khi họ giàu có hơn. Khi điều đó không xảy ra, chính quyền Trump đã cố gắng cưỡng chế, áp đặt thuế quan và trừng phạt.

Những chính sách này cũng đã thất bại – và không chỉ ở Hong Kong. Mỹ đã dẫn đầu một chiến dịch kéo dài ba năm chống lại Huawei với cáo buộc là tham gia hoạt động gián điệp. Trong số 170 quốc gia sử dụng sản phẩm của họ, chỉ có hơn chục quốc gia đã cấm Huawei. Trong khi đó, số lượng các công ty công nghệ Trung Quốc trị giá trên 50 tỷ USD đã tăng từ 7 lên 15.

Phương Tây sẽ gia tăng phản ứng bằng việc cách tìm tách ra hoàn toàn khỏi Trung Quốc nhằm cô lập và buộc họ phải thay đổi đường lối. Cái giá phải trả sẽ cao. Phần đóng góp của Trung Quốc trong thương mại thế giới gấp ba lần so với Liên Xô vào năm 1959. Giá cả sẽ tăng lên khi người tiêu dùng phương Tây bị cắt khỏi nhà máy của thế giới.

Trung Quốc chiếm 22% sản lượng xuất khẩu toàn cầu. Các lĩnh vực phương Tây phụ thuộc vào Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một cú sốc: công nghệ ở Mỹ, ô tô Đức, ngân hàng Anh, hàng xa xỉ Pháp và khai thác mỏ Úc. Việc cấm Trung Quốc sử dụng đồng đô la ngày hôm nay có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Một cái giá như vậy có thể xứng đáng nếu lệnh cấm vận có khả năng thành công. Nhưng có nhiều lý do để tin rằng phương Tây không thể bằng cách trừng phạt Đảng Cộng sản Trung Quốc mà khiến nó mất đi quyền lực. Trong ngắn hạn, nếu buộc phải chọn phe, nhiều nước có thể chọn Trung Quốc hơn phương Tây.

Xét cho cùng, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của 64 quốc gia, so với chỉ Mỹ chỉ có 38. Thay vì cô lập Trung Quốc, Mỹ và các đồng minh có thể sẽ tự cô lập mình. Về lâu dài, không giống như Liên Xô chỉ toàn dầu mỏ, Trung Quốc lớn, đa dạng và có khả năng đổi mới để thích nghi với áp lực bên ngoài. Trung Quốc đang thử nghiệm một loại tiền kỹ thuật số mà sau cùng có thể cạnh tranh với đồng đô la trong thương mại đồng thời nhắm tới việc tự cung cấp chất bán dẫn.

Một số người nói rằng ít nhất một lệnh cấm vận sẽ khuyến khích Trung Quốc bảo vệ nhân quyền. Tuy nhiên, sự cô lập có xu hướng tăng cường khả năng kìm kẹp của các chính phủ chuyên quyền. Bị cắt đứt khỏi tiếp xúc thương mại, tri thức và văn hóa với phương Tây, những người Trung Quốc bình thường sẽ càng thiếu thốn những ý tưởng và thông tin bên ngoài.

Mối liên hệ hàng ngày của 1 triệu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc với khách hàng và nhân viên của họ cũng như 40.000 công ty Trung Quốc ở nước ngoài với thế giới, là một đường dẫn mà ngay cả các cơ quan kiểm duyệt của Trung Quốc cũng phải cố ngăn chặn. Sinh viên và khách du lịch tham gia vào hàng triệu cuộc tiếp xúc bình thường mà không bị can thiệp.

Tương tác với Trung Quốc là con đường hợp lý duy nhất, nhưng làm thế nào để tránh nhân nhượng? Đó là thách thức mà chính quyền Biden phải đối mặt. Chính quyền Biden đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Trung Quốc vào lúc mà chúng tôi in số báo này. Đó là trọng tâm đánh giá chiến lược giống như đánh giá mà Anh vừa công bố.

Chiến lược bắt đầu với việc củng cố hệ thống phòng thủ của phương Tây. Các thể chế và chuỗi cung ứng phải được củng cố chống lại sự can thiệp của nhà nước Trung Quốc, bao gồm các trường đại học, điện toán đám mây và hệ thống năng lượng. Cơ sở hạ tầng do Mỹ lãnh đạo đóng vai trò nền tảng cho quá trình toàn cầu hóa đang suy yếu trước một sức ép nặng nề- các hiệp ước, mạng lưới thanh toán, tiêu chuẩn công nghệ – phải được hiện đại hóa để cung cấp giải pháp thay thế hệ thống cạnh tranh mà Trung Quốc đang hình thành. Để giữ hòa bình, cái giá phải trả cho hành động xâm lược quân sự của Trung Quốc phải được nâng lên, bằng cách tăng cường các liên minh như “Bộ tứ” với Ấn Độ, Nhật Bản và Australia, đồng thời củng cố sức mạnh quân sự của Đài Loan.

Khả năng phục hồi cao hơn cho phép sự cởi mở và một lập trường cứng rắn về nhân quyền. Bằng cách nêu rõ một tầm nhìn thay thế cho chủ nghĩa toàn trị, các chính phủ tự do có thể giúp duy trì sức sống của các xã hội cởi mở ở khắp mọi nơi trong một cuộc đối đầu mà nếu không muốn kết thúc trong một cuộc chiến bi thảm, sẽ kéo dài hàng thập niên.

Điều quan trọng là phải chứng minh rằng việc nói về các giá trị phổ quát và nhân quyền không phải là một thủ đoạn ích kỷ để phương Tây duy trì quyền bá chủ và hạ thấp Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là các công ty hành động chống lại các hành động tội ác bằng cách như loại trừ lao động cưỡng bức khỏi chuỗi cung ứng. Trong khi sự phi luân lý của phương Tây sẽ chỉ khiến chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc bị đe dọa hơn, việc vận động nhân quyền có nguyên tắc được duy trì trong nhiều năm có thể khuyến khích người dân Trung Quốc đòi hỏi những quyền tự do tương tự cho chính họ.

Các nhà cai trị của Trung Quốc tin rằng họ đã tìm ra cách kết hợp chế độ chuyên quyền với nền kỹ trị, sự mờ ám với sự cởi mở, và sự tàn bạo với ổn định thương mại. Sau khi Hong Kong bị đàn áp, các xã hội tự do nên nhận thức rõ hơn bao giờ hết thách thức đang hiện hữu. Bây giờ họ cần tập hợp phản ứng – và chuẩn bị phòng thủ cho cuộc đấu tranh lâu dài phía trước.

Nguồn: The Economist


Tin bài liên quan:

VNTB – Biến thể Delta đã gây ra hậu quả gì cho khu vực Đông Nam Á

Phan Thanh Hung

VNTB – Trung Quốc lắp đặt camera bên trong nhà dân, mở rộng mạng lưới giám sát

Phan Thanh Hung

VNTB – Những tài phiệt Việt Nam trở về từ Liên Xô

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo