Việt Nam Thời Báo

VNTB- Thiên hạ luận: Không lẽ chính quyền vô can?

Yến Phương

(VNTB) – Như khối rubik, như kính vạn hoa, chỉ cần cú lắc tay là góc nhìn khác ngay.

 

Trong số những lần bùng dịch Covid19 ở Việt Nam, có thể nói, đây là lần lâu nhất cũng như thiệt hại nhiều đến đời sống của không ít người dân. Chưa hết chỉ thị này đã tới chỉ thị khác, chồng chéo lên nhau với đầy rẫy những quy định được siết chặt.

Khó khăn, ra đường, tìm kiếm cái gì đó để mưu sinh; nhà hết đồ ăn, ra đường, đi mua; có giấy đi đường, đi làm…, thế là lại có dịp cho một số ý kiến lên tiếng: “người dân như thế, chả ý thức gì cả, bao giờ mới hết dịch”? Hay “cái này chúng ta làm không nghiêm từ đầu. Cần làm nghiêm ngặt lại, nếu không thì sẽ không thể chống được dịch”.

Tháng 9, với sự kiện lịch sử nổi tiếng ở Việt Nam là ngày Quốc khánh (2-9), theo thông tin được viện dẫn lại, năm nay, người lao động được nghỉ liên tục 4 ngày. “2-9 năm nay, mấy đứa nghỉ lễ 30-4 mang dịch cho cả nước đâu rồi. Có định đi chơi lễ tiếp không?”.

Đủ mọi lý do để đổ thừa cho người dân.

Theo mình thấy, đúng là đợt bùng dịch lần này, có thể do một số người thời gian 30/4 – 1/5 đi du lịch, nếu mình nhớ không lầm, ở thành phố có ca đi ra Bắc, sau đó về phát hiện nhiễm.

Tuy nhiên, đổ thừa hết cho dân là hoàn toàn không đúng. Người dân không thể biết chính xác tình hình dịch Covid-19 như thế nào, trách nhiệm đó thuộc về ai? Thuộc về Bộ y tế. Xin thưa, nếu như thời điểm đó Bộ y tế liên tục cảnh báo gắt gao về dịch, về những nguy cơ nếu 30/4 rời khỏi địa phương đang cư trú sẽ như thế nào, có thể người dân sẽ chần chừ. Hoặc thậm chí, cần thì giãn cách mấy ngày đó đi. Thà 4 – 5 ngày còn hơn cả tháng”;

“Cứ cho là lỗi người dân đi. Chấp nhận luôn, đã biết như vậy rồi, vậy thì tại sao đến 23-5 lại chấp nhận để bầu cử diễn ra? Đó là chưa kể đến việc, không phải ai về quê thời điểm đó là đều đem mầm bệnh lên thành phố hết, không thể đánh đồng được”;

Với nhiều người xa xứ, phải lên Bình Dương hay thành phố mưu sinh, còn ba mẹ ở quê, trong năm, có dịp nào rảnh, về được là thu xếp về. Miền Trung hay miền Bắc xa xôi, không nói, còn miền tây thì gần, đi được thì đi. Về còn là để thắp nén nhang lên bàn thờ ông bà tổ tiên nữa, ngày 30-4 của tàn cuộc chính chiến mà”;

“Theo mình nhớ, thời điểm đó, chính quyền thành phố phòng thủ khá kỹ lưỡng. Sau lễ, lao động ùn ùn trở lại, các cửa ngõ kiểm soát. Rồi “ngày hội toàn dân”, thành phố cũng thắt chặt quy định giãn cách, khử khuẩn. Bên cạnh đó, cũng có những đợt tầm soát ở bến xe, chợ, sân bay…. Theo mình thấy, bất ngờ nhất vẫn là Hội thánh truyền giáo Phục Hưng.

Trách chính quyền thành phố ỷ y là không đúng nhưng nếu quy kết lỗi hoàn toàn do dân là sai. Dân nào muốn nhiễm bệnh để rồi lây cho cộng đồng? Đó là chưa kể có thể đối diện với tội làm lây lan dịch, gây nguy hiểm cho cộng đồng nữa. Ra vô để hàng xóm, bà con họ hàng chửi à?

Thời điểm đó, nếu mình nhớ không lầm, lập mấy đội, lo tập trung cánh miền tây, sợ từ Campuchia qua. Cuối cùng một số ca nhiễm là từ Bắc về. Nếu cảnh báo liên tục, khuyên người dân lễ “ai ở đâu, ở yên đấy” thì mình nghĩ ít nhiều người dân cũng hạn chế đi lại, tiếp xúc”;…

Như khối rubik, như kính vạn hoa, chỉ cần cú lắc tay là góc nhìn khác ngay. Đợt bùng dịch lần này, phải chăng, lỗi hoàn toàn là do người dân? Nhất là như một chia sẻ, “Quê hương mình mà, cần gì phải tranh thủ lễ để đi chơi, chủ yếu thăm ông bà, cha mẹ. Không phải ai về quê, cũng đi tùm lum tùm la để rồi mang dịch trở lên thành phố đâu”.


Tin bài liên quan:

VNTB – Việt Nam đang có nhiều bộ lạc…

Phan Thanh Hung

VNTB – Luật sư Việt Nam có dám kiện chính phủ Trung Quốc?

Phan Thanh Hung

VNTB – Bộ ngành đã quảng cáo kit test của Việt Á thì sao lại không mua?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.