Anh Văn (VNTB) Chính phủ Việt Nam đang mạnh tay hơn trong kiểm duyệt nội dung trên internet liên quan đến cái gọi là chống lại các luồng thông tin độc hại, xuyên tạc, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Phát hiện và giám sát
Bộ VHTT&DL trong thông tin báo giới trước đó cho hay, sẽ tiến hành kiểm tra và xử phạt Youtube hành vi không thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều 55 Nghị định của 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
Bộ VHTT&DL trong thông tin báo giới trước đó cho hay, sẽ tiến hành kiểm tra và xử phạt Youtube hành vi không thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều 55 Nghị định của 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
Điều này xuất phát từ việc, cơ quan này “đã phát hiện và giám sát một số nội dung quảng cáo chèn vào các video youtube có nội dung phản cảm, bạo lực, tuyên truyền các thông tin xuyên tạc sự thật, chống phá nhà nước Việt Nam và bôi xấu hình ảnh các lãnh tụ, nguyên thủ của Việt Nam qua các thời kỳ.”
Trả lời báo điện tử VietNamNet, ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT cho biết, các quảng cáo “độc hại” này xuất hiện trong các video clip quảng cáo thuộc các nhãn hàng đang kinh doanh tại thị trường Việt Nam như: Vinhomes; Sendo (FPT), Samsung Việt Nam, Yamaha; Vaseline, Comfort (Unilever); sản phẩm Pampers, Ariel (P&G); Vinhomes; Sendo (FPT), Samsung Việt Nam, Yamaha…
Các biện pháp “phát hiện và giám sát” sẽ mang tính chủ động hơn thông qua bộ lọc từ khóa “độc hại”.
Thanh tẩy quảng cáo doanh nghiệp
Thời báo Tài Chính (Financial Times) ngày 17/03 đã đề cập đến trường hợp kiểm duyệt thông tin FB và Youtube tại Việt Nam.
Theo đó, Việt Nam đang muốn kiểm soát chặt chẽ hơn các phương tiện truyền thông xã hội. Các “thông tin độc” mà Việt Nam hướng tới được cho là có liên quan nội dung chính trị.
Trong cuộc gặp ngày 16/03 với Bộ thông tin và truyền thông Việt Nam, các doanh nghiệp hư Unilever, Ford và Yamaha Motor, Vinamilk, Vietnam Airlines đều cho biết sẽ tạm ngừng quảng cáo trên YouTube cho đến khi đối tác truyền thông và YouTube đảm bảo “tuân thủ hoàn toàn pháp luật Việt Nam”.
Samsung và Procter & Gamble sẽ là mục tiêu kế tiếp trong chiến dịch “thanh tẩy” nội dung internet của chính phủ.
Ford Việt Nam sẽ là doanh nghiệp tạm ngừng quảng cáo trên Youtube |
Phát ngôn viên Ford cho trang Financial Times biết: “Chúng tôi hy vọng điều này sẽ là tạm thời, và chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá, thảo luận với Google trong tìm kiếm một hướng đi khả thi với chính phủ.” Trong khi đó, Yamaha Motor cho biết họ đã không có sự lựa chọn. Trong khi đó, Samsung và Procter & Gamble sẽ là mục tiêu kế tiếp của Chính phủ Hà Nội.
Chiến dịch lần này có thể giúp Chính phủ mở rộng đàn áp bất đồng chính kiến trên internet.
Pavida Pananond, giáo sư tại Trường Kinh doanh Thammasat ở Bangkok, cho biết các chiến dịch này không thể kéo dài bởi đây là nhu cầu kinh doanh hợp pháp từ các nhà quảng cáo.
Nguyễn Khoa Hồng Thành, giám đốc điều hành Isobar Việt Nam, một công ty quảng cáo kỹ thuật số, cho biết YouTube và Facebook chiếm khoảng 70% quảng cáo kỹ thuật số trong nước. “Khách hàng của chúng tôi sẽ mất khả năng tiếp cận hiệu quả phân khúc khách hàng của họ”, ông nói.
“Vấn đề rất nghiêm trọng”
Google và Facebook đang đối mặt với các “vấn đề rất nghiêm trọng”, ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, nói với tờ Financial Times. Ông lưu ý rằng chính phủ Anh cũng đã cáo buộc YouTube về việc đặt quảng cáo bên cạnh nội dung không phù hợp. “Chúng tôi không đề cập đến một trường hợp riêng lẻ, nhưng cái gì đó có thể làm tổn hại danh tiếng của hai gã khổng lồ này’,” ông nói.
Trong một phản hồi về vấn đề này, Google dẫn phát ngôn của đại diện YouTube, cho biết, “Youtube có chính sách rõ ràng đối với yêu cầu gỡ bỏ nội dung từ các chính phủ trên thế giới.” Và doanh nghiệp này nhấn mạnh, sẽ “thông qua qui trình chính thức, nội dung mà họ cho là bất hợp pháp” để tiến tới hạn chế truy cập nội dung đó sau khi đã xem xét kỹ lưỡng.
Hà Nội khẳng định, sẽ nghiêm cấm các quảng cáo làm tổn hại an ninh quốc gia, đoàn kết dân tộc. Hiện nay, một số doanh nghiệp nhà nước lớn như Vinamilk và Việt Nam Airlines đã bị đình chỉ quảng cáo trên youtube. Các doanh nghiệp tư nhân trong nước như Vingroup, Daico, Sun Group, cũng lần lượt dừng quảng cáo trên youtube.
Liên minh Internet châu Á (The Asia Internet Coalition) trong bài viết được đăng tải trên Businessinsider cho biết, Việt Nam và các doanh nghiệp Việt đang được hưởng lợi rất nhiều từ internet.
“Nó rất quan trọng đối với chính phủ Việt Nam để bảo vệ không gian mở của Internet, việc đưa ra các biện pháp thích hợp sẽ giúp khuyến khích đầu tư và nuôi dưỡng sự sáng tạo,” Jeff Paine, Giám đốc điều hành của tập đoàn cho biết.
Năm 2012, một số quan chức Hà Nội đã lên tiếng về việc, Facebook và Google có dấu hiệu trốn thuế tại Việt Nam. Đánh giá về điều này, nhà hoạt động Nguyễn Hồ Nhật Thành cho rằng, đối với người dân có quan điểm chính trị thì nhà nước sẽ “chụp mũ” phản động; trong khi những trang mạng không có khả năng kiểm duyệt sẽ được đặt cái mũ “trốn thuế”.
Bản phúc trình nhân quyền Việt Nam 2016 của Mỹ vừa phát hành trong tháng 3 vừa qua đã nhấn mạnh: “Chính quyền giới hạn tự do biểu đạt và đàn áp những ai chống đối; thi hành kiểm soát và kiểm duyệt báo chí; giới hạn tự do internet và tự do tôn giáo; tiếp tục giám sát chặt chẽ các nhà hoạt động; và tiếp tục giới hạn quyền riêng tư và quyền tự do hội họp, liên kết và di chuyển,” báo cáo viết.