Khánh Anh dịch
(VNTB) – Hãng đại truyền thông xã hội có thói quen tuân thủ kiểm duyệt của chính phủ trong khi bỏ lơ số lượng ‘Facebooker’ bị bỏ tù ngày càng tăng
Việt Nam đang đe dọa đóng cửa Facebook một lần nữa do đại công ty truyền thông xã hội của Hoa Kỳ đã không kiểm duyệt nội dung chỉ trích Đảng Cộng sản cầm quyền nhiều hơn.
Với ước tính khoảng 60 triệu người dùng, gần 2/3 dân số Việt Nam sử dụng mạng xã hội.
Gia tăng kiểm duyệt
Facebook công bố báo cáo minh bạch 6 tháng một lần, trong đó chỉ ra rằng họ đã hạn chế 834 bài đăng theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2020.
Con số này thể hiện một bước nhảy vọt so với 121 bài đăng mà Facebook đã gỡ bỏ theo yêu cầu của Hà Nội trong cùng khoảng thời gian 6 tháng vào năm 2019 và 77 bài Facebook đã kiểm duyệt từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2019.
Trong khoảng thời gian đó, Facebooker nổi tiếng và nhà vận động dân chủ Nguyễn Quốc Đức Vượng đã bị bắt và bị kết án tám năm tù theo Bộ luật Hình sự 2005 vì đăng tài liệu bị cáo buộc là “chống phá nhà nước”.
Theo Đề án 88, một nhóm nhân quyền độc lập lưu giữ cơ sở dữ liệu kỹ lưỡng về các tù nhân chính trị Việt Nam, đã có một loạt các vụ bắt bớ và án tù tương tự dành cho người dùng Facebook Việt Nam, hay là “Facebooker”, vì các bài đăng “chống phá nhà nước” trong năm qua.
Sự hỗ trợ của Facebook đối với nhà chức trách Việt Nam trong việc xóa bỏ bất đồng khỏi nền tảng Facebook đã được ghi nhận trong những năm gần đây. Các blogger thường xuyên nhận các bản án nhiều năm cho các tội danh mơ hồ và không rõ ràng chống lại nhà nước.
Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, một tổ chức vận động hành lang nhân quyền, Việt Nam hiện đang giam giữ hơn 130 tù nhân chính trị.
Trong tổng số 834 hạn chế bắt buộc của Facebook, phần lớn (653) là các bài đăng đơn lẻ, trong khi 167 trang và nhóm cùng 14 người bị hạn chế.
Trong bốn kỳ báo cáo sáu tháng gần nhất, kể từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2018, Facebook chỉ trích dẫn luật làm cơ sở cho các yêu cầu của chính phủ – Nghị định số 72 – bao gồm các lệnh cấm liên quan đối với nội dung chống nhà nước, phỉ báng cán bộ công quyền và lan truyền của thông tin sai lệch trên mạng.
Luật có hiệu lực vào năm 2013, vào thời điểm đó đã bị các nhóm quyền và tự do thông tin quốc tế phê phán. Tuy nhiên, các tác động của Nghị định 72 hầu hết đã bỏ qua Facebook cho đến khi Luật An ninh mạng 2019 được thực thi, vốn yêu cầu Facebook phải lưu trữ dữ liệu người dùng và đặt máy chủ ở Việt Nam.
Yêu cầu bản địa hóa dữ liệu của Luật An ninh mạng 2019 buộc Facebook phải tuân thủ mà Nghị định 72 năm 2013 đã không thực hiện được, mặc dù các quy định của Nghị định 72 là những gì đang được chính phủ Việt Nam viện dẫn để thực hiện các yêu cầu kiểm duyệt của họ.
Cúi đầu
Đầu năm ngoái, các máy chủ cục bộ của Facebook đã bị chính phủ Việt Nam đưa vào chế độ tắt do không tuân thủ các yêu cầu kiểm duyệt cụ thể của chính phủ. Sau đó, vào tháng 4, Facebook tuyên bố đã đạt được thỏa thuận với chính phủ về kiểm duyệt, giai đoạn chứng kiến sự gia tăng đột biến về yêu cầu gỡ xuống các bài đăng bắt buộc.
Facebook được cho là chỉ sẵn sàng tham gia vào thỏa thuận đó sau khi các công ty viễn thông thuộc sở hữu nhà nước ngăn chặn lưu lượng truy cập cục bộ vào Facebook, điều mà họ hiện có thể thực hiện với hiệu quả tối đa nhờ Luật An ninh mạng 2019 yêu cầu Facebook phải đặt máy chủ tại Việt Nam.
Điều quan trọng, vấn đề của chính phủ Việt Nam đối với Facebook không phải là họ không muốn hạn chế nội dung, mà là họ không muốn hoặc không thể làm điều đó trong phạm vi yêu cầu của Nghị định 72.
Facebook đã đồng hành trong việc trấn áp bất đồng chính kiến để duy trì quyền tiếp cận thị trường Việt Nam béo bở, nơi được cho là đã mang về cho họ 1 tỷ đô la Mỹ doanh thu hàng năm.
Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam rõ ràng không hài lòng với mức độ kiểm duyệt của Facebook. Cụ thể, Nghị định 72 yêu cầu “sự giám sát lớn và liên tục của chính phủ đối với toàn bộ Internet”.
Sau khi thực hiện nghị định, Việt Nam đã thành lập một đơn vị tác chiến trên mạng gồm 10.000 người để chống lại bất đồng chính kiến trực tuyến vào năm 2017. Tuy nhiên, họ không thể giám sát toàn bộ Internet nếu không có sự hợp tác đầy đủ từ Facebook và truy cập vào dữ liệu người dùng của Facebook.
Mạnh tay hơn với Facebook
Các quan chức Việt Nam hiện đang kêu gọi thêm các công cụ pháp lý, bao gồm sửa đổi các quy định quản lý các nền tảng kỹ thuật số xuyên biên giới như Facebook. Mặc dù Facebook không phải là mục tiêu duy nhất: Bộ trưởng Bộ Thông tin và Công nghệ Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng đã cáo buộc Netflix vi phạm pháp luật Việt Nam bằng cách “đưa ra các quy định về nội dung” trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Các quy định này áp dụng cho các yếu tố giải trí thường bị kiểm duyệt hạn chế như ảnh khỏa thân, sử dụng ma túy và bạo lực, nhưng chúng cũng có cả các điều khoản về lịch sử, chính phủ, anh hùng dân tộc và nhân vật công chúng của Việt Nam.
Nếu chương trình mô tả một phiên bản lịch sử Việt Nam hoặc bối cảnh xã hội trái ngược với đường lối của chính phủ, thì chương trình đó có thể bị cấm. Nguyên tắc này có tác dụng gấp hai đối với Facebook vì Facebook đã trở thành nền tảng hàng đầu dành cho những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam, do đó, chính phủ sẽ bị giám sát gắt gao và thường xuyên.
Một ví dụ rõ ràng về việc kiểm duyệt là câu chuyện Đồng Tâm được đưa tin rộng rãi vào tháng trước, nơi Facebook cấm phổ biến tin tức liên quan đến tranh chấp đất đai ở thị trấn nhỏ phía bắc Đồng Tâm, khi công an ập vào và khiến bốn người thiệt mạng.
Việc chia sẻ thông tin hoặc thảo luận về sự kiện này đã bị chính quyền cấm cản, dẫn đến việc một số người dùng bị Facebook cấm vĩnh viễn mà không có lời giải thích chính thức nào.
Ngay cả những người nổi tiếng trong nước cũng đã thành công trong việc vận động chính phủ thay mặt họ can thiệp để loại bỏ các nhóm “anti-fan” trên Facebook. Hương Giang, một người mẫu nổi tiếng của Việt Nam, gần đây đã vận động thành công các cơ quan chức năng buộc một nhóm như vậy rời khỏi Facebook theo quy định của Luật An ninh mạng nhằm hình sự hóa những lời chỉ trích “các anh hùng dân tộc”.
Những quy định như vậy là mơ hồ cũng như quá mức. Bộ Ngoại giao Việt Nam gần đây đã đưa ra một tuyên bố thể hiện tính chất mơ hồ của diễn ngôn trực tuyến có thể chấp nhận được, nói rằng Facebook nên chấm dứt “việc lan truyền thông tin vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam và xâm phạm lợi ích nhà nước”.
Nhà đầu tư e ngại
Mặc dù không rõ bằng cách nào Facebook có thể đáp ứng được những nhu cầu và ý muốn bất chợt của chính phủ Việt Nam, nhưng lịch sử cho thấy công ty này sẽ tuân theo lệnh của chính phủ Việt Nam để duy trì quyền tiếp cận thị trường.
Nhưng điều đó không có nghĩa là những luật như vậy sẽ không ngăn cản được các công nghệ và dữ liệu khác vốn chưa thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Thật vậy, có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy các luật và quy định về an ninh mạng nghiêm ngặt và mơ hồ về biểu lộ trực tuyến đang khiến các nhà đầu tư tạm ngưng vì nhiều người lo ngại về việc áp dụng các quy định một cách tùy tiện.
Các nhà đầu tư cũng lo lắng về quyền riêng tư về dữ liệu và bảo vệ dữ liệu, vì luật mạng ngày càng gia tăng cho phép các cơ quan chức năng tiếp cận tất cả thông tin được coi là một phần của hạ tầng cơ sở mạng quan trọng của Việt Nam.
Bất chấp sự đồng ý của Facebook, chính phủ đang đi đúng hướng bằng cách vừa cố gắng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong các ngành kỹ thuật số có giá trị gia tăng mới nổi, đồng thời thực thi một chế độ pháp lý xâm phạm quyền riêng tư, hạn chế luồng thông tin và như vậy có hại cho hoạt động kinh doanh quốc tế.
Nguồn: https://asiatimes.com/2020/11/facebooks-self-defeating-censorship-in-vietnam/