Việt Nam Thời Báo

VNTB – Biển quảng cáo ở ĐHQG.HCM: Vô phép tắc, vô kỷ luật.

Chim báo bão (VNTB) Biển quảng cáo ở Việt Nam là một đề tài được bàn đến thời gian gần đây, cùng với những trận đánh du kích “giành vỉa hè”. Mỹ quan đô thị trở nên rối rắm như bây giờtrước hết có phần lỗi của dân. Tại khu đô thị đại học đầu tiên của Việt Nam- đại học Quốc gia TP.HCM, nhận thứchạn chế của tiểu thương nước ta bộc lộ hết qua những tấm biển quảng cáo.

Những dòng chữ thừa

Tấm biển quảng cáo của một tiệm photocopy ở đối diện trường Đại học Khoa học tự nhiên- đại học Quốc gia TP.HCM. Trong dãy phố này, mọi quán photocopy đều là phục vụ cho sinh viên ( trường Khoa học tự nhiên và trường Thể dục thể thao). Giới sinh viên thừa biết một quán photocopy mặc định phải có những dịch vụ như: photocopy, in ấn, làm bìa, chép đĩa… Cần nhu cầu gì trong số đó, sinh viên chỉ cần biết là quán photocopy thì ắt hẳn có phục vụ. Vậy tại sao phải in menu dịch vụ con lên tấm biển quảng cáo như vậy? Đó chẳng phải là một thao tác thừa của chủ quán hay sao? 

Dãy phố này quán nào cũng như vậy. Quán nào cũng sợ biển quảng cáo của quán bên cạnh to hơn quán mình, làm che khuất biển quảng cáo của mình, từ đó ông chủ nào cũng in biển thật to. Quán mọc sau phải làm biển quảng cáo to hơn quán trước. Vì thế những biển quảng cáo trên con đường đại học này phình to dần theo thời gian. Nếu từ ban đầu quy định một kích cỡ, tất cả đều vuông vắn thì đã không có quán nào tranh với quán nào. Nhưng chính phủ không biết ý giám sát nên tiểu thương đua nhau, dẫm đạp lên nhau, biển quảng cáo tranh cướp chỗ của cả vỉa hè. Giờ đây đi tại khu phố đại học quốc gia TP.HCM, chỗ qua Đại học Khoa học tự nhiên không hề có vỉa hè. Những biển quảng cáo nhô ra vỉa hè rồi đâm cả xuống lòng đường nữa. Cảnh tượng giống như làng cướp bóc hơn là một đô thị đại học. 

Trưng bảng giá ngay trước mặt tiền

Dưới đây là một biển quảng cáo của một quán nước nằm bên cạnh đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM. Con đường này thuộc quản lý của đại học Quốc gia TP.HCM. Con đường vốn đã chật rồi, tiểu thương chủ quán này trưng ra một biển quảng cáo to bằng ½ bề rộng cả lòng đường. 

Thậm chí, quán nước còn trưng bảng giá của hơn 60 món trái cây và thức uống trên biển quảng cáo to chà bá. Biển quảng cáo này còn hướng ra mặt đường nữa. Chẳng ai đọc, nhưng hẳn là khách đi đường rất phản cảm vì những tấm biển loại này, chỉ là không muốn phiền phức nên không nói ra mà thôi. Ở Anh hay Pháp, đến những công trình kiến trúc đồ sộ cũng chỉ làm biển hiệu nhỏ nhắn, khiêm tốn và xinh xắn mà thôi. Ở Việt Nam, nơi nhà cửa quán hàng là tạm bợ, bé như nhà bếp mà cũng làm biển thật lớn mới chịu. Hay là những quán ăn của người dân Việt sợ khách sang ăn quán khác nên đua nhau giảm giá, lại còn in giá lên biển, ý bảo khách“quán tôi là rẻ nhất khu phố này, mời quý khách vào”? Nhiều chữ viết chi chít quá chỉ làm cho người đi đường loạn mắt. Đi đường ở Việt Nam không hề có sự bình an, biển quảng cáo càng ngày càng nhiều chữ- càng ngày càng ít nghĩa đập vào mắt họ, gây ức chế tâm lý cho toàn xã hội.

Lạm dụng ánh sáng đèn Led

Ánh sáng của đèn Led, hay bất kỳ thứ ánh sáng nhân tạo nào, đều là không tốt cho thị lực. Chúng chỉ khác nhau ở mức độ và thời gian làm hư hại dần dần cho đôi mắt mà thôi. Ở Việt Nam, ngoài việc không có quy định về kích cỡ biển quảng cáo, tai hại hơn là không có quy định để hạn chế sử dụng ánh sáng đèn Led sặc sỡ đối với biển quảng cáo. 

Hình trên là bức ảnh chụp quán ăn Điểm hẹn sinh viên vào lúc chập chừng tối. Quán này nằm ngay bên nách nhà điều hành đại học Quốc gia TP.HCM, mở quán và duy trì quán đều thuộc thẩm quyền của đại học Quốc gia TP.HCM và chính quyền khu vực. Biển quảng cáo của quán này sử dụng quá nhiều đèn Led, làm lóa mắt khách đi đường. Quán này nằm ở khúc cua ngoặt nên người đi xe dù muốn hay không đều phải nhìn vào cái biển đèn Led này. Quán nằm ở ngay trước cổng chính trường Đại học Thể dục thể thao TP.HCM, phục vụ cho sinh viên ngành thể thao. Như trên đã nói, đáng lẽ chỉ gọi là quán ăn tổng quát là được rồi, quán này liệt kê các món ăn ngay trong biển quảng cáo trưng đèn Led. Là một quán ăn rất lớn, là hàng ăn được cho là lịch sự nhất đô thị đại học, là nơi có các giảng viên nước ngoài thỉnh thoảng đến ăn tối, nhưng tư duy của chủ quán vẫn còn là tư duy của tư bản man khai. Quán đề “Buffet 99k”, nom rất mất lịch sự và rất mất tự hào tự tôn dân tộc. Bao nhiêu bạn bè quốc tế đến gần như vậy, quán còn mở loa thùng bật nhạc ầm ĩ vào buổi tối. Sinh viên và trí thức sống xung quanh cũng chỉ biết lắc đầu mà thôi. 

Ở chỗ riêng tư, ông chủ quán nào cũng kể lể chuyện mình bị công an đòi tiền bảo kê mỗi tháng, họ kêu ca như thể họ bị oan. Nhưng nếu mọi tiểu thương đều tốt, đều biết tô điểm cho đất nước thay vì phá hoại mỹ quan của đất nước như lúc này, những người công an liệu có nỡ lòng bắt chẹt họ không? 

Một dân tộc mà tiểu thương vô phép tắc, vô kỷ luật, tranh cướp dẫm đạp lên nhau từ cái biển quảng cáo, thì không nên đổ hết lỗi về sự bất hạnh cho đảng cầm quyền. Tội nghiệp cho người không có máu me tranh cướp, những người văn minh, những người già yêu vẻ đẹp, hết thảy phải chịu đựng một đất nước xấu xí, với những khu phố xấu xí, bị “trang trí” bởi những quán hàng xấu xí ngổn ngang. 

Ngổn ngang biển quảng cáo lấn vỉa hè, con đường nằm trong làng đại học quốc gia TP.HCM.
Trong thời gian chờ hoàn thành, đại học quốc gia TP.HCM đã không nghiêm ngặt và quyết liệt đối với những tấm biển quảng cáo.Vì vậy, đô thị đại học đầu tiên cả nước, to nhất nước, nơi thí điểm sự văn minh cho cả một đất nước, hóa ra lại đổ nát trước tiên. 

Tình trạng trên có thể sửa chữa được không? Sửa được, với điều kiện cần là lãnh đạo chính phủ và lãnh đạo đại học Quốc gia phải nhìn được xa hơn dân. 

Tin bài liên quan:

VNTB- Cảm nhận biểu tình Sài Gòn 1/5: Thủ thuật của an ninh và lẽ phải của dân chúng

Phan Thanh Hung

VNTB – Khu du lịch văn hóa Suối Tiên: xả nước thải vào kênh

Phan Thanh Hung

VNTB – Khủng hoảng lý luận: Ngăn chặn hay mở cửa cho cứu trợ lũ lụt?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.