Việt Nam Thời Báo

VNTB – Đột quỵ tăng ở người trẻ có nguyên nhân từ chích vắc-xin phòng Covid?

Mai Lan

(VNTB) – Hiện chưa có một nghiên cứu khoa học nào được công bố liệu có bao nhiêu phần trăm trong số ca bị đột quỵ có khả năng chịu ảnh hưởng từ chích ngừa vắc-xin phòng Covid

 

Bác sĩ Tạ Vương Khoa, Phó Chủ nhiệm Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM) cho biết trong vài năm gần đây, bình quân cứ 4 – 5 bệnh nhân đột quỵ nhập viện thì có 1 bệnh nhân là người trẻ. Hiện mỗi ngày, tại bệnh viện tiếp nhận từ 8 – 10 bệnh nhân đột quỵ, trong đó, người trẻ mắc bệnh chiếm từ 20% – 25%.

Người thân nữ bệnh nhân N.H.T (42 tuổi, ngụ TP.HCM) cho biết bà T. nhập viện trong tình trạng huyết áp cao, hôn mê, liệt nửa người. Theo kể lại, bà T. đột ngột chóng mặt, đi lại khó khăn, sau đó gia đình đưa đến Bệnh viện Quân y 175 cấp cứu. Tại bệnh viện, qua thăm khám, bà T. được chẩn đoán đột quỵ xuất huyết não. Người nhà cho hay trước đó bà T. không hề có biểu hiện gì. Khi phát hiện những dấu hiệu trên thì bệnh trở nặng.

Liệu bà T. có phải là nạn nhân “huyết khối” từ việc chích ngừa “nhiều mũi” của vắc-xin phòng Covid?

Một khuyến cáo được Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đưa ra hồi tháng 6 năm ngoái, đó là sau chích ngừa vắc-xin phòng Covid-19, đặc biệt từ ngày thứ 4, nếu xuất hiện các dấu hiệu liên quan đến biến chứng huyết khối – giảm tiểu cầu, cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc cơ sở y tế tiêm ngừa để được thăm khám, tham vấn và trị liệu. Thời gian theo dõi sau chích vắc-xin sẽ là 30 ngày.

“Huyết khối mạch máu não, nội tạng và phổi: Nhức đầu dữ dội; Đau bụng, đau lưng; Buồn nôn và nôn; Thay đổi thị lực; Thay đổi trạng thái tinh thần như cáu gắt, buồn rầu, hay giận vô cớ, ngủ gà và lơ mơ; Đau ngực và khó thở; Sưng chân và đau chân, tăng hơn khi vận động” – trích khuyến cáo về “hậu chích ngừa vắc-xin phòng Covid-19” của HCDC, tháng 6-2021.

TS-BS Trần Chí Cường, Chủ tịch Hội Can thiệp thần kinh TP.HCM, cho biết tỉ lệ tử vong do đột quỵ ở Việt Nam cao hơn thế giới. Đặc biệt, số liệu thống kê cho thấy mỗi ngày, TP.HCM có khoảng 300 bệnh nhân đột quỵ, số người trẻ mắc bệnh tăng nhanh. Theo bác sĩ Cường, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trong tất cả bệnh.

Liệu trong con số 300 bệnh nhân mỗi ngày bị đột quỵ ở TP.HCM, nơi có tỷ lệ “chích đủ mũi” cao nhất nhì quốc gia, có liên quan đến nghi vấn từ “huyết khối mạch máu não” của chích ngừa?

Một báo cáo khoa học đưa ra số liệu là mỗi năm, tại Việt Nam, có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, và khoảng 20% trong số đó tử vong. Đáng chú ý, tỉ lệ người trẻ đột quỵ đang có xu hướng gia tăng khi xuất hiện ở độ tuổi dưới 45 – 50.

Những đối tượng trong độ tuổi trên thường là trụ cột, lao động chính trong gia đình. Tuy nhiên, khi đột quỵ xảy ra, đã tước đi của gia đình và xã hội một nguồn lực vô giá. Đặc biệt, bản thân bệnh nhân phải đối mặt với một tương lai bất định mang trong mình bệnh tật, dễ phát sinh tâm lý bi quan chán nản. Thậm chí trầm cảm vì chỉ vừa mới đây thôi còn là một trụ cột, giờ đã thành phế nhân.

Tuy nhiên cho đến hiện tại thì chưa có một nghiên cứu khoa học nào được công bố liệu trong số bị đột quỵ đó, có khả năng về nguy cơ chịu ảnh hưởng từ chích ngừa vắc-xin phòng Covid là bao nhiêu phần trăm?

Cộng đồng y khoa quốc tế có thực hiện các nghiên cứu cho thấy sau chích vắc-xin phòng Covid-19, cơ thể có thể sinh kháng thể kháng yếu tố 4 tiểu cầu (platelet factor – PF4) giống như kháng thể HIT (heparin induced thrombocytopenia). Phức hợp kháng nguyên kháng thể đó hoạt hoá tiểu cầu quá mức dẫn đến giảm tiểu cầu, gây huyết khối và có thể chảy máu…


Tin bài liên quan:

VNTB – Sữa không là mặt hàng thiết yếu?

Phan Thanh Hung

VNTB – Cà phê đầu tuần: Khi truyện cười hổng có mắc… cười

Phan Thanh Hung

VNTB – Củng cố nghi vấn ‘khủng bố sinh học’ đến từ Trung Quốc

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.