Hoài Nguyễn
(VNTB) – Việc tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đối với các em học sinh bậc trung học cơ sở như thế này là mang tính hình thức, không đúng đối tượng,
Dư luận băn khoăn cho rằng, ngay cả người lớn còn khó hiểu về Luật Đất đai (sửa đổi) thì tại sao lại tổ chức lấy ý kiến của học sinh trong trường cấp 2, tức lứa tuổi cao nhất cũng chỉ mới 15.
Dư luận xôn xao trước hình ảnh Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tổ chức hội nghị lấy ý kiến tham gia của trẻ em vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tổ chức vào ngày 9-3-2023. Cụ thể đối tượng ở đây là học sinh trường trung học cơ sở Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hình ảnh học sinh đeo khăn quàng đỏ ngồi nghe và lấy ý kiến nội dung về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhận nhiều phản hồi trái chiều từ dư luận. Nhiều người bày tỏ băn khoăn, khó hiểu về việc Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam lại lấy ý kiến của học sinh ở một lĩnh vực quá khó hiểu và phức tạp.
Ngay cả người lớn cũng không thể hiểu hết được lĩnh vực này thì tại sao lại tổ chức trong trường học với các em học sinh “ăn chưa no, lo chưa tới”. Không ít người cho rằng, việc lấy ý kiến này là không cần thiết, không đúng đối tượng, vì các em ở độ tuổi cao nhất cũng chỉ là 15.
Hiến pháp 2013, Điều 29 quy định “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”.
Lập luận từ phía tổ chức lấy ý kiến tham gia từ học sinh trường trung học cơ sở Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, rằng, “Khi xây dựng chính sách, pháp luật tác động đến trẻ em, phải xem xét ý kiến của trẻ em và của các cơ quan, tổ chức có liên quan; bảo đảm lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội quốc gia, ngành và địa phương” – trích khoản 5, Điều 5 của Luật Trẻ em.
Trao đổi với báo chí, ông Hà Đình Bốn – Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho biết: “Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có nội dung liên quan đến nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội đó là trẻ em.
Để tạo điều kiện hơn nữa cho trẻ em đóng góp ý kiến của mình vào việc xây dựng các quy định về đất đai, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tổ chức lấy ý kiến trẻ em về một số nội dung liên quan như khi Nhà nước thu hồi đất cần đảm bảo những điều kiện thế nào cho trẻ em; Đối tượng nào cần được hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; Nếu em là người được đứng tên trên sổ đỏ, em có đồng ý để bố và mẹ hoặc người giám hộ cùng đứng tên trên sổ đỏ để giúp em trong quá trình mua bán các tài sản này hay không; Khi xây dựng chính sách pháp luật về đất đai có liên quan đến trẻ em và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có liên quan tới trẻ em, các cơ quan nhà nước có cần các em tham gia ý kiến hay không…
Tất cả những ý kiến của các em sẽ được tổng hợp và gửi Ban soạn thảo Luật Đất đai”.
Theo ông Bốn, việc lấy ý kiến trẻ em về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội lấy ý kiến toàn dân. Trẻ em cũng là một công dân và cũng cần được lấy ý kiến.
Ông Bốn khẳng định, Hội Bảo vệ quyền trẻ em đã phối hợp cùng trường trung học cơ sở Lương Yên tổ chức lấy ý kiến học sinh về Luật Đất đai (sửa đổi) là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật và phù hợp với pháp luật hiện hành. Các em đã tham gia trả lời một số câu hỏi có sự hướng dẫn của giáo viên và cán bộ hỗ trợ một cách công khai, minh bạch.
Căn cứ pháp luật hiện hành thì cách hiểu và giải thích của ông Hà Đình Bốn là tạo ngộ nhận về quyền định đoạt đối với các em ở lứa tuổi cao nhất ở đây cũng chỉ 15.
Theo đó, tại khoản 2, Điều 77 của Luật Hôn nhân và gia đình, quy định cụ thể như sau: “Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ”.
Như vậy dư luận hoàn toàn có lý khi cho rằng, việc tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đối với các em học sinh bậc trung học cơ sở như thế này là mang tính hình thức, không đúng đối tượng, và ngân sách tiêu tốn vào những kiểu lấy ý kiến thế này cần phải được làm rõ về tính hiệu quả.
3 comments
“Dân oan” là những người dân có ít đất đai hợp pháp để làm nông sinh sống nhưng đã bị nhà cầm quyền dựa vào Luật Đất đai để cưỡng chế thu hồi với giá rẽ mạt rồi giao bán lại cho bọn tư bản đỏ kinh doanh thu lợi cao ngất ngưỡng. Dân oan có mặt trên khắp mọi nơi trên mảnh đất VN, họ đã khiếu kiện hàng chục năm nhưng chẳng cơ quan nào giải quyết cụ thể.
Họ là nạn nhân trực tiếp của Luật Đất đai do Đảng và Nhà nước csVN “sáng tạo” ra, và nguyện vọng chính đáng của họ không được Đảng và Nhà nước csVN ngó ngàng đến, còn khi Đảng và Nhà nước csVN ngó ngàng đến thì dân oan phải vướng vào tù tội hay mất mạng như ở Đồng Tâm.
Quyền sở hữu đất đai của người dân VN không có, người dân chỉ có quyền sử dụng, và khi nào tập đoàn quan chức Đảng và Nhà nước csVN muốn thì họ viện mọi lý do để cướp lấy.
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam – trong đó có Phó Chủ tịch Hà Đình Bốn – với tư duy của những cái đầu tàu hủ đã tổ chức hội thảo với học sinh cấp 2 để lấy ý kiến về Luật Đất đai (sửa đổi). Đúng là trò hề vừa tồi vừa tệ với những diễn viên mạt hạng thiểu năng của cái gọi là Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam!
Nhưng với những lập luận ngụy biện của ông Phó Chủ tịch Hà Đình Bốn nhằm bão vệ hành vi vô minh của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, tôi mong rằng Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam nên tiếp tục phát huy “tối kiến” của mình, bằng cách tiếp tục tổ chức các buổi hội thảo với các cháu học sinh cấp 1 và ngay cả với các cháu ở các trường mẫu giáo và ngay cả với các cháu vừa mới sinh ra ở các bệnh viện. Theo lời của ông Hà Đình Bốn thì các em cháu đó “cũng là một công dân và cũng cần được lấy ý kiến” theo Nghị quyết của Quốc hội.
Quan chức của Đảng và Nhà nước hiện nay ai cũng lận lưng đầy bằng cấp đại học, người học thật và có bằng thật thì ít, người không học nhưng có bằng thì nhiều. Có phải vì vậy cho nên đầu óc nhiều quan chức quá ư là tâm tối!?!
Cướp chính quyền xong,chia ghế cho nhau nhưng việc điều hành đất nước như thế nào thì vừa làm vừa học nhưng học ai…
Làm sai thì sửa.Có điều sửa đâu sai đó….cho đến tận hôm nay vẫn vừa làm vừa sửa…!
Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ . Luật đất đai, nhà cửa tham khảo ý kiến học sinh là phù hợp với tư duy của dân tộc