Việt Nam Thời Báo

VNTB – Thiếu điện, nhưng điện mặt trời áp mái vẫn chưa hòa lưới điện quốc gia

Thới Bình

 

(VNTB) – Hiện mới chỉ có cơ chế giá mua điện cho các dự án điện mặt trời trên mái nhà vận hành từ ngày 31-12-2020 trở về trước.

 

EVN đang đàm phán mua điện từ Trung Quốc qua đường dây 110kV Thâm Câu – Móng Cái tháng 5, 6 và 7 với công suất 70MW, và dự kiến đóng điện để mua điện vào tuần sau.

Đây không phải lần đầu tiên Việt Nam mua điện từ Trung Quốc. Giai đoạn 2005-2016, Tổng công ty Điện lực miền Bắc mua điện từ Trung Quốc qua đường dây 110kV Thâm Câu – Móng Cái.

Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), miền Bắc có nguy cơ thiếu 1.600-4.900 MW điện trong các tháng 5-6/2023. Thủ tướng Phạm Minh Chính hôm 18/5 đốc thúc Bộ Công Thương, EVN huy động mọi nguồn để đủ điện cho sinh hoạt, sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.

Các nội dung liên quan không được công bố: Giá mua bán điện; thỏa thuận kỹ thuật vận hành; hệ thống SCADA (điều khiển, giám sát, thu thập dữ liệu từ xa); hệ thống rơ le bảo vệ và phương thức giao nhận điện năng; ranh giới cung cấp điện; thỏa thuận về đo lường, công tác kiểm định thiết bị hiện trường (TU, TI, công tơ..); hệ thống đo đếm tại Trung Quốc và Việt Nam…

Một báo cáo của Sở Công thương TP.HCM cho biết tiềm năng phát triển và ứng dụng điện mặt trời trên mái nhà ở TP.HCM rất lớn, có thể đạt khoảng 5.081 MWp. Có 4 nhóm đối tượng có thể phát triển mô hình này: nhóm cơ quan hành chính chiếm 3,27%; nhóm sản xuất chiếm 31,28%; nhóm thương mại dịch vụ chiếm 3,1% và nhóm hộ gia đình chiếm 62,34%.

TP.HCM có số giờ nắng trung bình trong tháng dao động từ 100 – 300 giờ, liên tục trong suốt cả năm. Lượng bức xạ lớn, trung bình khoảng 1.581 kWh/m2/năm, cao nhất là 6,3 kWh/m2/ngày.

Trên cơ sở đó, Sở Công thương TP.HCM tham mưu UBND TP có đề xuất Chính phủ ban hành về cơ chế đặc thù để được phát triển nguồn phát điện tại chỗ. Trong đó, tập trung phát triển điện mặt trời trên mái nhà để cung cấp cho lượng phụ tải rất lớn tại thành phố. Ưu điểm của loại hình năng lượng này là hệ thống lưới điện của thành phố đảm bảo giải tỏa hết công suất của các hệ thống điện mặt trời trên mái nhà lắp đặt trên địa bàn, không phải đầu tư xây dựng thêm lưới điện truyền tải.

Phía Sở Công thương TP.HCM cũng cho rằng nếu đề xuất trên được thực hiện thì không chỉ giúp người dân và doanh nghiệp giảm chi phí tiền điện hằng tháng do điện được sản xuất và sử dụng trực tiếp vào giờ cao điểm, giảm giá mua điện bậc cao mà còn có thể tăng thu nhập, chống nóng hiệu quả cho công trình, nhất là các vùng nông thôn ngoại thành.

Tháng 6/2022, một số doanh nghiệp như Công ty TNHH Norsk Solar Việt Nam hay Công ty TNHH Maruha Chemical Việt Nam kiến nghị đầu tư điện mặt trời trên mái nhà để tự dùng nội bộ.

Bên cạnh đó, Sở Công thương Tiền Giang lắp đặt tại trụ sở làm việc của 8 sở, ngành và Trung tâm hành chính công tỉnh Tiền Giang… Thời điểm đó, EVN đề nghị, trong khi chờ Chính phủ ban hành cơ chế mới và hướng dẫn thực hiện, “tạm thời không thực hiện thỏa thuận đấu nối các hệ thống điện mặt trời trên mái nhà vào lưới điện”.

Tuy nhiên, việc chấp thuận cho các hệ thống điện mặt trời trên mái nhà lắp đặt trong phạm vi quản lý của chủ đầu tư, không thuộc quản lý của các tổng công ty, công ty điện lực cũng sẽ có rủi ro vì chưa có cơ sở pháp lý, trình tự thủ tục đấu nối, tiêu chuẩn lắp đặt, yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống điện mặt trời tự dùng.

Hiện mới chỉ có cơ chế giá mua điện cho các dự án điện mặt trời trên mái nhà vận hành từ ngày 31-12-2020 trở về trước.

Một báo cáo của EVN cho hay là năm 2020 đã chứng kiến sự bứt phá của điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam. Tính đến hết ngày 31/12/2020, hơn 100.000 công trình điện mặt trời mái nhà đã được đấu nối vào hệ thống điện với tổng công suất lắp đặt lên tới gần 9.300 MWp.

Tuy nhiên ở đây vấn đề dường như là không có địa chỉ cụ thể cuối cùng nào chịu trách nhiệm về các vấn đề nói trên, khi mà ông Bùi Trung Kiên, phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM, cho biết phía EVN đã kiến nghị Bộ Công thương sớm ban hành hướng dẫn phát triển điện mặt trời mái nhà không phát điện lên lưới.


Tin bài liên quan:

VNTB – “Nước nổi” đang về đồng bằng sông Cửu Long

Do Van Tien

VNTB – Vì sao tội phạm có chức vụ gia tăng?

Do Van Tien

VNTB – Xử kín và tuyên án cũng kín…

Phan Thanh Hung

1 comment

T Vy 25.05.2023 9:43 at 09:43

Mời Hunsen qua chỉ đạo cho cách làm việc là đâu sẽ vào đấy ngay

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo