Việt Nam Thời Báo

VNTB – Đúc tượng đồng Lênin là theo ý của Ban Bí thư trung ương Đảng

Nguyễn Huyền

 

(VNTB) – Tỉnh Ulyanovsk đúc tượng Lênin tại Nga và đưa sang lắp đặt tại thành phố Vinh theo chỉ đạo của Ban Bí Thư Trung Ương 

 

Ngày 3-4-2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An cho biết nhân dịp kỷ niệm 154 năm ngày sinh của V.I.Lênin, tỉnh Nghệ An và tỉnh Ulyanovsk (Nga) sẽ tổ chức lễ khánh thành công trình tượng Lênin tại thành phố Vinh vào giữa tháng 4-2024.

Trước đó vào tháng 6-2020, khuôn viên và bệ đặt tượng tại thành phố Vinh đã hoàn thành với diện tích 1.036,5m2. Bệ đặt tượng cao 3m, chất liệu bằng thép. Mặt trước khắc dòng chữ bằng tiếng Nga và tiếng Việt “V.I.LÊ-NIN, 1870-1924”, mặt sau khắc dòng chữ bằng tiếng Nga và tiếng Việt “Biểu tượng của tình hữu nghị Việt – Nga”. Vị trí khuôn viên đặt tượng nằm ở vị trí trung tâm, chỗ giao nhau giữa đại lộ V.I.Lênin với đường Nguyễn Phong Sắc, thành phố Vinh.

Theo thiết kế, tượng Lênin có trọng lượng 4,5 tấn, chiều cao 3,6m, chất liệu bằng đồng nguyên chất. Và theo thông báo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An thì việc đúc tượng Lênin là thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, song không nêu cụ thể danh tính người đã có “chỉ đạo” đang gây nhiều tranh luận trái chiều này.

Theo giới quan sát thì việc Nga tấn công Ukraine ngày 14-2-2022 như một cơn địa chấn đang gây nên nhiều thay đổi ở các nước châu Âu; trong đó có vấn đề tượng đài, bảo tàng… và những di sản trong quá khứ gắn liền với thủ lĩnh cộng sản Lenin.

Đơn cử, ngày 28-4-2022, chính quyền thành phố Turku cho biết sẽ dỡ bỏ tượng của V. I. Lenin được dựng cạnh Bảo tàng Nghệ thuật thành phố vì việc Nga tấn công Ukraine. Bức tượng bán thân Lenin đứng phía đầu đường phố Aura, từng dấy lên những ý kiến tranh luận của người dân địa phương. Giới chức thành phố cho biết tượng đã có lần bị một số người quá khích vẩy bẩn và cũng đã từng có lời kêu gọi dỡ bỏ nó.

Trong thông báo, Thị trưởng Turku, Minna Arve nói: “Bản thân bức tượng không phải là mối đe dọa đối với bất kỳ ai, mà là một biểu hiện của lịch sử thành phố chúng ta và không thể bị xóa bỏ. Tuy nhiên, ngày nay, tượng đài tưởng nhớ Lenin mô tả một trong những giai đoạn phi dân chủ và bi thảm nhất trong lịch sử nhân loại, điều này không còn phù hợp về mặt tư tưởng với tinh thần hướng tới tương lai của thành phố Turku và sự coi trọng quyền bình đẳng của người dân. Bức tượng không còn phù hợp với khung cảnh đường phố ở Turku và nó sẽ được dời đi trong thời gian sớm nhất”.

Bức tượng Lenin là tác phẩm của nhà điêu khắc Nga, Mihail Anicushin, được thành phố kết nghĩa Leningrad (nay là St. Petersburg) tặng cho thành phố Turku vào năm 1977 và được khánh thành vào dịp kỷ niệm ngày thành lập thành phố Leningrad 13-11 cùng năm đó. Bức tượng thuộc bộ sưu tập nghệ thuật của thành phố Turku và sau khi dỡ bỏ nó sẽ được đưa vào kho lưu trữ của bảo tàng của thành phố. Không xa bức tượng bán thân là một tấm phù điêu có hình Lenin và dòng chữ: “V. I. Lenin đã đến ngôi nhà này để trốn Nga hoàng vào năm 1907” bằng chữ Phần Lan và chữ Thụy Điển, được gắn sớm hơn, vào năm 1964.

Với Việt Nam, ý kiến của TS Vũ Thị Phương Anh (trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng), thì, “theo tôi không nên nhìn nó nặng về góc độ văn hóa, mà nó phải xét dưới góc độ chính trị. Nó là một biểu tượng chính trị và đại diện cho một chế độ mà người dân thấy mình là nạn nhân cho nên muốn đập bỏ nó đi. Đây là hành động mang tính biểu tượng, thể hiện mong muốn cho mình một chế độ dân chủ hơn”.

Theo nhà giáo Vũ Thị Phương Anh, những công trình như tượng đài Lênin đang là biểu tượng của một chế độ chính trị, và nó không phải là những công trình hiếm, mà nó có mặt hầu như mọi nơi ở các quốc gia cộng sản cũ ở Liên Xô và Đông Âu. Và nếu người ta không đập ở chỗ này thì họ sẽ dỡ bỏ nó ở chỗ khác…

Một ý kiến khác nhìn đơn giản hơn theo hướng thời sự ‘củi – lò’, rằng, “không chắc chính quyền tỉnh Nghệ An yêu mến Lenin. Vấn đề là kế hoạch thực hiện này được thượng cấp phê duyệt thì thực hiện sẽ có tiền. Bị chỉ trích mà có cơ hội “phết, phẩy” thì vẫn hăm hở làm thôi” (?!).

Theo thống kê ghi nhận trên chuyên trang mang tên http://leninstatues.ru/, thì

Mátxcơva tổng số tượng Lênin là 206, di tích hiện có là 114 / Di tích bị tháo dỡ là 68 / có 3 tượng mới và phần di tích trong nhà là 20. Ở St.Petersburg từ tổng số 132 tượng Lênin thì hiện còn ở nội đô là 56, ngoại ô là 34, có 42 tượng bị tháo dỡ…


Tin bài liên quan:

VNTB – Hãy giám sát và mạnh dạn phê phán ‘xây dựng’ tôi (!?)

Phan Thanh Hung

VNTB – Ban Bí thư Trung ương cãi nhau chuyện gì?

Do Van Tien

VNTB – Thế nào là “chỉnh đốn Đảng”?

Baraju T. Ogelefecejo

2 comments

Nguyễn Tuấn Anh 05.04.2024 1:29 at 01:29

Bao giờ Tỉnh Hồ Nam mới đúc tượng Tướng Trần Canh ?

Vinh wa mặt thành phố mang tên Bác! Thiệt tình lun

Phạm Xuân Nguyên từng nhận định Thủ đô nhục với Cố Đô, Tp Hồ Chí Minh có thấy mình nhục với Vinh không ? Vinh đã làm nhục Tp Hồ Chí Minh rùi đó

Reply
albert tran 05.04.2024 10:42 at 22:42

“không chắc chính quyền tỉnh Nghệ An yêu mến Lenin. Vấn đề là kế hoạch thực hiện này được thượng cấp phê duyệt thì thực hiện sẽ có tiền. Bị chỉ trích mà có cơ hội “phết, phẩy” thì vẫn hăm hở làm thôi” (?!)…👍😢🤮👹

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo