Việt Nam Thời Báo

Campuchia đồng ý cho 13 người Thượng được nộp đơn xin tỵ nạn

Liên Hiệp Quốc đang đàm phán đưa người Thượng về thủ đô Phnom Penh để nộp hồ sơ xin tỵ nạn ngày 20/12/2014. (Photo Quốc Việt, RFA)
Liên Hiệp Quốc đang đàm phán đưa người Thượng về thủ đô Phnom Penh để nộp hồ sơ xin tỵ nạn ngày 20/12/2014. (Photo Quốc Việt, RFA)
Sau nhiều lần từ chối không cho các quan chức chuyên trách về tỵ nạn và nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại Campuchia tiếp cận những người Thượng Tây Nguyên đang ẩn náu trong rừng, nay chính phủ xứ chùa Tháp đã đồng ý cho 13 người Thượng trốn khỏi Việt Nam lên thủ đô Phnom Penh để nộp đơn xin tỵ nạn.

Việc chính phủ Phnom Penh buộc lòng chấp thuận cho Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) và Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) đưa 13 người Thượng Tây Nguyên về thủ đô Phnom Penh, sau khi nhóm người này đã tiếp xúc được với quan chức của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc và Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào sáng ngày 20/12.

Một số người tị nạn thuộc các sắc tộc thiểu số trốn trong rừng Rattanakiri đã ra gặp cơ quan trợ giúp người tị nạn của LHQ ở Campuchia ngày 20 tháng 12, năm 2014
Một số người tị nạn thuộc các sắc tộc thiểu số trốn trong rừng Rattanakiri đã ra gặp cơ quan trợ giúp người tị nạn của LHQ ở Campuchia ngày 20 tháng 12, năm 2014

Nhóm người thượng vượt biên trốn trong rừng

Nhóm người Thượng nói trên đã đào thoát từ tỉnh Gia Lai của Việt Nam sang trốn trong rừng thuộc tỉnh Ratanakiri giáp biên giới của Việt Nam hơn 7 tuần qua.

Trước đó, các quan chức của Liên Hiệp Quốc đã liên tục thất bại trong việc hợp tác với chính quyền tỉnh Ratanakiri để tìm cách tiếp cận và giúp đỡ nhóm này mặc dù có quan chức từ Bộ Nội vụ Campuchia tham gia. Phía Liên Hiệp Quốc tỏ ra quan tâm về số phận của người Thượng Tây Nguyên vì họ tin rằng những người này bị chính quyền Việt Nam sách nhiễu và đàn áp tôn giáo, đồng thời đang phải trốn tránh gần hai tháng trong rừng; do đó, LHQ phải lén lút tìm cách tiếp xúc với họ.

Vào sáng ngày 20/12, một nhóm người Thượng gồm 8 người đã mạo hiểm ra khỏi rừng rậm để gặp Liên Hiệp Quốc, và yêu cầu cơ quan quốc tế này can thiệp.

Đó là một quá trình khó khăn và lâu dài để tiếp cận những người Thượng do trước đó cảnh sát đã chặn đường chúng tôi không cho gặp người Thượng. Tuy nhiên, cuối cùng chính quyền địa phương đã quyết định hợp tác và bàn giao thêm 5 người Thượng cho chúng tôi để họ cùng xin tỵ nạn – Bà Wan-Hea Lee

Cùng lúc, chính quyền địa phương có ý định buộc trục xuất nhóm này về Việt Nam do phía Campuchia cho rằng họ vượt biên trái phép. Nhưng sau khi làm việc với Liên Hiệp Quốc cả tiếng đồng hồ, chính quyền địa phương đồng ý cho phép Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc và Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đưa nhóm người này lên thủ đô Phnom Penh vì họ muốn xin tỵ nạn.

Song, chính quyền địa phương cũng cho phép phía Liên Hiệp Quốc và cảnh sát của Bộ Nội vụ vào trong rừng để tìm những người Thượng còn lại nhưng cơ quan địa phương từ chối vào rừng cùng họ.

Trong lúc Liên Hiệp Quốc và cảnh sát của Bộ Nội vụ vào sâu trong rừng, cảnh sát tỉnh Ratanakiri cũng bao vây một khu rừng tại một khu vực khác cách đó không xa để truy lùng những người Thượng còn lại. Vào khoảng 6 giờ chiều ngày 20/12, cảnh sát địa phượng đã bắt được 5 người Thượng nhưng cuối cùng đã trao cho Liên Hiệp Quốc để cùng đưa họ lên thủ đô Phnom Penh.

Bà Wan-Hea Lee, Người đứng đầu Văn phòng Cao Ủy Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (OHCHR) tại Campuchia, là người dẫn đầu đoàn LHQ đến tìm người Thượng, nói với phóng viên Quốc Việt của Đài Á Châu Tự Do rằng 13 người Thượng Tây Nguyên được nhóm công tác của Liên Hiệp Quốc đưa đến thủ đô Phnom Penh vào ngày 21/12. Tất cả 13 người này sẽ nộp hồ sơ xin tỵ nạn cùng một lúc ở Phnom Penh.

Bà Wan-Hea Lee: “Đó là một quá trình khó khăn và lâu dài để tiếp cận những người Thượng do trước đó cảnh sát đã chặn đường chúng tôi không cho gặp người Thượng. Tuy nhiên, cuối cùng chính quyền địa phương đã quyết định hợp tác và bàn giao thêm 5 người Thượng cho chúng tôi để họ cùng xin tỵ nạn.

Công tác tìm kiếm người Thượng của LHQ và Bộ Nội vụ vì mục đích đưa người này đến xin tỵ nạn tại Bộ Nội vụ Campuchia, phụ trách xem xét hồ sơ xin tỵ nạn. Do đó, chúng tôi tin rằng Bộ Nội vụ sẽ tạo đủ điều kiện cho họ là những người xin tỵ nạn.”


Bị kỳ thị sắc tộc và đán áp tôn giáo

Theo những người Thượng vừa ra khỏi rừng rậm, chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp giáo dân người dân tộc bản địa vùng Tây Nguyên. Những người lên tiếng đòi quyền tự do tôn giáo và quyền sở hữu đất đai thường bị công an theo dõi, sách nhiễu.

Chúng tôi yêu cầu Quốc tế giúp Tin Lành Đêga cho có tự do. Đi nhóm, hoặc ngày Noel phải cho Tin Lành Đêga tự do, không có ai bắt bớ, không có ai đánh đập, không có ai theo dõi ai hết. Theo Đạo là tốt đẹp cho con người thôi, không có gì xấu cả – Một người Thượng

Một người Thượng vừa chạy ra khỏi rừng gặp Liên Hiệp Quốc xin không nêu tên, nói với phóng viên Quốc Việt: “Chúng tôi yêu cầu Quốc tế giúp Tin Lành Đêga cho có tự do. Đi nhóm, hoặc ngày Noel phải cho Tin Lành Đêga tự do, không có ai bắt bớ, không có ai đánh đập, không có ai theo dõi ai hết. Theo Đạo là tốt đẹp cho con người thôi, không có gì xấu cả.”

Trước đây, quan hệ giữa Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và chính phủ Campuchia bị xấu đi rất nhiều do phía Phnom Penh nói Liên Hiệp Quốc tìm cách đơn phương giải quyết vấn đề người Thượng Tây Nguyên chạy trốn sang xứ chùa Tháp xin tỵ nạn.

Campuchia cũng nhiều lần nói Cao ủy Tỵ nạn của LHQ đã cho nhân viên lén lút hoạt động trong vùng biên giới, nhằm tập hợp những người Thượng từ Việt Nam trốn sang Campuchia mà không có sự hợp tác của Bộ Ngoại giao Campuchia.

Ông Koy Kuong, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia phê phán các quan chức của Liên Hiệp Quốc tại Campuchia liên quan hoạt động truy tìm người tỵ nạn tùy tiện, không hợp tác với Bộ Ngoại giao. Theo ông, Biên bản ghi nhớ giữa Campuchia và Cao ủy Nhân quyền của LHQ tại Campuchia không được nói LHQ phải tự mình đi tìm người tỵ nạn ở trong rừng.

Ông Koy Kuong nói: “Chúng tôi muốn nói Liên Hiệp Quốc xuống làm việc, tìm người tỵ nạn, họ không được thông báo hay cung cấp thông tin chính thức đến Bộ Ngoại giao. Bây giờ họ tìm thấy, chúng tôi cũng không có ý kiến gì. Cứ thực hiện theo pháp luật.”

…Chúng tôi không biết vì lý do gì mà Việt Nam không cho chúng tôi đi theo Đạo Đêga. Chúng tôi đi nhóm là bị bắt, đánh đập, đi chơi nhà anh em cũng không cho luôn…Liên Hiệp Quốc chở đi chỗ nào cũng được, quan trọng là đừng chở về Việt Nam. Vì chúng tôi sợ Việt Nam, công an Việt Nam đánh đậpMột người Thượng khác

Còn Đại tướng Khieu Sopheak, người phát ngôn của Bộ Nội vụ Campuchia cho biết Liên Hiệp Quốc đã vi phạm chủ quyền của Campuchia.

Ông Khieu Sopheak nhấn mạnh với RFA rằng nếu 13 người chạy trốn từ Việt Nam là người Thượng đến xin tỵ nạn thì Bộ Nội vụ sẽ xem xét.

Ông nói thêm: “Nếu họ là người Thượng, là những người đến cầu xin tỵ nạn thì chúng tôi có thể chấp nhận. Nhưng nếu họ là người nhập cư bất hợp pháp, Campuchia đã có luật quản lý người xuất nhập cảnh trái phép cho nên họ vượt biên đường nào thì phải ra đường đó.”

Trong khi đó, một người Thượng khác khẳng định với RFA sau khi tiếp cận được Liên Hiệp Quốc rằng họ bị công an Việt Nam trấn áp vì lý do tín ngưỡng. Họ chạy sang Campuchia để xin tỵ nạn: “Chúng tôi không biết vì lý do gì mà Việt Nam không cho chúng tôi đi theo Đạo Đêga. Chúng tôi đi nhóm là bị bắt, đánh đập, đi chơi nhà anh em cũng không cho luôn.

Chúng tôi đến đây không phải là có người kêu, người rủ chúng tôi đến. Chúng tôi yêu cầu Quốc tế, xin Quốc tế giúp đỡ chúng tôi. Liên Hiệp Quốc chở đi chỗ nào cũng được, quan trọng là đừng chở về Việt Nam. Vì chúng tôi sợ Việt Nam, công an Việt Nam đánh đập…”

Người Thượng Tây Nguyên được thế giới biết đến sau cuộc nổi loạn chống chính sách đàn áp tôn giáo, tịch thu đất đai truyền thống của họ bởi chính quyền Cộng sản Việt Nam hồi năm 2001.

Kể từ năm 2001, hàng ngàn người Thượng từ Việt Nam đã chạy trốn khỏi sự đàn áp của chính quyền Việt Nam. Đến Campuchia, hầu hết họ đều được công nhận là người tỵ nạn và tái định cư sang Hoa Kỳ, Thụy Điển, Phần Lan, và Canada, do Campuchia đã ký kết Công ước về người tỵ nạn năm 1951.

Nhưng sau khi có một Nghị định phụ được chính quyền Campuchia thông qua vào năm 2009 trao quyền cho Bộ Nội vụ Campuchia, chứ không phải Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc ban hành quyết định cuối cùng về tình trạng tỵ nạn của những người chạy trốn từ Việt Nam. Thỏa thuận này đã tạo kều kiện cho Bộ Nội vụ Campuchia xét duyệt hồ sơ xin tỵ nạn, và cơ hội phải hồi cư về Việt Nam tăng lên nhiều hơn.


Quốc Việt

(RFA)

Tin bài liên quan:

VNTB – Điểm tin 18-07: Trung Quốc sẽ hỗ trợ 80% vốn vay cho dự án nhiệt điện 1,75 tỉ USD

Phan Thanh Hung

Từ kẻ thù đến bạn đểu

Phan Thanh Hung

Trung Quốc dừng dự án, sợ VN dùng làm ‘đường tấn công’

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.