Lm. Trần Xuân Tâm
(tiếp theo, và hết)
(VNTB) – Người Công Giáo bị ĐCSVN làm cho im lặng
III Hậu quả hủy hoại lớn nhất của ba chiến lược trên đó là người Công Giáo bị ĐCSVN làm cho im lặng đối với những sự thật về sự đàn áp tôn giáo của Đảng và trên hết là về kế hoạch và nỗ lực của Đảng tước đoạt sự độc lập và tự trị khỏi Giáo Hội.
A.- Những sự thật về việc ĐCSVN đàn áp tự do tôn giáo của Giáo Hội nói chung
Việc cả thể giới biết rõ rằng Giáo Hội Công Giáo bị đàn áp tại Việt Nam là một chuyện. Nhưng khi người Công Giáo Việt Nam phá vỡ sự im lặng mà bắt đầu lên tiếng về sự kiện mà ai cũng biết rồi và từ đó bắt đầu công khai đòi hỏi tự do tôn giáo thật sự cho mình, thì đó lại là một chuyện khác. Chỉ lúc đó những thay đổi quan trọng và ngay cả bất ngờ khó lường mới có thể xảy ra đối với tình trạng tự do tôn giáo của Giáo Hội. Thật vậy, khi người Công Giáo Việt Nam lên tiếng công khai rằng mình bị đàn áp về mặt tôn giáo ở trong nước và do vậy không có tự do tôn giáo thật sự, họ sẽ bắt đầu cố gắng mà ra tay giải phóng chính mình ra khỏi sự thống trị của ĐCSVN, đi ra khỏi và vượt quá tình trạng chịu đựng cách thụ động một nỗ lực thuần túy chỉ nhằm tồn tại ở trong quá khứ. Vì hành động lên tiếng công khai về những sự thật của việc đàn áp tôn giáo là bước đầu tiên và không thể thiếu được để phát khởi những hành động khác tranh đấu cho tự do tôn giáo chân thật của Giáo Hội, hành động này là một dấu hiệu to lớn và chắc chắn không những khích lệ sự tham gia lan rộng ở trong nước mà còn lôi cuốn sự quan tâm và ủng ‘hộ đặc biệt đến từ cộng đồng quốc tế.
Biết rõ ý nghĩa và hiệu quả của việc lên tiếng công khai và thẳng thẩn, ĐCSCN với sự giúp đỡ của cả ba chiến lược đã phân tích ở trên cố gắng trước tiên và trên hết tiêu diệt nơi người Công Giáo khả năng lên tiếng về những sự thật của việc Dùng đàn áp tự do tôn giáo của Giáo Hội. Chính thật ra, không có gì có thể đo lường hiệu năng của ba chiến lược đó một cách trực tiếp và chắcchắn hơn là sự kiện rằng chúng có thành công hay không trong việc ngăn chặn người Công Giáo lên tiếng như thế. Kết quả là, ba chiến lược nói trên, kết hợp với những đàn áp kiểu Stalin nếu cần, được bày ra trước tiên và trên hết là để khám phá bất kỳ người Công Giáo nào có khả năng lên tiếng công khai và thẳng thắn, để ngăn chặn họ làm vậy, để khủng bố và trừng phạt những ai đã hay đang muốn làm vậy, và cuối cùng để nghiền nát mọi ước muốn làm vậy. Tắt một lời, thiết yếu thuộc về việc ĐCSVN đàn áp tự do tôn giáo của Giáo Hội là việc Đảng đàn áp khả năng và hành động lên tiếng về những sự thật của sự đàn áp đó.
Câu chuyện sau đây chỉ là một trong muôn vàn ví dụ của việc ĐCSVN đàn áp khả năng và hành động lên tiếng công khai và thẳng thắn [45] vào tháng Mười năm 1998, Liên hiệp quốc gởi ông Abdeifattah Amor, Đặc phái viên về thao đung Tôn giáo” đến Việt Nam để quan sát và tường trình về tình trạng tự do tôn giáo.
Nghe tin ông Amor sẽ ghé thăm, nhiều linh mục ở Tổng Giáo phận Huế đề nghị Tổng Giám mục Huế, Đức cha Nguyễn Như Thể, triệu tập một cuộc họp của tất cả các linh mục và nam nữ tu sĩ. Mục đích là để họ có thể cùng làm với nhau một bản tường trình chính xác và đầy đủ về tình trạng tự do tôn giáo trong Tổng Giáo phận rồi sau đó giao cho ông Amor. Vị tổng giám mục bỏ đi đề nghị này vì biết rất rõ rằng nếu được thực hiện, thì Đảng sẽ gây nhiều rắc rối và bất lợi cho Tổng Giáo phận và cho cả bản thân ngài.
Ngay khi ông Amor vừa đến Huế thì Đức cha cũng vừa rời Huế hầu chắc là để tránh gặp ông. Khi ông Amor đến Tòa Giám mục, chỉ một mình linh mục Tổng đại diện tiếp ông ở trong phòng khách. Tuy nhiên, một đám đông công an và cán bộ của Đảng bao vây ông Amor và Nhà các Linh mục (Nhà Chung) trực tiếp nối với Tòa Giám mục. Để ngăn chặn cách hiệu quả mọi tiếp xúc với ông, thậm chí nhiều công an còn lẻn vào trước và toả ra khắp nơi trong Tòa Giám mục. Vị linh mục thư ký của Tổng Giám mục bị hai viên công an giữ chặt trong phòng ngài, sát phòng khách. Một linh mục già ở bên Nhà các Linh mục biết rất rõ về tình hình tôn giáo của Tổng Giáo phận cố gắng gặp ông Amor, nhưng ngài bị công an chọn ngay trong hành lang dẫn đến phòng khách. Và kết quả là, ông Amor đã không gặp được bất kỳ linh mục nào ở Huế, ngoại trừ vị Tổng đại diện, là người mà để tiếp tục được ở trong vị trí của mình khó có thể là một linh mục lên tiếng công khai và thẳng thắn. [46]
Nếu ĐCSVN khám phá ra hay ngay cả chỉ nghi ngờ rằng một tín hữu Công Giáo Việt Nam nào đó lên tiếng công khai và thẳng thắn về việc Đảng đàn áp tự do tôn giáo của Giáo Hội, thì Đảng sẽ ‘trừng phạt’ người đó bằng những cách khác nhau, bao gồm những hình thức cấm đoán và hạn chế khác nhau đối với những hoạt động tôn giáo, xách nhiễu liên tục (về đời sống riêng, nghề nghiệp, hay mục vụ của người đó và về thiện ích của những người được người đó chăm sóc như gia đình, cộng đoàn tu sĩ, giáo xứ, hay giáo phận), hủy hoại hay đe dọa hủy hoại danh dự (bằng cách tiết lộ những lỗi lầm luân lý của người đó, nhưng rất thường thuần tuý chỉ là sự vu khống bôi nhọ tra tấn về mặt thể lý, giam giữ kéo dài mà không xét xử, bí mật bắt giam, kết án tù một cách bất công nghiêm trọng, tử hình bí mật, và ám sát. Cũng nên lưu ý ràng một vài hình phạt trong số này không buông tha bất kỳ ai, kể cả một vị giám mục. [47]
Trường hợp nổi tiếng nhất là cái chết của cố Tổng Giám mục Nguyễn Kim Diễn, là’ người đã can đảm và không ngừng lên tiếng chống lại sự đàn áp tôn giáo của Đảng. Càng ngày càng có nhiều bằng chứng khả tín rằng khi vị Tổng Giám mục đang là bệnh nhân trong bệnh viện Chợ Rẫy của nhà nước, thì Đảng đã bí mật sai người đầu độc mà giết chết ngài vào ngày 8 tháng Sáu năm 1988.
B.- Những sự thật về kế hoạch và nỗ lực của ĐCS VN tước đoạt độc lập và tự trị khỏi Giáo Hội
Những sự thật về việc Đảng đàn áp tự do tôn giáo của Giáo Hội không có tầm quan trọng ngang nhau. Một điều rõ ràng qua sự phân tích cho đến đây đó là cái mà ĐCSVN muốn che dấu và xuyên tạc nhất về sự đàn áp tôn giáo của mình đó là kế hoạch và nỗ lực của Đảng tước đoạt độc lập và tự trị của Giáo Hội, chủ yếu là có được sự phục tùng và cộng tác của hàng giáo sĩ, và do vậy mà biến Giáo Hội thành một phương tiện phục vụ quyền lực toàn trị của Đảng. Vì vậy người Công Giáo Việt Nam càng lên tiếng về những sự thật phơi bày những chuyện này, thì họ .càng phát triển hơn khả năng giải thoát Giáo Hội khỏi sự điều khiển của Đảng. Nói cách chính xác hơn, bao lâu mà người Công Giáo . Việt Nam vẫn còn tránh lên tiếng chống lại việc Đảng đàn áp sự độc lập và tự trị của Giáo Hội thì bấy lâu họ vẫn còn thất bại chưa giải quyết tận gốc rễ tình trạng tự do tôn giáo của mình.
Kết quả là, từ thập niên vừa qua, cái mà Đảng cố gắng đàn áp nhiều nhất chính là cái khả năng và hành động lên tiếng về những sự thật của việc Đảng đàn áp sự độc lập và tự trị của Giáo Hội. Vậy thì, không phải là điều đáng ngạc nhiên đó là mặc dầu một số người Công Giáo Việt Nam hiện nay bất đầu lên tiếng về những hạn chế hay cấm đoán này nọ mà Đảng tiếp tục áp đặt lên trên những hoạt động tôn giáo của GiáoHội, rất ít người, nếu không phải là có thể đếm được trên đầu ngón tay, công khai và thẳng thắn lên tiếng về những sự thật của việc Đảng tước đoạt độc lập và tự từ của Giáo Hội. Không dầm lên tiếng công khai và thẳng thắn, nhiều người Công Giáo tại Việt Nam còn tránh nói những sự thật này trong các cuộc tiếp xúc riêng tư, trừ khi họ có thể chắc chắn trước rằng những gì họ sắp nói sẽ không quay trở lại làm hại họ, nhưng giả thiết này trong bối cảnh Việt Nam vẫn còn khó có được. [48]
Đó là tại sao hầu hết các giám mục và linh mục Việt Nam, ngay cả khi họ ra nước ngoài, vẫn từ chối nói những sự thật thuộc loại này. Trái lại, nếu giám mục hay linh mục nào phát biểu công khai mà bao che, gây hiểu lầm, hay xuyên tạc một sự thật thuộc loại này, thì Đảng sẽ thưởng công ông với nhiều nới lỏng và cho phép trên những hoạt động tôn giáo của bản thân ông củng như của công động mà ông coi sóc (giáo xử, dòng tu, giáo phận).
Vậy thì khá vô lý nếu đòi hỏi một bức tranh chính xác và đầy đủ, dù thu nhỏ, về việc ĐCSVN đàn áp tự do tôn giáo của Giáo Hội, ngay cả trong văn kiện ,,Hòa bình, Hòa giải, và Tự do Tôn giáo tại Việt Nam”, Tuyên bố của Giám mục Joseph A. Fiorenza, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Toàn quốclhội đồng Công Giáo Hoa Kỳ, vào ngày 24 tháng Mười Một năm 1999~ [49]
Văn kiện này được hình thành trên những dữ kiện mà Đức cha Fiorenza và một vài giám mục Mỹ khác có được từ những gì các vị thấy và nghe trong những cuộc gặp gỡ với nhiều giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh, và giáo dân Việt Nam trong chuyến viếng thăm Việt Nam của các vị từ 26 tháng Tám đến 2 tháng Chín năm 1999. Trong khi không cần đề cập đến những gì các giám mục Mỹ này thấy (hời hợt trên bề mặt và ngay cả mang tính lừa gạt), những gì mà các vị nghe cần bàn giải đôi chút. Điều quan trọng ở đây là những người Công Giáo mà các giám mục Mỹ gặp đã nói cho các vị được bao nhiêu trong toàn
bộ sự thật về hiện tình tự do tôn giáo của Giáo Hội. Không có gì phải nghi ngờ rằng, trên căn bản của những thông tin được thu thập, văn kiện thừa nhận rằng trong những hoạt động tôn giáo của mình, Giáo Hội tiếp tục chịu nhiều hạn chế và cấm đoán. Những người Công Giáo Việt Nam đó có lẽ nói một số sự thật về những hạn chế và cấm đoán của Đảng, nhưng có lẽ họ cũng chỉ ra rằng đã và đang có những thay đổi khá hơn, nghĩa là có thêm nhiều nới lỏng và cho phép, về phía Đảng đối với những hoạt động tôn giáo của Giáo Hội. Tuy nhiên, chắc họ đã phải hoàn toàn im lặng đôi với những sự thật khác liên hệ đến kế hoạch và nỗ lực của Đảng tước đoạt sự độc lập và tự trị khỏi Giáo Hội, chủ yếu là có được sự phục tùng và cộng tác từ hàng giáo sĩ ~l những người Công Giáo Việt Nam đó đã không nói cho các giám mục Mỹ bất kỳ sự thật nào thuộc loại này, những sự thật mà họ đã nói không những không thể được đánh giá thích hợp mà ngay cả còn gây hiểu lầm hay đánh lừa người nghe. Họ đã không nói cho các giám mục Mỹ chỉ vì họ không thể nói được, trừ khi là họ đã sẵn sàng chịu đựng những hình phạt của Đảng mà đã liệt kê ở trên. Dù sao, trở về lại Hoa Kỳ, các giám mục Mỹ, không biết được lý do và mục đích thật sự của việc Đảng đàn áp tự do tôn giáo, đã có ấn tượng sai lầm rằng Đảng có thể có một thiện chí hay ý định tết nào đó đối thoại hay thay đổi theo chiều hướng tết hơn, dầu chậm chạp và không phải không cần nhiều kiên nhẫn từ phía Giáo Hội.
Tôi xin khẳng định rằng những ví dụ hay sự kiện được dùng làm dữ kiện cho bài phân tích này hoàn toàn đúng với những nguồn thông tin mà từ đó tôi đã thấy, nghe, và đọc được chúng. Tôi xin cảm ơn những ai nghe hay đọc bài phân tích này với thái độ kiên nhẫn và rộng mở.
Với những anh chị em cùng chia sẻ một đức Tin Công Giáo như tôi, chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện xin Thiên Chúa, qua sự bầu cử của Đức Mẹ La Vang và các đấng Tử đạo Việt Nam ở trong thời phong kiến hay dưới chế độ độc tài toàn trị của ĐCSVN, che chở các tín hữu Công Giáo tại Việt Nam và ban cho họ khả năng bước đi trong sự thật đa phải đối điện với bất kỳ tình huống nào, nhất là khi sự độc lập và tự trị của mình bi DCS độac tài toàn trị đàn áp vì “sự thật sẽ giải thoát các ngươi” (Gioan 8-32)
Dầu sao chúng ta hãng d6ang lời ca ngợi và cảm tạ TC, vì bất chấp mọi thứ đàn áp của Đảng, đã và đang có nhiều người CGVN lên tiếng công khia và thẳng thắn. vì chúng ta biết hay không . Họ can đảm đứng ra làm chứng cho sự thật về thực tại của việc đảng đàn áp TDTG của Giáo Hội.
Đối với những ai ít nhiều được biết đến có thể kể đến Cố Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền, Cha Chân Tín, Gs. N. N.Lan, Lm. Nguyễn Văn Lý, Lm. Nguyễn Hữu Giải, Lm. Phan Văn Lợi, Gs. Nguyễn Chính Kết, v.v..
Sau khi TGM Nguyễn Kim Điền qua đời, các cha Nguyễn Văn Lý, Chân Tín, [Nguyễn Hữu Giải và Phan Văn Lợi và cả nhóm 8406] là những người kiên định và lâu dài nhất trong việc lên tiếng công khai và thẳng thắn bảo vệ độc lập và tự trị của Giáo Hội CGVN.
Linh mục Phaolô Trần Xuân Tâm
Tổng Giáo Phận Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ
_____________
Ghi chú:
[45] Cha Phan Văn Lợi trực tiếp kể cho tôi câu chuyện này khi tôi thăm ngài tại Huế vào mùa hè năm 2000. Gần đây, ngài phổ biến nó trên mạng lưới quốc tế nhưng bỏ đi những chi tiết mà trực tiếp xác định giáo phận nào và giám mục nào (Cf. Tin ngày 2 tháng Một năm 2002 về cuộc tranh đấu cho tự do tôn giáo tại Tổng Giáo phận Huê).
[46] Hơn nữa, trong suất cuộc thăm viếng Việt Nam 10 ngày (bắt đầu từ ngày 16 tháng Mười), mặc dầu cố gắng ông Amor vẫn bị Đảng ngăn chặn không cho gặp Hòa thượng Thích Quảng Độ và Cha Chân Tín lúc đó thuộc vào loại những người lên tiếng công khai và thẳng thắn nhất về việc Đảng đàn áp tự do tôn giáo.
[47] Dĩ nhiên nếu người lên tiếng công khai và thẳng thắn là một giám mục, thì Đảng, để tránh gây ra những hậu quả ngược lại ít nữa là trong những năm gần đây, không muốn dùng đến bất kỳ hình thức trừng phạt nào. Đảng phải hạn chế sự trừng phạt của mình vào chỉ một vài cách như những cấm đoán và hạn chế trên những hoạt động tôn giáo, hủy hoại danh dự, và ám sát.
[48] Xem chiến lược thứ hai đã trình bày trước đây.
[49] có lẽ là điều không thực tế lắm khi mong muốn một nhà quan sát Tây phương có một sự hiểu biết đúng đắn như thế. Điều này đúng cho cả văn kiện “Hòa bình, Hòa giải, và Tự do Tôn giáo tại Việt Nam, “ . Tuyên bố của Giám mục Joseph A. Fiorenza, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Toàn quốc/Hội đồng Công Giáo Hoa Kỳ. Văn kiện này được công bố vào ngày 24 tháng Mười Một năm 1999 sau khi Giám mục Fiorenza dẫn đầu một phái đoàn của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ sang thăm Việt Nam từ ngày 26 tháng Tám đến ngày 2 tháng Chín năm 1999. Chúng ta nhận ra một sự hiểu biết thiếu sót về lý do và mục đích tại sao ĐCSVN đàn áp tự do tôn giáo của Giáo Hội ở dưới những dòng sau của văn kiện: “Chúng tôi mạnh mẽ khuyến khích việc suy nghĩ lại những biện pháp xem ra diễn tả một nỗi lo sợ đối với cộng đồng Công Giáo, một phần mười trong tổng số dân Việt Nam, những người chỉ cố gắng làm những công dân yêu nước và hữu ích, tự do diễn tả niềm tín thác của họ đối với Đức Giê su Khô và đối với Giáo Hội của Ngài […] Hy vọng sất sống của chúng tôi là nhà cầm quyền đi đến chỗ hiểu rằng việc thực thi niềm tin tôn giáo cách có trách nhiệm không những không đe dọa nền hòa bình và trật tự tốt đẹp của xã hội Việt Nam mà còn tích cực thăng tiến công ích của mọi người” (tôi nhấn mạnh). Điều mỉa mai là, ngược lại với những suy nghĩ của của Giám mục Fiorenza, chính “việc thực thi niềm tin tôn giáo cách có trách nhiệm”, mới đúng là .điều mà Đảng sợ nhất. Việc thực thi có trách nhiệm này làm cho người Công Giáo thật sự là “những công dân yêu nước và hữu ích”, những người chỉ có thể “tích cực thăng tiến công ích của mọi người”, và vì vậy cách này cách khác không thể không đối lập lại sự độc tài toàn trị của Đảng vì chế độ toàn trị này là kẻ thù thực sự và lớn nhất đối với công ích của đất nước, là kẻ tàn phá ghê sợ nhất đối với những giá trị cao đẹp về văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt Nam.