Minh Anh – Chỉ tính riêng trong quý I/2015, cả nước đã có tới 2.565 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh.
Tình hình doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh trong quý I năm 2015.
Về tình hình chung, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh trong quý I năm 2015 của cả nước là 2.565 doanh nghiệp, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong số doanh nghiệp giải thể, có 940 công ty TNHH 1 thành viên, chiếm khoảng 36,6%; 693 công ty TNHH 2 thành viên chiếm khoảng 27,1%; 546 doanh nghiệp tư nhân giảm 21,2% và 386 công ty cổ phần, chiếm khoảng 15,1%.
Xét theo quy mô vốn, số liệu tổng kết cho thấy, số lượng doanh nghiệp giải thể tỷ lệ nghịch với quy mô vốn.
Theo đó, số lượng doanh nghiệp giải thể phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng.
Các chuyên gia kinh tế nhìn nhận, điều này phần nào cho thấy rằng nhờ có sức đề kháng và hoạch định chiến lược kinh doanh tốt hơn, những doanh nghiệp có quy mô vốn lớn thường có độ ổn định và sức chống chọi với khó khăn cao hơn so với các doanh nghiệp nhỏ.
Nếu xét theo vùng lãnh thổ, Tây Nguyên là khu vực có số lượng doanh nghiệp giải thể tăng mạnh nhất với mức tăng lên tới 68% so với cùng kỳ 2014.
Tiếp đến là khu vực đồng bằng sông Hồng, số lượng doanh nghiệp giải thể tăng khá mạnh lên tới hơn 41%.
Ngược lại, các khu vực như Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long lại cho thấy xu hướng giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể với mức giảm lần lượt là 10,8% và 17,4%.
Về lĩnh vực hoạt động, khá nhiều ngành nghề chứng kiến việc doanh nghiệp giải thể tăng mạnh như: Sản xuất phân phối, điện, nước, ga tăng 110%; Thông tin và truyền thông 63,6%; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí hơn 34%; Giáo dục và đào tạo tăng hơn 20%…
Một số lĩnh vực có số doanh nghiệp giải thể giảm mạnh so với cùng kỳ 2014 gồm: Y tế giảm 57%; Nông lâm nghiệp và thủy sản hơn 33%; Kinh doanh bất động sản hơn 25%; Dịch vụ việc làm và du lịch giảm 25%…
Cũng trong quý I năm 2015, cả nước có 5.094 doanh nghiệp ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2014 và gần gấp đôi số lượng doanh nghiệp chết ở cùng thời điểm.
Đây là con số đáng khích lệ cho thấy tín hiệu tốt của nền kinh tế đã tạo thêm cơ hội đầu tư, kinh doanh cho những doanh nghiệp đang gặp khó khăn.
Doanh nghiệp hồi sinh mạnh nhất là ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với mức tăng lên tới 77,5%. Tiếp đến là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tăng hơn 65%; Tây Nguyên hơn 50%; Trung du miền núi phía Bắc tăng 32%.
Hai khu vực có lượng doanh nghiệp hồi sinh giảm so với cùng kỳ là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng với mức giảm khoảng hơn 8%.
Lĩnh vực Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có số doanh nghiệp hồi sinh mạnh mẽ nhất so với cùng kỳ 2014 với mức tăng ấn tượng lên tới 122,7%.
Các lĩnh vực có lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng cao như: Thông tin và truyền thông; Nông lâm nghiệp và thủy sản; Kinh doanh bất động sản…
(Theo Bizlive)
Trong số doanh nghiệp giải thể, có 940 công ty TNHH 1 thành viên, chiếm khoảng 36,6%; 693 công ty TNHH 2 thành viên chiếm khoảng 27,1%; 546 doanh nghiệp tư nhân giảm 21,2% và 386 công ty cổ phần, chiếm khoảng 15,1%.
Xét theo quy mô vốn, số liệu tổng kết cho thấy, số lượng doanh nghiệp giải thể tỷ lệ nghịch với quy mô vốn.
Theo đó, số lượng doanh nghiệp giải thể phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng.
Các chuyên gia kinh tế nhìn nhận, điều này phần nào cho thấy rằng nhờ có sức đề kháng và hoạch định chiến lược kinh doanh tốt hơn, những doanh nghiệp có quy mô vốn lớn thường có độ ổn định và sức chống chọi với khó khăn cao hơn so với các doanh nghiệp nhỏ.
Nếu xét theo vùng lãnh thổ, Tây Nguyên là khu vực có số lượng doanh nghiệp giải thể tăng mạnh nhất với mức tăng lên tới 68% so với cùng kỳ 2014.
Tiếp đến là khu vực đồng bằng sông Hồng, số lượng doanh nghiệp giải thể tăng khá mạnh lên tới hơn 41%.
Ngược lại, các khu vực như Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long lại cho thấy xu hướng giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể với mức giảm lần lượt là 10,8% và 17,4%.
Về lĩnh vực hoạt động, khá nhiều ngành nghề chứng kiến việc doanh nghiệp giải thể tăng mạnh như: Sản xuất phân phối, điện, nước, ga tăng 110%; Thông tin và truyền thông 63,6%; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí hơn 34%; Giáo dục và đào tạo tăng hơn 20%…
Một số lĩnh vực có số doanh nghiệp giải thể giảm mạnh so với cùng kỳ 2014 gồm: Y tế giảm 57%; Nông lâm nghiệp và thủy sản hơn 33%; Kinh doanh bất động sản hơn 25%; Dịch vụ việc làm và du lịch giảm 25%…
Cũng trong quý I năm 2015, cả nước có 5.094 doanh nghiệp ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2014 và gần gấp đôi số lượng doanh nghiệp chết ở cùng thời điểm.
Đây là con số đáng khích lệ cho thấy tín hiệu tốt của nền kinh tế đã tạo thêm cơ hội đầu tư, kinh doanh cho những doanh nghiệp đang gặp khó khăn.
Doanh nghiệp hồi sinh mạnh nhất là ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với mức tăng lên tới 77,5%. Tiếp đến là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tăng hơn 65%; Tây Nguyên hơn 50%; Trung du miền núi phía Bắc tăng 32%.
Hai khu vực có lượng doanh nghiệp hồi sinh giảm so với cùng kỳ là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng với mức giảm khoảng hơn 8%.
Lĩnh vực Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có số doanh nghiệp hồi sinh mạnh mẽ nhất so với cùng kỳ 2014 với mức tăng ấn tượng lên tới 122,7%.
Các lĩnh vực có lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng cao như: Thông tin và truyền thông; Nông lâm nghiệp và thủy sản; Kinh doanh bất động sản…
(Theo Bizlive)