Việt Nam Thời Báo

VNTB – Những đứa trẻ đã từng xuất chúng, giờ ra sao?

TS Phạm Đình Bá

(VNTB) – Áp lực “làm tiền” trước mắt khiến nhiều người có thu nhập thấp ưu tiên các nghề nhiều tiền hơn là sở thích cá nhân. Thực tế như thế ngăn cản quá trình khám phá nghề nghiệp.

 

Dưới đây là chuyện của một bạn trẻ tạo đồng cảm từ nhiều người.

Trần Duy Trinh

Năm 2017: Là nhà vô địch tháng một cuộc thi học thuật, học chuyên Toán trường chuyên Lam Sơn.

Năm 2025: Là một người bán tạp hóa hoàn toàn bình thường.

Đó là hai dòng chia sẻ ngắn gọn nhưng vô cùng ấn tượng của bạn Trần Duy Trinh, chủ nhân của video truyền cảm hứng với hơn 7 triệu lượt xem, viral những ngày qua.

“Với những thành tích trong quá khứ, mình từng nghĩ mình rất giỏi, sau này sẽ làm tập đoàn lớn, thu nhập khủng giống như trên TV. Nhưng rồi cuộc đời vã cho mình một cú đau điếng…”

Sau 06 năm chật vật vẫn không tìm được công việc phù hợp, chi phí sinh hoạt ở Hà Nội áp lực mỗi ngày, Duy Trinh quyết định về quê bán tạp hóa với ba mẹ.

“Mình nhận ra, kiếm tiền cũng là một lĩnh vực trong cuộc sống, giỏi kiến thức học thuật không có nghĩa mình là người toàn tài, mình không giỏi kiếm tiền là sự thật mình phải chấp nhận.” – Duy Trinh chia sẻ trong video.

Chấp nhận nhưng không có nghĩa là ngừng cố gắng, Trinh vẫn nỗ lực phát triển từng công việc nhỏ ở quê. Bạn học cách giảm kỳ vọng lên bản thân, bớt so sánh với người khác và nhấn mạnh thông điệp: “Miễn là chúng ta không ngừng nỗ lực và giữ thái độ bình tĩnh.”

Ở phần bình luận, rất nhiều người xem đã đồng cảm với câu chuyện của Duy Trinh: “Mình khóc khi xem video vì cảm thấy được an ủi, giống như một câu chuyện chữa lành, chẳng sao đâu nếu ta không huy hoàng…”

“Phải trải qua như thế em nhé. Anh cũng chuyên toán: Giải nhì QG, Tốt nghiệp bằng giỏi BKHN, Du học sinh Nga. Về Việt Nam, việc đầu tiên là anh làm công nhân. Không sao đâu!” – Một bình luận khác.

Còn bạn, bạn nghĩ sao về câu chuyện truyền cảm hứng này?

Từ một góc trời

“Cuộc sống không phải là một vấn đề cần giải quyết, mà là một thực tế cần trải nghiệm” — Triết gia Søren Kierkegaard gợi ý về từ chối những kỳ vọng về cuộc sống theo quy định. Ông gợi ý là cách kỳ vọng định hình—thường hạn chế—trải nghiệm của con người. Ông cũng đề cập đến việc linh hoạt hoặc tách biệt để giảm bớt thất vọng.

Ở bên nhà, bất bình đẳng thu nhập rất cao – 5% gia cấp đỏ chiếm giữ >50% sự giàu có của cả nước, và 50% làm việc hùng hục với lương khoảng 8 triệu mỗi tháng, không đủ sống.

Nếu “làm tiền” là khuôn mẫu của thành công, thì nhiều bạn sẽ trải nghiệm như chuyện kể của bạn Trần Duy Trinh.

Bất bình đẳng thu nhập định hình đáng kể kỳ vọng nghề nghiệp và cơ hội của các bạn trẻ, đặc biệt là những người có hoàn cảnh thu nhập thấp.

Ở bên này, các bạn từ gia đình gặp khó khăn về tiền thường cho rằng họ không có hình mẫu nghề nghiệp trong những năm hình thành con người. 

Các bạn có thu nhập thấp thường không được tiếp xúc với các con đường sự nghiệp đa dạng do ít nguồn lực đi học hơn.

Sự chênh lệch giàu nghèo tạo ra khoảng cách lớn trong việc hoàn thành chương trình đại học. Các bạn từ các gia đình giàu có khả năng hoàn thành chương trình đại học cao hơn rất nhiều so với các bạn từ gia đình nghèo.

Áp lực “làm tiền” trước mắt khiến nhiều người có thu nhập thấp ưu tiên các nghề nhiều tiền hơn là sở thích cá nhân. Thực tế như thế ngăn cản quá trình khám phá nghề nghiệp.

 

___________________

Tham khảo:

topornSsedu:3h9l20ica1aM7hcraa7 5 u8ahg77c4c Mm0541 mt0fP0t4  · 

 


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Tại sao lại nói láo về tôn giáo, môi trường và kinh tế?

Bùi Ngọc Dân

VNTB – Những mối nguy hiểm do trí tuệ nhân tạo gây ra là gì?

Do Van Tien

VNTB – Bạn sống lâu như thế nào?

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo