(VNTB) Uỷ ban Bảo vệ Phóng viên (CPJ), 73 tổ chức truyền thông và quyền kêu gọi các nguyên thủ quốc gia châu Á trả tự do cho các nhà báo
Kính gửi: Thủ tướng Campuchia Hun Sen
Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi
Tham tán Nhà nước Myanmar Aung Sun Suu Kyi
Thủ tướng Pakistan Imran Khan
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte
Chủ tịch Nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng
Ngày 27 tháng 4 năm 2020
Kính thưa Quý ngài,
Chúng tôi, 74 tổ chức truyền thông, tự do báo chí và các tổ chức nhân quyền ký tên dưới đây kêu gọi chính phủ tương ứng của quý vị trả tự do cho tất cả các nhà báo đang bị giam giữ trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang lan rộng.
Vào ngày 30 tháng 3, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo đã bắt đầu tiến hành một chiến dịch có tên #FreeThePress, đưa ra kiến nghị và phát hành một bức thư ngỏ tới các nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi phóng thích ngay lập tức tất cả các nhà báo bị cầm tù vì công việc của họ. Vì rằng một số lượng lớn đáng kể các nhà báo đang bị giam giữ trong các nhà tù trên khắp châu Á, chúng tôi đang nhắc lại lời kêu tại thời điểm này vì sự quan ngại đối với sức khỏe cộng đồng này.
Theo điều tra dân số nhà tù hàng năm gần đây nhất của CPJ tiến hành vào ngày 1 tháng 12 năm 2019, có ít nhất 63 nhà báobị giam giữ trong các nhà tù ở châu Á, bao gồm 48 nhà báo ở Trung Quốc, 12 ở Việt Nam, hai ở Ấn Độ và một ở Myanmar.
Theo nghiên cứu của CPJ, tính đến ngày 31 tháng 3, ít nhất năm nhà báo đã được trả tự do, bốn ở Trung Quốc và một ở Việt Nam. Tuy nhiên, ít nhất năm nhà báo đã bị bắt giữ kể từ ngày 1 tháng 12, đó là Sovann Rithy ở Campuchia, Chen Jiaping ở Trung Quốc, Gautam Navlakha ở Ấn Độ, Mir Shakil-ur-Rahman ở Pakistan và Frenchiemae Cumpio ở Philippines.
Điều 19 của Tuyên ngôn Nhân quyền bảo đảm cho mọi người quyền tự do ý kiến và biểu lộ mà không bị can thiệp và quyền tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin và ý tưởng thông qua bất kỳ phương tiện truyền thông nào và bất kể biên giới.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, “người dân bị tước quyền tự do và những người sống hoặc làm việc trong môi trường kín, gần như dễ bị mắc bệnh COVID-19 hơn người bình thường.”
Đối với các nhà báo bị giam giữ ở các quốc gia bị ảnh hưởng dịch bệnh, việc được trả tự do bây giờ là vấn đề sống còn. Các nhà báo bị giam cầm không kiểm soát được môi trường xung quanh, không thể chọn cách ly và thường bị từ chối chăm sóc y tế cần thiết.
Nhiều nhà báo trong số này đã bị giam giữ mà không bị xét xử trong thời gian dài và đang bị bệnh nặng hơn do tình trạng sức khỏe tiềm ẩn và nhà tù quá đông, trong đó họ đã mắc bệnh sốt rét, bệnh lao và các bệnh khác.
Chúng tôi đề quý ngài trả tự do cho mọi nhà báo đang bị giam giữ và để bảo vệ báo chí tự do và tự do thông tin vào thời điểm quan trọng này. Báo chí không nên bị kết án tử hình.
Trân trọng,
Afghan Journalists Safety Committee
AGHS Legal Aid Cell
Alliance for Journalists’ Freedom
Alliance of Independent Journalists Indonesia
Americans for Kashmir
Amnesty International India
ARTICLE 19
Cambodian Center for Independent Media
Cambodian Journalists Alliance
Centre of Media Persons for Change, Chennai – India
CGNet Swara – India
Civil Rights Defenders
Coalition for Women in Journalism
Committee to Protect Journalists
Committee Against Assault on Journalists – India
Dhaka Tribune
Digital Rights Foundation
Federation of Nepali Journalists
Foreign Correspondents Club of Thailand
Freedom of Expression Myanmar
Free Media Movement
Freedom Forum
Freedom Network – Pakistan
Free Speech Collective – India
Hong Kong Free Press
Human Rights in China
Hyderabad Journalists Federation – India
Hyderabad Working Journalists Federation – India
Hyderabad Union of Working Journalists – India
Impulse Model Press Lab – India
Imphal Free Press – India
Independent Journalists Association of Vietnam
Indian Federation of Working Journalists
Indian Journalists Union
INFORM Human Rights Documentation Centre
Internet Freedom Foundation – India
Jammu Kashmir Coalition of Civil Society – India
Jansandesh Times – India
Journalists Union of Assam
Kashmir Working Journalists Association – India
Kashmir Times – India
Kerala Union of Working Journalists – India
Local Press Hong Kong
Malaysiakini
Media Action Nepal
Mumbai Press Club – India
Mumbai Patrakar Sangh – India
Nai Baat
National Union of Journalists of the Philippines
National Union of Journalists Peninsular Malaysia
New Bloom Magazine
New Naratif
Network of Women in Media India
Overseas Press Club of Cambodia
Pakistan Press Foundation
Park Center for Independent Media, Ithaca College
People’s Vigilance Committee on Human Rights – India
People’s Union for Civil Liberties – India
PEN Delhi – India
PEN Myanmar
Philippine Center for Investigative Journalism
Press Association – India
Radio Free Asia
Siasat Daily – India
South Asia Free Media Association – Sri Lanka
South Asian Journalists Association
South Asia Women in Media, Sri Lanka
Sri Lanka Working Journalists Association
Tamil Nadu Women Journalists Association – India
Talk Journalism, India
Telangana State Union of Working Journalists – India
Telangana Urdu Working Journalists Union – India
The 88 Project
The Irrawaddy
The Lede – India
The Reporter, Taiwan
Weiquanwang
Nguồn: https://cpj.org/x/83d1