Trần Dzạ Dzũng
(VNTB) – Đời sống của giới xã hội dân sự ở Việt Nam trong bối cảnh vẫn chưa có luật về quyền lập hội, luật về biểu tình…, xem ra đang rất cần thiết đến “công lý phục hồi”!
Mới đây, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên trong một trả lời phỏng vấn của tờ Zing, ông đã đồng tình ý kiến nên áp dụng “công lý phục hồi” trong vụ án liên quan tội danh “Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” (*)
Theo điều tra ban đầu, Công an TP.HCM đã báo cáo Bộ Công an và lãnh đạo TP.HCM, Ban chỉ đạo Covid-19 của TP.HCM, theo đó, Công an TP.HCM đã quyết định khởi tố vụ án hình sự làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người khác. Quyết định khởi tối vụ án hình sự số 02 được ký ngày 3/12/2020.
Công an TP.HCM đã tổ chức họp báo về sự kiện này, và cho hay cơ quan chức năng có kế hoạch điều tra toàn diện, để xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan. Công an TP.HCM sẽ phải làm nhiều bước điều tra, trong đó một số người liên quan đang phải cách ly. Cơ quan điều tra vừa tuân thủ pháp luật vừa phải tuân thủ quy định cách ly, phòng chống dịch.
Bên lề vụ án vừa khởi tố, khi trả lời phóng viên báo Zing ở thời gian giải lao của Hội nghị chuyên đề mở rộng lần thứ 2 Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI sáng 4/12, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, nói rằng “Quan điểm xử lý là răn đe, cảnh báo, cảnh tỉnh chứ không phải trừng trị”.
Theo lý lịch học vấn, ông Nguyễn Văn Nên có học vị Cử nhân Luật, chuyên môn cảnh sát hình sự. Có lẽ với chuyên môn này nên ngay khi được phóng viên tờ Zing đặt câu hỏi: “Tức là công lý phục hồi chứ không phải công lý trừng phạt?”, ông đã trả lời nhanh và gọn: “Đúng vậy” (**).
Có ý kiến đặt ra từ bài báo nêu trên, là liệu với những vụ án liên quan đến “khác biệt về quan điểm chính trị”, sắp tới đây có thể vận dụng “công lý phục hồi” để đôi bên thông hiểu về nhau hơn?
Tội phạm, trong quan niệm của tư pháp hình sự truyền thống, là sự phá vỡ các quy định luật pháp. Trong quan niệm của “công lý phục hồi”, tội phạm là sự phá vỡ một mối quan hệ.
“Công lý phục hồi” – đó là một mô hình của công lý bao gồm việc đưa ra sự nổi bật cho các nạn nhân trong tố tụng hình sự, công nhận năng lực của các bên để tìm kiếm một giải pháp thay thế cho can thiệp tội phạm. Mô hình này được sinh ra vào những năm 70 của thế kỷ 20.
Theo mô hình “công lý phục hồi”, vai trò của Nhà nước sẽ bị giới hạn trong các trường hợp không thể đạt được giải pháp giữa các bên được chỉ định. Mô hình công lý này khác với mô hình “công lý bị trừng phạt” ở chỗ, sau này coi tội phạm là một hành vi phạm tội chống lại Nhà nước, và áp dụng hình phạt là sự trừng phạt.
Điều này có nghĩa là trong công lý phục hồi, hành vi tội phạm không chỉ được coi là một hành động chống lại các quy tắc, mà là một hành động gây tổn hại cho các nạn nhân trực tiếp và gián tiếp – ví dụ, cộng đồng.
Thủ tục phục hồi là một thủ tục bao gồm tất cả các bên quan tâm để tìm giải pháp. Ngoài ra, nó tìm kiếm các cuộc đối thoại cho phép xác định hậu quả của tình huống xung đột là gì. Bằng cách này, các bên có thể đảm nhận trách nhiệm, nó có thể nhường chỗ cho việc sửa chữa các thiệt hại do xung đột gây ra, và một cam kết được thiết lập để không gây ra thiệt hại một lần nữa.
Trong một loại thủ tục khác được gọi là hậu tuyên án, người ta dự định rằng, mặc dù một lệnh trừng phạt đã được thiết lập, các bên có quyền truy cập vào các cơ chế phục hồi.
Hiện tại, “công lý phục hồi” là một triết lý được thực hành trong nhiều cách thức và hoàn cảnh khác nhau. Không chỉ được áp dụng với các hành vi phạm tội, công lý phục hồi còn được áp dụng trong cách tổ chức kỷ luật ở trường học để tạo dựng môi trường lành mạnh hơn.
Đời sống của giới xã hội dân sự ở Việt Nam trong bối cảnh vẫn chưa có luật về quyền lập hội, luật về biểu tình…, xem ra đang rất cần thiết đến “công lý phục hồi”!
__________________
Chú thích: