Việt Nam Thời Báo

VNTB – Bạch Mao Nữ báo hiệu giai đoạn kiểm soát nghệ thuật mới của Tập Cận Bình

Thạch Lam Trần (VNTB/Theguardian) Phát hành Bạch Mao Nữ lần này, một tác phẩm lần đầu ra mắt công chúng vào năm 1945, báo hiệu bước tiếp trong kiểm soát nghệ thuật Trung Quốc của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình.

Các nhà phê bình Trung Quốc ca ngợi nó như là “một nghệ thuật cổ điển trong một kỷ nguyên mới”, trong khi cơ quan thông tấn chính thức của Trung Quốc, Tân Hoa Xã, gọi nó là “một bữa tiệc thị giác với gió thổi, những ngọn núi phủ đầy tuyết, bóng tối về đêm và bão sấm”.


Đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh làm hồi sinh các tác phẩm thời kỳ Mao dưới sắc màu hiện đại.

“Nghệ thuật đương đại phải … lấy lòng yêu nước làm chủ đề, và duy trì quan điểm đúng đắn về lịch sử,”, Ông Tập Cận Bình đề cập đến vấn đề nghệ thuật nước nhà đối với giới họa sĩ, nhà viết kịch, tiểu thuyết gia vào năm 2014.

Bạch Mao Nữ, trình diễn lần đầu vào năm 1945 tại căn cứ của đảng Cộng sản ở Diên An.

Bạch Mao Nữ đề cập về nông thôn Trung Quốc trước đây dưới ách áp bức của bọn địa chủ phong kiến. Nhân vật chính là cô gái đi ở cho địa chủ và bị ép cưới. Không cam chịu, cô bỏ trốn lên núi. Sống trong rừng hoang, tóc cô bạc trắng. Kết thúc phim là cảnh người cô yêu trên lưng ngựa cùng Hồng quân về giải phóng quê hương. Còn tên địa chủ thì bị trói lại cho nông dân đấu tố kể tội.

Nhà phê bình Hu Yifeng hết lời ca ngợi về tác phẩm này, như là “một câu chuyện vượt thời gian cho thấy tinh thần quốc gia”. “Bạch Mao Nữ có giá trị vĩnh cửu”, Hu đã viết.

Phương tiện truyền thông Trung Quốc đã không hề né tránh ý nghĩa chính trị của sự tái sinh kinh kịch cách mạng.

Một quan chức Bộ văn hóa nói với phương tiện truyền thông nhà nước rằng hiện tượng này có liên quan trực tiếp tới “kế hoạch phát triển nghệ thuật, tương lai của nghệ thuật Trung Quốc và những người thực sự cần phục vụ nghệ thuật”.

Tân Hoa xã cho biết: “Kinh kịch 3D là hiện thân của tinh thần lãnh đạo Tập Cận Bình … về văn học và nghệ thuật xã hội chủ nghĩa, nhấn mạnh sự hướng về nhân dân trong sản xuất các tác phẩm nghệ thuật.”

Khẳng quan hệ giữa lãnh đạo với dự án, người phụ nữ đầu tiên của Trung Quốc, giọng nữ cao Peng Liyuan cho biết, ông Tập Cận Bình đã “dành thời gian để xem qua các vở kịch và đưa ra lời khuyên giá trị”, Tân Hoa Xã nói thêm.

Chen Xiwo, một tác giả của những cuốn sách bị cấm ở Trung Quốc, cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây: “Tất nhiên là những người cầm quyền muốn mọi người tập trung vào những mặt tích cực, nhưng nếu nhà văn đi cùng với điều này, họ không phải là nhà văn hiện thực.

Sheng Keyi, một tiểu thuyết gia nổi tiếng, cho biết rất khó để dự đoán những nỗ lực tác động của ông Tập Cận Bình để kiểm soát nghệ thuật.

“Thời đại Stalin đã rất hà khắc,” cô nói. 

Nhưng Qiao Mu, một giáo sư nghiên cứu truyền thông ở Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh cho biết, một bộ phim với một “màu sắc ý thức hệ” như vậy gần như chắc chắn sẽ thất bại ở Trung Quốc trong thế kỷ 21 này.

“Tác phẩm này không thiên về giải trí. Nó chỉ giúp một vài người cao tuổi nhớ về những năm tháng khổ sở của họ, “ông nói.

Henry Kissinger từng xem Bạch Mao Nữ trong chuyến thăm Trung Quốc năm 1971, trước khi tái lập quan hệ lịch sử giữa Washington và Bắc Kinh vào năm 1972.
Ông cho biết, đó là ​​”một hình thức nghệ thuật của sự nhàm chán và kỳ quặc”.

Tin bài liên quan:

VNTB – Biếm họa chủ nhật: Tử thần chờ đợi

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Tập lo kinh tế – người Trung Quốc nghĩ gì?

Bùi Ngọc Dân

VNTB – Mô Hình Kinh Tế Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình (Chương 20)

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo