VNTB – ‘Bằng chứng về cái chết’ từ Tân Cương

VNTB – ‘Bằng chứng về cái chết’ từ Tân Cương

(VNTB) – Các cuộc tấn công của ĐCSTQ nhằm vào các báo cáo của phương Tây đã diễn ra một cách khủng khiếp với một đoạn video chi tiết về cái chết của một người Duy Ngô Nhĩ Mihriay Erkin.

 

Một chiến dịch của chính phủ Trung Quốc nhằm làm mất uy tín những người sống sót trong các trại giam đang lên tiếng chống lại chế độ đã có một bước ngoặt rùng rợn khi họ cho phát hành video “bằng chứng về cái chết” cho rằngmột phụ nữ trẻ Uyghur tự vẫn .

Đoạn video ngắn nhằm chứng minh rằng Mihriay Erkin trên thực tế không chết khi bị thẩm vấn như ám chỉ của Đài Á Châu Tự do. Thay vào đó, là để “nói lại cho đúng” và tuyên bố cô chết là do từ chối chấp nhận điều trị các biến chứng của bệnh viêm gan B.

Cái gọi là Video “bằng chứng về cuộc sống”, đưa những người thân của cộng đồng hải ngoại đã “biến mất” từ lâu lên phim để ca ngợi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Đây là chiến thuật mới nhất của ĐCSTQ được sử dụng để làm mất uy tín của các nhà hoạt động vận động thay mặt cho gia đình họ ở Tân Cương. Những người thân được cho là đã biến mất lại xuất hiện trên màn hình với phông nền đơn giản, hoặc thoải mái ngồi quanh những chiếc bàn ề hề đồ ăn thức uống ở nhà riêng. Họ thường bị quay cảnh lên án người thân lưu vong, yêu cầu những người này ngừng chỉ trích Trung Quốc và quay trở lại. Các đồng nghiệp hoặc bạn bè trong công việc cũng thường được thảo luận để gây nghi ngờ về tư cách đạo đức của người lưu vong, cáo buộc họ sống buông thả, nói dối hoặc trộm cắp.

ĐCSTQ đã cải tiến phương thức này kể từ khi phần đầu tiên được phát hành sau tin đồn về cái chết của một ca sĩ và nhạc sĩ người Duy Ngô Nhĩ, Abdurehim Heyit, vào tháng 2 năm 2019. Heyit suy nhược, với chiếc cằm gồ ghề nhưng đầu cạo trọc xuất hiện trên nền gạch xám để trấn an cả thế giới rằng ông vẫn còn sống và “khỏe mạnh”.

Khác xa với các nhà hoạt động trấn an, tình trạng của Heyit và lời nói lúng túng của ông, mà nhiều người e là do bị cưỡng ép, đã gây ra mối quan ngại sâu sắc. Nó cũng mở ra chiến dịch #MeTooUyghur cho những người đang nóng lòng tìm kiếm tin tức gia đình của họ.

Những video “bằng chứng sống” này đã thay đổi phong cách và tính hợp lý kể từ những video vụng về lúc đầu. Những cơ quan ngôn luận bằng tiếng Anh của ĐCSTQ, Thời báo Hoàn cầu và Nhật báo Trung Quốc, và đài truyền hình CGTN (Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc) đã thực hiện một loạt các phim tài liệu về cuộc sống mới của những người có người thân lưu vong, những người này đã được “chữa khỏi” tinh thần “chủ nghĩa cực đoan” và xu hướng “ly khai” trong những Trung tâm dạy nghề – hay trại cải tạo như được biết đến ở nước ngoài.

Một nhóm đài truyền hình CGTN đã bỏ rất nhiều thời gian để theo dõi một câu chuyện của các truyền thông phương Tây  về nhà thơ lưu vong Aziz Isa Elkun, sau khi Aziz phát hiện trên Google Earth rằng nghĩa trang của cha ông trong làng cùng với mộ của cha Aziz đã bị phá hủy và di hài của cha anh đã bị di dời. Các nhà báo của CGTN đã đi hàng dặm đường bụi bặm để đến ngôi làng hẻo lánh nơi người mẹ mà anh đã không liên lạc hay gặp mặt trong ba năm sống, buộc bà phải tố cáo con trai và khẳng định ngôi mộ “sinh thái” mới của chồng là tiện hơn.

Giờ đây, Trung Quốc dường như đang đi theo một hướng mới đáng sợ. Khi một video “bằng chứng về sự sống” được chứng minh là không thể, ĐCSTQ đã làm một video để tự miễn trách nhiệm đối với cái chết của một người bị giam giữ.

Chỉ sau cuộc điều tra của một phóng viên RFA, với cuộc gọi đến đồn cảnh sát ở quê nhà, thì cái chết của cô mới được xác nhận vào tháng 6 năm 2021. Nhưng Ayup không biết gì thêm về nguyên nhân tử vong hay lý do khiến cô ấy mất tích.

Tuy nhiên, một video cá nhân gần đây xuất hiện cho thấy Mihriay Erkin đã chết như thế nào, chỉ làm tăng thêm nỗi đau khổ và đặt ra cho anh nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời.

Đoạn clip, được phát hành đúng hai năm sau khi Erkin mất tích, dường như đã được xào nấu để bác bỏ tiết lộ của Thời báo New York vào tháng Bảy năm nay về việc đối xử với thân nhân của các nhà hoạt động Duy Ngô Nhĩ lưu vong khi họ thường bị bắt và đưa đến các trại cải tạo để trả thù. Erkin là một trong cộng tác viên của nhà báo Austin Ramzy, người đã phỏng vấn Ayup về hoạt động có thể góp phần vào vụ bắt trả đũa cháu gái của ông. Tiếp theo lời kể của mình, Ramzy đã được gửi một video clip của bộ phận tin tức Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương về bác sĩ và em trai của Erkin làm chứng cô đã tự làm thiệt thân.

Những video này nhằm trấn an thế giới rằng Bắc Kinh luôn vì lợi ích tốt nhất của người Duy Ngô Nhĩ và dập tắt “tin giả” phương Tây tấn công Trung Quốc. Nhưng quyết định bỏ chính sách thông thường của Trung Quốc là công khai chống lại các cuộc tấn công trên truyền hình quốc gia và quốc tế, thay vào đó gửi một video được làm riêng cho một nhà báo quốc tế, có vẻ lạ lẫm đối với Ayup.

Rõ ràng là họ đã mong tờ New York Times rút lại bài viết,” ông nói, đồng thời cho biết thêm rằng có khó mà tin được do có quá nhiều sai sót và mâu thuẫn trong video.

Theo Ayup, phần mở đầu được gửi trong một tài liệu riêng cho Ramzy có rất lỗi. Phim cho rằng lý do Erkin học xong và trở về nhà là do sức khỏe kém. Ayup cho biết không có gì có thể xảy ra hơn sự thật, Ayup xác nhận rằng thực tế cô đã tốt nghiệp vào năm 2017, hai năm trước khi cô được gọi trở lại. Anh ta đưa ra bằng chứng tin nhắn cuối cùng của cô với một người bạn từ sân bay Tokyo về việc miễn cưỡng quay trở lại. Erkin nói với bạn cô rằng vì cha mẹ già yếu đã bị đe dọa nếu họ không thể thuyết phục cô về nhà, đã buộc cô phải làm theo.

Trong video được quay vào thời gian và từ một địa điểm không xác định, một người tênDilare Mahmut, tự xưng là “bác sĩ” của Erkin, kể lại một loạt triệu chứng mà cô gái trẻ Duy Ngô Nhĩ đang mắc phải, và những gì cô đã phải chịu đựng sau khi từ chối điều trị.

Erkin là một người khỏe mạnh ở tuổi 30 trước khi cô biến mất, theo lời chú của cô. Sau 18 tháng bị giam giữ, bác sĩ cho biết Erkin đang mắc một loạt bệnh: viêm dạ dày cấp tính, viêm túi mật mãn tính, viêm gan B mãn tính, thiếu máu trầm trọng, suy dinh dưỡng, “tràn dịch màng phổi bên trái phổi”, “dịch bụng (cổ trướng) do bệnh gan ”, tiếp theo là“ v.v. ” Theo video, Erkin đã được đề nghị điều trị nhưng cô đã từ chối.

Cô ấy không chịu ăn uống, rút thuốc truyền tĩnh mạch và từ chối hợp tác điều trị, đến mức bệnh viện cho rằng cô có thể bị “rối loạn trầm cảm”. Theo bệnh viện, ngay cả gia đình của cô ấy cũng không thể thuyết phục cô ấy hợp tác và cuối cùng cô ấy đã chết vì “hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan”.

Điều mà ai cũng biết là không phải cháu gái của ông bị ốm mà là làm thế nào cô lại bị ốm đến thế. Ayup cho rằng rằng nếu thực tế Erkin đã chết vì bệnh viêm gan B, và video là thật, thì đây không phải là một lời minh oan cho Trung Quốc, đó là bằng chứng thêm cho những bất công đang diễn ra ở Tân Cương. Hàng trăm, hàng ngàn người vô tội đã bị giam giữ mà không cần xét xử; Sự suy sụp nhanh chóng của Erkin, trong mắt Ayup chứng tỏ điều kiện giam giữ rất tồi tệ.

Theo như Ayup được biết, đoạn video là bằng chứng về những tội ác mà ĐCSTQ đang gây ra cho người dân và khoảng thời gian chuẩn bị để che đậy dấu vết. Ông nói: “Đã có quá nhiều lời kể về tình trạng trong các trại tập trung khiến Mihriay bị suy dinh dưỡng. Các tù nhân được cho ăn bánh bao hấp, cháo rau củ và hai ly nước mỗi ngày. Nếu video là sự thật, không có gì lạ khi cô ấy bị suy dinh dưỡng. “

Vấn đề sức khỏe của Erkin là bằng chứng cho Ayup về những gì cháu gái ông phải chịu đựng trong những tháng cuối đời.

Nếu trên thực tế, cô ấy từ chối thuốc và rút ra các giọt tĩnh mạch, chúng ta phải đặt câu hỏi: tại sao?” Ayup đã phải chịu đựng nỗi kinh hoàng khi bị bắt giữ, tra tấn và tống giam cách đây vài năm vì “tội” quảng bá ngôn ngữ Duy Ngô Nghĩ. Ông giải thích về nỗi kinh hoàng bao trùm mọi tù nhân, khi họ phải dùng các loại thuốc và xét nghiệm không xác định, mà nhiều người bị giam giữ cho rằng nhằm xác định có phù hợp để mổ cướp nội tạng.

Tôi sẽ nói tại sao. Ai trong những nhà tù đó đều cho rằng họ sẽ bị giết chết ở đó. Tại sao cháu tôi phải tự nguyện nộp mình cho những loại thuốc không rõ nguồn gốc có thể đã khiến chính nó nhanh chết?”.

Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu nó bị trầm cảm,”Ayup nói thêm, nhấn mạnh rằng cô ấy đã trở về nhà khi đang có một sự nghiệp đầy hứa hẹn ở Nhật Bản để chăm sóc cha mẹ già yếu, nhưng trên thực tế đã bị bắt và tạm giam ngay sau khi về nhà.

Nhận xét về anh trai Erkin trên video, Ayup nhận thấy lời nói của anh này rất giống với lời của bác sĩ. “Tôi chỉ có thể tưởng tượng số lần nó phải tập nói những từ đó,” Ayup mỉa mai.

Mirshat rất thương yêu Mihriay. Thật là tra tấn nếu anh ta đổ lỗi cho em gái mình theo cách này vì đã gây ra cái chết của chính cô ấy. Tôi không thể tưởng tượng được những gì Mirshat phải trải qua ”.It would have been torture for him to blame his sister in this way for causing her own death.

Đối với Ayup, video này chỉ nhằm củng cố quyết tâm trong việc lên tiếng về những hành động tàn bạo đối với người dân của mình. “Tôi sợ khi nghĩ đến những gì Mihriay phải chịu khi bị giam giữ,” anh nói.

Tôi rất đau lòng, nhưng sẽ tiếp tục cuộc chiến ”.

Nguồn: The Diplomat

 


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)