VNTB – Báo cáo quý 2 năm 2017 về tình hình vi phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Ha Van (VNTB) Luật Tôn giáo đã được thông qua tuy nhiên bởi nó quá nhiều bất cập chính vì thế buộc các vị lãnh đạo tôn giáo phải lên tiếng. Ngày 1/6/2017 vừa qua, quý Đức Giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã gửi tới bà Nguyễn Thị Kim Ngân – đương kim Chủ tịch Quốc hội, cùng quý Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14, Bản Nhận định của Giáo hội Công giáo Việt Nam về “Luật Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2016”.
Sau khi nêu lên một vài điểm tích cực không đáng kể, cùng với những bất cập của Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016, như: “cách dùng từ ngữ mơ hồ”, “tiếp tục củng cố cơ chế xin-cho”, các Đức Giám mục đã không ngần ngại chỉ rõ: “Ẩn sâu bên trong những bất cập đã trình bày là cách nhìn của chính quyền về tôn giáo và các tổ chức tôn giáo. Chính quyền nhìn các tôn giáo thuần tuý trên bình diện chính trị, xem các tổ chức tôn giáo như những lực lượng đối kháng”.
Chính vì nhìn các tôn giáo một cách sai lầm và thiếu thiện cảm như thế, nên khi soạn luật, chính quyền đã sử dụng những từ ngư mơ hồ nhằm “quy kết trách nhiệm và lên án các tổ chức tôn giáo khi chính quyền không hài lòng” ; đồng thời, “theo dõi, dò xét, kiểm soát mọi hoạt động tôn giáo, tìm cách sử dụng các tổ chức tôn giáo như công cụ của chế độ”.
Tại số 5 của Bản nhận định, các Đức Giám mục đề nghị phải làm rõ cụm từ “đồng hành cùng dân tộc” vốn bị nhà nước áp đặt một cách sai lạc từ xưa tới nay. Theo đó, “đồng hành với dân tộc là đồng hành với những con người cụ thể đã và đang làm nên dân tộc này, nhất là những người cùng khổ và bị quên lãng. Đồng hành với dân tộc là đồng hành với những giá trị làm nên di sản tinh thần và văn hoá của dân tộc Việt Nam: chống ngoại xâm, giữ gìn bờ cõi, chống cường quyền, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách…”

TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)