Việt Nam Thời Báo

VNTB – Bảo vệ môi trường từ góc nhìn nhiếp ảnh

Anh Văn (VNTB) Trong khi 1 triệu m3 bùn thải của nhiệt điện Vĩnh Tân 1 vẫn chưa giảm nhiệt, thì ông nhà điện EVN lại đang xúc tiến xin xả thải 2,4 triệu m3 chất thải ra biển Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong, Bình Thuận).
Rặng san hô tuyệt đảo nằm dưới vùng biển của Đảo Hòn Cau thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Đây là vùng có hệ sinh thái biển nhiệt đới điển hình, với san hô và hệ động vật đa dạng. Ảnh: diemdenvietnam

Không ngoa khi nói rằng, những giải thưởng quốc tế danh giá về nhiếp ảnh mà Việt Nam đạt được trong hàng thập niên gần đây đều nhờ vào sự ưu đãi của… cảnh vật thiên nhiên, môi trường.
Khi một bức ảnh chụp người dân ĐBSLCL thu hoạch bông súng đạt giải nhì hạng con người trong cuộc thi International Drone Photography Contest 2017. Trước đó, vào năm 2016, trong cuộc thi Nhiếp ảnh Quốc tế Siena, bức ảnh Đan lưới cá ỏ Phan Rang đã giành được ảnh giải nhất hạng mục Ảnh màu. Tất cả không làm cho người viết cảm thấy ngạc nhiên, thậm chí còn cảm giác nó rất… bình thường với những gì mà thiên nhiên ưu đãi, trao tặng cho Việt Nam nói chung và nhiếp ảnh gia Việt Nam nói riêng.
Câu nói “Việt Nam rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu” không phải là câu nói quá, khi mảnh đất hình chữ S luôn gắn với nạn chiến tranh triền miền, nhưng khi cuộc chiến gần nhất kết thúc (1975) thì Việt Nam vẫn sở hữu những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn, thác nước hoang sơ, bãi biển với hệ sinh thái đa dạng,…
Nhưng có vẻ, con người Việt Nam có xu hướng tận dụng triệt để “ưu đãi” thiên nhiên đó, theo cách… tận diệt. Do đó, khi đại diện Formosa lên tiếng “muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, chọn đi!” thì ông Phó chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng đã trả lời: “Giữ nguyên Sơn Trà chỉ để ngắm thì uổng quá”. Dù xuất phát ở hai ngữ cảnh khác nhau, nhưng nó hợp nhất giữa một nguyên tắc chung là bắt thiên nhiên phải phục vụ hết sức cho đời sống vật chất và lợi ích vật chất của con người. Vì vậy, gần đây – mới có quyết định chấp thuận nhận chìm 1 triệu m3 bùn thải xuống biển của Bộ TN&MT Việt Nam. 
Dù Bộ TN&MT đã có “đánh giá tác động môi trường” theo hướng vô hại, tuy nhiên những “vết chàm” mà Bộ gián tiếp gây ra đối với thảm họa biển Miền Trung vừa qua khiến công chúng ngờ vực. Nghi ngờ tăng thành sự lo sợ khi địa điểm đổ chất thải bùn lại là khu bảo tồn biển Hòn Cau, đây là nơi có quần thể san hô nguyên thủy dài hơn 2km (chứa hàng trăm loại san hô và là nơi thủy sinh của hàng trăm loài sinh vật trong đó có nhiều loài động vật quý hiếm như đồi mồi, rùa biển). Theo đúng nguyên tắc của “bảo tồn”, thì mọi sự tác động đến khu vực này đều bị nghiêm cấm, chứ chưa nói đến 1 triệu m3 bùn vốn có chứa đựng nhiều chất ô nhiễm, và có độ lan rộng bao trùm lên khu bảo tồn.
Trong khi 1 triệu m3 bùn thải của nhiệt điện Vĩnh Tân 1 vẫn chưa giảm nhiệt, thì nhà điện EVN lại đang xúc tiến xin xả thải 2,4 triệu m3 chất thải ra biển Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong, Bình Thuận).
Cái tinh thần “không đổi môi trường lấy kinh tế” hay bài học thảm họa môi trường Formosa có vẻ chưa đủ thấm đối với bộ máy công quyền Việt Nam, trong đó bao gồm các vị thuộc Bộ TN&MT, hay đối với các tập đoàn lớn như EVN. Và vì thế, chưa bao giờ, trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi sinh thái, thiên nhiên ở Việt Nam lại đè nặng lên vai cộng đồng như hiện nay, đồng nghĩa với sự tắc trách và thờ ơ từ các cơ quan chức năng nhà nước. 
Điều bất hợp lý hơn nữa là với tư duy như thế, nhưng việc thu thuế môi trường lại tiếp tục gia tăng, gia tăng không phải nhằm bảo vệ môi trường, mà là nhằm giúp tăng thu ngân sách quốc gia (vốn bị tiêu hoang bởi tập đoàn kinh tế và tham nhũng bởi đội ngũ quan chức) như cách ông Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà thổ lộ.
Việt Nam sẽ còn lại gì với cách thực hành bảo vệ môi trường kiểu như trên của tầng lớp quan chức Việt Nam?
Sẽ là “điêu tàn”, nếu chúng ta tiếp tục tin vào cái cam kết “bảo vệ môi trường” của giới quan chức, hay những ngôn từ hoa mỹ liên quan đến khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho lợi ích kinh tế. Bởi với niềm tin gần như hoang tưởng ấy sẽ thúc đẩy với sự điêu tàn đến sớm hơn tại Việt Nam.
Không tin và ra sức đấu tranh nhằm bảo vệ môi trường một cách tự chủ, dưới sự liên kết của các tổ chức, hội nhóm về môi trường, truyền thông nhà nước và độc lập là một cách thức tốt để giữ lại cho con cháu chúng ta cái gì đó thuộc về thiên nhiên tươi đẹp. Cũng như để cho những bức ảnh đạt giải quốc tế của Việt Nam là cảnh vật thiên nhiên, chứ không phải là những tòa nhà khô khốc, bùn thải, và sự chết chóc.

Trong một thông tin có liên quan, tổ chức PPWG (Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân) đã có bản Kiến Nghị Về Việc Cấp Phép Nhận Chìm Vật Chất Nạo Vét Luồng Lạch Của Trung Tâm Nhiệt Điện Vĩnh Tân Và Vấn Đề Phát Triển Nhiệt Điện Than Ở Việt Nam. Trong số nhóm kiến nghị đáng chú ý đó bao gồm: Tạm dừng hoạt động nhận chìm chất thải nạo vét của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 để nghiên cứu và xem xét ý kiến đề xuất của các bên quan tâm, đặc biệt cần ưu tiên tìm phương án thay thế việc nhận chìm; Công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường, các số liệu nền về hiện trạng môi trường, kết quả kiểm nghiệm thành phần có trong chất thải nạo vét, và ý kiến nhận xét của các thành viên hội đồng thẩm định để các bên quan tâm có thể tham gia góp ý và giám sát hiệu quả; Tạo diễn đàn trao đổi mở về tác động môi trường và xử lý chất thải nhiệt điện than để các bên quan tâm được tham gia đóng góp ý kiến và giải pháp.

Tin bài liên quan:

VNTB- Kịch: Anh đã bị bắt !

Phan Thanh Hung

VNTB – Truyện cười thứ 7: Tiến sĩ rởm, tiến sĩ thật?!

Phan Thanh Hung

Việt Nam nhờ Nhật ‘bồi dưỡng’ cho ‘lãnh đạo cấp chiến lược’

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo