Khánh An dich
(VNTB) – Cho phép các trường hợp ngoại lệ làm giảm đáng kể hiệu quả của việc bắt buộc chủng ngừa
23 tháng 10 năm 2021
Trong 24 giờ sau khi Pháp thông báo rằng họ sẽ yêu cầu bằng chứng tiêm chủng hoặc xét nghiệm covid-19 âm tính để được phép vào một số nơi công cộng, 1 triệu người đã đăng ký tiêm chủng. Các quốc gia khác đang định theo gương Pháp: Ý đang áp dụng chính sách chủng ngừa hoặc xét nghiệm covid vào tuần trước.
Các quy định như vậy sẽ có hiệu quả như thế nào? Phản ứng của người dân Pháp rất mạnh mẽ, nhưng dù sao thì nhiều người trong số đó có thể đã chích ngừa. Trong các cuộc thăm dò ở Mỹ, hầu hết những người không được tiêm chủng nói rằng họ không có ý định tiêm phòng.
Bởi vì vaccine covid-19 mới được sử dụng, tác động của việc bắt buộc chủng ngừa có thể sẽ khác với tác động của việc yêu cầu trẻ em tiêm các loại vắc-xin đã có từ lâu. Tuy nhiên, lịch sử vẫn cung cấp một số dữ liệu về khả năng tác động của các quy định này lên những người cương quyết không chích ngừa.
Mối liên hệ giữa các quy định bắt buộc và việc sử dụng vắc-xin chuẩn, ví dụ vaccine ngừa bại liệt, đối với trẻ em không rõ ràng. Phần lớn châu Âu có tỷ lệ tiêm chủng cao mà không cần bắt buộc, trong khi các sắc lệnh của các quốc gia nghèo thường bị vi phạm hơn là được tuân thủ. Ngay cả giữa các quốc gia có GDP trên đầu người tương đương nhau, những nước có quy định tiêm chủng bắt buộc không tiêm chủng nhiều hơn các quốc gia khác — có lẽ vì chỉ những nơi có tỷ lệ chủng ngừa thấp mới sử dụng biện pháp cưỡng chế.
Một cách khác để đánh giá tác động là nghiên cứu những thay đổi theo thời gian khi các quy định bắt buộc mới được đưa ra. Xu hướng tăng kéo dài về số người được chủng ngừa ở Uganda thực sự đã chựng lại sau khi đưa ra quy định tiêm chủng bắt buộc. Tuy nhiên, chỉ bắt đầu buộc chủng ngừa khi 80% trẻ em đã được tiêm vắc-xin.
Ở các nước giàu, các quy định bắt buộc đã giúp được một chút. Vào năm 2016, Úc đã chấm dứt việc miễn trừ cho những người phản đối vì lý do lương tâm. Tỷ lệ chủng ngừa bại liệt tăng ba điểm phần trăm. Sau khi áp đặt các quy định mới trong giai đoạn 2017-18 sau khi bùng phát các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin, Ý đã chứng kiến sự gia tăng số mũi tiêm phòng bệnh sởi và Pháp về các mũi vaccine viêm màng não-C. Ở sáu quốc gia đã thắt chặt luật lệ kể từ năm 2000, mức tăng trung bình là 2,2 điểm phần trăm.
Bằng chứng tốt nhất cho thấy quy định bắt buộc có ảnh hưởng quan trọng đến từ Mỹ. Một số tiểu bang chỉ cho miễn trừ vì lý do y tế; một số bang khác cũng công nhận một số lý do tôn giáo hoặc triết học. Sau khi điều chỉnh các đặc điểm nhân khẩu học và chính trị có ảnh hưởng đến tỷ lệ chích ngừa, mức độ tăng ở các bang có ít ngoại lệ nhất cao hơn 1,1% so với những bang có nhiều trường hợp ngoại lệ nhất.
Những hiệu ứng này nghe có vẻ nhỏ. Nhưng vì tỷ lệ tiêm chủng không thể vượt quá 100%, các quy định bắt buộc chỉ có thể làm được nhiều như vậy nếu mức độ chủng ngừa đã cao. Hơn nữa, đối với các bệnh như sởi, 95% người dân cần được bảo vệ để đạt được miễn dịch cộng đồng. Một vài điểm phần trăm có thể là yếu tố quyết định liệu có xảy ra các đợt bùng phát hay không.
Nguồn: The Economist