Phương Thảo dịch (VNTB) Việc bắt cóc doanh nhân Việt Nam Trinh Xuân Thanh ở Berlin đã gây cuộc tranh cãi ngoại giao giữa Đức và Việt Nam.
Cảnh sát Berlin đã xác nhận với Deutsche Welle ( DW) rằng một công dân Việt Nam bị bắt cóc ở thành phố này vào ngày 23 tháng 7, nhưng họ từ chối cung cấp thêm chi tiết về cuộc điều tra đang diễn ra.
Và trong một tuyên bố với tờ Taz của Berlin, luật sư của ông Thanh – Petra Schlagenhauf – nói rằng khách hàng của cô đã bị cưỡng bức bắt đi vào khoảng 10:40 sáng trong khi ở trên đường phố gần công viên Tiergarten ( Sở thú ) ở trung tâm Berlin.
Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông Việt Nam, trích lời của Bộ Công an, đã tường trình hôm thứ hai rằng ông Thanh – người bị truy nã từ tháng 4 – tự nguyện tự đầu thú ở Hà Nội để điều tra hình sự.
Bộ Ngoại giao Đức phản ứng về các bài tường trình với sự giận dữ đáng kể. Thông cáo của Bộ ngoại giao có viết: “ Giờ đây đã không còn nghi ngờ gì về sự liên quan của các mật vụ Việt Nam và Đại sứ quán nước CHXHCN Việt Nam tại Berlin,, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Markus Ederer ngày hôm qua đã cho triệu tập đại sứ Việt nam. Việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thành trên đất Đức là một sự vi phạm chưa từng thấy và trắng trợn luật pháp Đức và luật pháp quốc tế.”
Thông cáo cho rằng vụ việc này có “khả năng làm ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ giữa Đức và Việt Nam”. Bước đầu tiên, đại diện chính thức của cơ quan tình báo Việt Nam ở Đức đã được tuyên bố là “nhân vật không được hoan nghênh – persona non grata” và đưa ra 48 giờ để rời khỏi Đức.
Chính phủ Đức thừa nhận rằng Việt Nam đã yêu cầu Đức dẫn độ ông Thanh trong hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng trước ở Hamburg. Đức hiện đang yêu cầu Việt nam cho Thanh trở về Đức để mà cả đơn xin dẫn độ và đơn xin tị nạn của ông Thanh có thể được xem xét và xử lý hợp pháp.Việc bắt cóc doanh nhân Việt Nam Trinh Xuân Thanh ở Berlin đã gây cuộc tranh cãi ngoại giao giữa Đức và Việt Nam.
Bị bắt cóc hoặc bị áp lực?
Việt Tân, một đảng ủng hộ dân chủ Việt Nam, đã bày tỏ sự ngạc nhiên trước sự dũng cảm về hành động của Việt Nam. Phát ngôn viên Duy Hoàng nói với DW qua email: “Bắt cóc những người bất đồng chính kiến là điều mà tình báo Việt Nam có thể làm ở Đông Nam Á. Còn ở phương Tây thì thật sự chưa từng nghe qua. Chính phủ Đức cần phải lên án hành động này một cách mạnh mẽ nhất. Vụ bắt cóc Trinh Xuân Thành xảy ra trong bối cảnh chính quyền cộng sản Việt nam đang đàn áp rộng rãi”.
Mặc dù các phương tiện truyền thông Việt Nam đã không đề cập đến vụ bắt cóc, ông Trần Quốc Thuấn, cựu tđại biểu Quốc hội, nói với BBC hôm thứ ba rằng ông “rất ngạc nhiên” khi nghe tin Thanh đã trở về nước.
Ông cũng cho rằng Thanh đã bị áp lực trở về Việt Nam và đầu thú hơn là bị bắt cóc, mặc dù ông Thuận nói thêm, “Khả năng bắt cóc cao hơn.”
Chống tham nhũng là vũ khí chính trị
Ông Thanh, 51 tuổi, quan chức ở Việt Nam trong nhiều năm trước khi bị tước cách chức vì cáo buộc tham nhũng vào tháng 9 năm 2016. Ở một nước cộng sản, nơi kinh doanh và chính trị có liên hệ chặt chẽ với nhau, ông Thanh là chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần xây dựng thuộc Petro Vietnam (PVC) và giữ một số vị trí hàng đầu trong các công ty nhà nước trong khi đồng thời là đại biểu Quốc hội.
Theo báo taz, ông Thanh cũng có một thời gian ở Đức vào đầu những năm 1990 và thậm chí còn xin quy chế tị nạn, nhưng tự nguyện quay về Việt Nam để bắt đầu sự nghiệp.
VietNamNet đã cho hay trong tuần này rằng ông Thanh đã bị buộc tội “chiếm đoạt tài sản” khi bán cổ phần của một công ty nhà nước với giá thấp hơn giá trị thực và sau đó hưởng chênh lệch. Khoảng 10 cựu nhân viên PVC đang bị truy tố trong một cuộc điều tra.
Nhưng có rất nhiều lý do khác khiến các nhà chức trách có thể truy đuổi ông Thanh, người đã là chủ đề cho nhiều sự suy đoán trong một thời gian. Trong một cuộc phỏng vấn ông với một blogger Việt nam ở Berlin cách đây vài tháng, ông Thanh cho biết ông thuộc phe cánh trong Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền (CPV) đã trở nên nguy hiểm với cựu chủ tịch và lãnh đạo đảng hiện tại Nguyễn Phú Trọng. Ông Thanh cũng sử dụng blog để đe dọa sẽ làm sáng tỏ các cơ cấu quyền lực trong chính trị Việt Nam.
Có những dấu hiệu của một cuộc đấu tranh quyền lực trong ĐCSVN giữa những người cộng sản bảo thủ và các nhà cải cách tư bản thực dụng một thời gian, với những người bảo thủ đang ở tay trên. Giống như ở Trung Quốc, các chiến dịch chống tham nhũng đã trở thành một biện pháp ưa thích để loại bỏ các đối thủ chính trị. Hàng chục quan chức chính phủ và đảng viên cao cấp của Việt Nam đã bị bắt trong vài tháng qua – một số đã bị kết án tử hình.