VNTB – Bế tắc ngôn ngữ hay thách thức thời công an trị?

Anh Văn (VNTB) Ngôn ngữ – bằng cách thức nào đấy trở thành một đặc điểm phản ánh tư duy một đối tượng cụ thể. Và ngôn ngữ của những người Cộng sản Việt Nam trong những năm qua đã thể hiện điều đó.

Từ ngôn ngữ Cộng sản đến uyển chuyển ngôn ngữ


Phân tách ngôn ngữ của người Cộng sản Việt Nam (Việt Cộng) ra khỏi nhóm ngôn ngữ chung của người Việt đã được hình thành từ lâu. Cộng đồng người Việt hải ngoại thậm chí còn cổ động mạnh cho việc bảo tồn tiếng Việt truyền thống mà họ cho là chính ngữ, trước sự “băng hoại ngôn ngữ” của người Việt Cộng, trong đó bao hàm sự sáng tạo ngôn ngữ đặc sệch chính trị (phản động, thế lực thù địch; bơ thừa sữa cặn); sai văn phạm (thay vì các anh phải làm việc giỏi, những người cộng sản lại dùng “các anh phải lao động tốt” – trong đó tốt là tĩnh từ, không dùng như động từ, tương tự là lao động). Nhiều trang blog thậm chí còn liệt kê rõ ràng các ngôn từ miền Bắc và ngôn từ miền Nam để nhận diện và giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt. 

Gạt tay vào má hay thách thức thời công an trị?
Ngoài ra, không thể không nhắc đến công trình của nhóm thân hữu Viet-studies khi nhóm này đưa ra Từ điển Ngôn ngữ của ĐCS Việt Nam (2012-2013) trong đó đề cập đến nhóm ngữ từ chính mà người Cộng sản Việt Nam hay dùng như: Phản Động; Thoái hóa; Láng giềng; Nội bộ. Chỉ với chữ “láng giềng” sẽ bao hàm nhiều nghĩa như: Trung Quốc; tên côn đồ; nước lạ; tàu lạ; giặc lạ; 16 chữ vàng…

Nhưng không dừng tại nhóm ngữ từ trên, càng ngày người ta càng nhận ra, những người Cộng sản Việt Nam có cách dùng rất tinh tế. Ví dụ: đường cong mềm mại (Đường Trường Chinh (Hà Nội) bị bẻ cong; choàng tay trúng đùi (Hồ Ngọc Tấn, phó giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Cà Mau choàng tay qua đùi nữ nhân viên tạp vụ); gạt tay trúng má (phóng viên Quang Thế của báo Tuổi Trẻ bị Công an Đông Anh hành hung); vấp ngã cướp cò (Thượng tá vấp ngã, súng cướp cò làm một người tử vong)…

Hàng tá ngôn ngữ khác được sử dụng bởi những người đang đứng ở vị trí lãnh đạo, thế nên một người dùng với tên Con Dân Việt của báo Tuổi Trẻ phải than thở rằng: Đây là thời của Choàng tay trúng đùi, gạt tay vào má phát triển rực rỡ nhất.

Rực rỡ vì bế tắc tư duy


Những câu trả lời ngô nghê, thiếu trung thực đến nực cười khiến dân mạng và những ai đọc được cảm thấy khoái trá vì sự “ngu dốt” của người Cộng sản. Tuy nhiên, không ai có thể hiểu rằng, đứng ở vị trí – vai trò của họ, thì sự trả lời “ngu dốt” là không đúng, và nó cho thấy, lớp lãnh đạo đang không những không có sự cầu thị; mà họ còn đạp lên chữ liêm chính và vì dân phục vụ. 

Vấn đề của họ chính là quyền lực trong tay họ trở nên được bảo toàn, tức là họ sẽ không bị xâm phạm khi hành vi – lời nói đi ngược lại các nguyên tắc và hiểu biết của xã hội, ngay cả khi lời nói – hành vi đó được ghi nhận bởi các phương tiện truyền thông đại chúng. Do đó, điều họ đang đề cập không những là sự bế tắc về mặc tư duy, bởi họ không thể giải thích được cho cái hành vi hay phát ngôn sai trái đó của những cấp dưới. Mà nó còn cho thấy, sự dung túng có hệ thống đối với nhóm người lãnh đạo, đặc biệt là hệ thống công an Việt Nam (mà nhiều người hay liên tưởng đến thời kỳ Công an trị). Liệu đó có phải là thời kỳ mà sự vô pháp không những được cổ vũ bởi các hành vi của lớp người có quyền đối với nhóm yếu thế xã hội, mà còn là sự bảo vệ bằng những phát ngôn “ngu dốt” từ phía lãnh đạo?

Nếu giả định rằng, mọi hành vi hay ngôn ngữ phát tác bởi tầng lớp lãnh đạo liên tục được nhân lên nhiều lần, và nó bấp chấp sự ghi nhận của hệ thống truyền thông, thì đó phải chăng là biểu hiện nét nhất của thời kỳ “kiêu binh nỗi loạn”, nơi mà cấp trên không quản cấp dưới, cấp dưới tha hồ tung hoành làm loạn?

Điều này rõ ràng có phải xuất phát từ nguyên cớ của hệ thống quan chế, nơi mà sự ổn định chính trị khiến cho lớp người làm quan luôn trong trạng thái khó bị đuổi việc. Ngay cả khi ông ta sai phạm lỗi lớn, thì nó cũng xoay quanh cụm từ “thuyên chuyển, khiển trách, cảnh cáo”.
CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)