Đinh Liên (VNTB) Trung Quốc sử dụng bệnh tâm thần để bức hại những người bất đồng chính kiến. Trong khi đó, “người em phương Nam” lại sử dụng căn bệnh này chủ yếu như một kim bài miễn tử, giảm nhẹ hậu quả do hành vi phạm tội của quan chức Việt Nam, cũng là cách mà chính quyền Việt Nam sử dụng để áp đặt cho một số trường hợp người bất đồng chính kiến để vô hiệu hóa các lời tố cáo của họ.
Năm 2013, Lê Anh Hùng, người “70 lần viết đơn tố cáo mấy vị to nhất nước tới các cơ quan tất nhiên là cũng to nhất, gửi đơn trực tiếp cho ông Dương Trung Quốc, đại biểu quốc hội về những việc tày đình” đã bị vào “Trung tâm bảo trợ xã hội II” thuộc Sở Lao động-Thương binh & Xã hội Hà Nội. Đây là trung tâm giam giữ những bệnh nhân tâm thần thể nhẹ, và trường hợp của blogger Lê Anh Hùng đã không qua bất kỳ một cuộc giám định tâm thần hay kiểm tra sức khỏe nào. Trước áp lực của công luận và các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới, blogger Lê Anh Hùng được phóng thích sau 12 ngày bị giam giữ tại Trung tâm đó.
Và cũng như đề cập trên, bệnh tâm thần còn được áp dụng cho các quan chức bị bắt vì tội tham nhũng, dẫn đến miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví như Bị cáo Trần Thị Thật, nguyên Giấm đốc bệnh viện tâm thần Tiền Giang phạm tội tham ô nhưng sau đó được miễn truy cứu, vì bị …tâm thần. Khi con số tâm thần sau khi bị bắt tăng lên, dư luận buộc phải nghi ngờ tính độc lập và công tâm của hệ thống giám định tư pháp.
Cánh báo chí đặt ra vấn đề, “vì sao cứ tham ô bị bắt là lại tâm thần, đó có phải là hiện tượng mới nổi hay không?”, còn Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện khi bàn về vấn đề này trong phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Ủy ban Tư pháp, thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014 đã tâm tư: “Tình hình này có vấn đề gì không, tâm thần thật hay là đối phó, nhiều vụ chúng tôi thấy các bị can bị cáo tỉnh táo, hoành tráng lắm.”
Thế mới biết, “bệnh tâm thần” không còn là bệnh theo đúng nghĩa nữa, mà nó trở thành một phương tiện nhằm đạt một mục đích bất chính nào đó của những kẻ thừa tiền, lũng đoạn quyền. Trung Quốc và Việt Nam thường học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong quản lý xã hội và điều hành kinh tế, chắc hẳn, sẽ có một chương về “Cách sử dụng bệnh tâm thần”.
Tin liên quan: Chính quyền Cộng sản Trung Quốc đang coi bất đồng chính kiến là một loại bệnh và áp dụng phương pháp điều trị chết người
Một bệnh nhân tâm thần nằm trên giường, chân tay bị trói tại bệnh viện tâm thần An Huyện tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc. Ảnh chụp vào ngày 24/08/2008. Bắt đầu từ năm 2000, chính quyền Trung Quốc bắt đầu sử dụng rộng rãi các bệnh viện tâm thần để làm nơi giam giữ và trừng phạt người bất đồng chính kiến (Ảnh China Photos/Getty Images) |
“Không ai có thể thay đổi kết quả chẩn đoán vì nó không được thực hiện bởi bác sĩ mà bởi cảnh sát”
Ngay lập tức, cần tìm ra các biện pháp nằm ngoài pháp luật để thực hiện đàn áp hàng triệu học viên Pháp Luân Công
Phương pháp sử dụng bệnh viện tâm thần theo cách này làm giảm sự thông cảm và hỗ trợ của xã hội đối với người bị hại.