Thảo Vy (VNTB) – Trấn an công nhân đình công biểu tình ở quận Bình Tân, TP.HCM, thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội – ông Doãn Mậu Diệp cho rằng “không gì phải kích động”, vì hoàn toàn có thể “điều chỉnh” bằng các văn bản dưới luật.
Nếu xét về văn bản quy phạm pháp luật, trấn an như lời ông Diệp là sai, vì các văn bản dưới luật không được quyền điều chỉnh thay đổi nội dung của luật. Tuy nhiên trên thực tế, ông Diệp lại… nói “trúng phóc”.
Nếu xét về văn bản quy phạm pháp luật, trấn an như lời ông Diệp là sai, vì các văn bản dưới luật không được quyền điều chỉnh thay đổi nội dung của luật. Tuy nhiên trên thực tế, ông Diệp lại… nói “trúng phóc”.
Điều chỉnh trợ cấp bảo hiểm xã hội
Bộ LĐTBXH vừa ban hành Thông tư 05/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định 09/2015/NĐ-CP.
Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng được điều chỉnh như sau:
Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng từ tháng 01/2015
|
=
|
Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp tháng 12/2014
|
x 1,08
|
Ví dụ 1: Ông A, có mức lương hưu tháng 12/2014 là 4.011.800 đồng/tháng.
Mức lương hưu của ông A từ tháng 01/2015 được điều chỉnh như sau:
4.011.800 đồng/tháng x 1,08 = 4.332.744 đồng/tháng
Ví dụ 2: Ông B là cán bộ xã nghỉ việc, hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP có mức trợ cấp tháng 12/2014 là 1.493.000 đồng/tháng.
Mức trợ cấp hàng tháng của ông B từ tháng 01/2015 được điều chỉnh như sau:
1.493.000 đồng/tháng x 1,08 = 1.612.440 đồng/tháng
Ví dụ 3: Ông C, nghỉ việc hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, có mức trợ cấp tháng 12/2014 là 1.621.200 đồng/tháng.
Mức trợ cấp mất sức lao động của ông C từ tháng 01/2015 được điều chỉnh như sau:
1.621.200 đồng/tháng x 1,08 = 1.750.896 đồng/tháng
Các chế độ quy định tại Thông tư này có giá trị hồi tố, được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
Công văn hướng dẫn… Thông tư
Cũng liên quan vấn đề lương hưu, trước Thông tư 05/2015/TT-BLĐTBXH đúng 30 ngày, Bộ LĐTBXH ban hành Thông tư 03/2015/TT-BLĐTBXH “Quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội”.
Lưu ý là mặc dù ở điều 1 của Thông tư 03/2015/TT-BLĐTBXH cho biết đối tượng áp dụng, như sau: 1. Đối tượng điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng BHXH theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 83/2008/NĐ-CP là người lao động đang tham gia BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian tham gia BHXH, có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần, từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015.
2. Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 134/2008/NĐ-CP là người lao động tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần, từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015.
Tuy nhiên việc áp dụng Thông tư 03/2015/TT-BLĐTBXH, lại thực hiện theo nội dung của… Công văn 538/BHXH-CSXH năm 2015 “hướng dẫn thực hiện điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng BHXH theo Thông tư 03/2015/TT-BLĐTBXH” do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.
Theo đó, đối tượng thuộc diện áp dụng điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng BHXH để làm căn cứ tính hưởng các chế độ BHXH, gồm: Người lao động đang đóng BHXH bắt buộc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định (kể cả người tự đóng tiếp BHXH theo quy định); người tham gia BHXH bắt buộc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH (kể cả người lao động chờ đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng).
“BHXH bắt buộc” theo quy định tại Điều 3 Luật BHXH, là loại hình BHXH mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia. BHXH tự nguyện là người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng BHXH. Khi hết thời gian đóng BHXH bắt buộc mà người lao động chưa đủ số năm được hưởng chế độ nghỉ hưu thì có thể đóng BHXH tự nguyện để được hưởng chế độ khi nghỉ hưu.
Trong những rối rắm từ ngữ nói trên, có thể tóm tắt rằng: nếu ông chủ doanh nghiệp đóng BHXH bắt buộc cho người lao động không theo đúng quy định của pháp luật lao động, như công nhân làm đã 1 năm, nhưng chủ doanh nghiệp mới đóng có… 10 tháng, thì rốt cuộc người lao động ấy cũng không thể được hưởng lợi ích của bất kỳ điều gì trong những văn bản dạng “điều chỉnh trợ cấp xã hội”, “điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng BHXH” mà Bộ LĐTBXH ban hành – kiểu như trấn an nói trên của thứ trưởng Doãn Mậu Diệp.