Việt Nam Thời Báo

VNTB – Cái bánh vẽ 4.0

Trần Cảnh Chân

 

(VNTB) – Con số không biết nói dối, dựa vào các số liệu này cho thấy con đường cách mạng 4.0 mà đảng cộng sản Việt Nam đang thêu dệt quả thật chỉ là cái bánh vẽ. 


Cho đến năm 2022, TP.HCM chỉ mới có 913 văn bằng được cấp, gồm 337 sáng chế và 576 giải pháp hữu ích. Trên qui mô cả nước, số liệu sáng chế chỉ ghi nhận khoảng 2.500 bằng độc quyền sáng chế và khoảng 2.800 giải pháp hữu ích. Trong khi đó tổng số bằng độc quyền sáng chế bên trong một chiếc máy ảnh Canon là khoảng 1.000. Còn một công ty khởi nghiệp công nghệ thông tin ở Mỹ cũng đã sở hữu 1.800 bằng sáng chế.

Số bằng sáng chế đã ít, nhưng lại có gần 90% chủ đơn đăng ký sáng chế là các tổ chức, cá nhân nước ngoài, đơn đăng ký của Việt Nam chỉ chiếm con số rất khiêm tốn – trên dưới 10%. Năm 2017 là năm Việt Nam có nhiều bằng độc quyền sáng chế được cấp nhiều nhất – 109 bằng (chiếm chưa đến 7% số bằng được cấp trong năm). Trong khi đó, số bằng độc quyền sáng chế cấp cho các chủ thể nước ngoài là 1.636 (chiếm đến hơn 93% số bằng được cấp trong năm).

Cách đây 3 năm, thạc sĩ Nguyễn Minh Huyền Trang, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ – Đại học Quốc gia TP HCM cho biết: hiện vẫn còn khoảng 10% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng công nghệ từ những năm 1970, 30% sử dụng công nghệ từ những năm 1980 và 50% sử dụng công nghệ từ những năm 1990. Chính vì sử dụng công nghệ lạc hậu, sản phẩm của các doanh nghiệp Việt không đáp ứng được chất lượng, mẫu mã nên sức cạnh tranh thấp.

Con số không biết nói dối, dựa vào các số liệu này cho thấy con đường cách mạng 4.0 mà đảng cộng sản Việt Nam đang thêu dệt quả thật chỉ là cái bánh vẽ. Trưởng văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP.HCM, ông Trần Giang Khuê nhận định rằng Việt Nam chỉ quan tâm nhiều đến “sản phẩm công nghệ” hơn “công nghệ sản phẩm”. Nhiều bên chỉ cần kinh doanh một loại hàng công nghệ tốt, hơn làm chủ được công nghệ bên trong.

Đảng cộng sản muốn làm cách mạng công nghệ, muốn đi tắt đón đầu, nhưng lại không dựa vào việc làm chủ công nghệ thì chẳng khác nào chọn con đường làm hàng giả, hàng nhái. Hoặc chỉ là bán sức lao động của công nhân với giá rẻ để gia công sản phẩm công nghệ của những tập đoàn quốc tế đặt nhà máy tại Việt Nam. Để rồi tới khi các tập đoàn công nghệ thế giới đó rút khỏi Việt Nam thì họ mang luôn công nghệ ra đi. Lúc đó đất nước chỉ còn lại những nhà máy bỏ hoang và những công nhân thất nghiệp.

Một đất nước có hàng triệu cử nhân, kỹ sư, hàng trăm ngàn thạc sĩ, hàng vạn tiến sĩ, dân trí Việt Nam không phải thấp. Vậy điều gì cản bước chúng ta sáng tạo? Một tiến sĩ (giấu tên) từng tốt nghiệp tại Âu Châu và quay về nước đánh giá rằng vấn đề không phải do người Việt Nam bất tài, thiếu sáng tạo, mà là do cơ chế, chính sách của nhà cầm quyền.

Ở các nước phát triển, trường đại học là nơi dành cho hoạt động nghiên cứu và lấy các sản phẩm nghiên cứu khoa học là nguồn thu chính để trả lương giảng viên. Còn ở Việt Nam, nguồn tài chính chủ yếu mà các trường đại học thu được là từ học phí của sinh viên. Chủ trương của nhà nước cộng sản là thúc đẩy tự chủ tài chính theo cơ chế thị trường, nhưng hàng loạt các chính sách, quy trình họ đưa ra lại là rào cản cho việc sáng tạo.

Trước những bước tiến như vũ bão của nền công nghệ kỹ thuật số hiện nay, dừng lại tức là lùi bước, thậm chí bước chậm cũng là lùi bước khi mà người khác bước 100 bước còn ta chỉ tiến một vài bước chệch choạng. Nền tảng thì kém, sức bật lại yếu, mà cơ chế quá nhiều vướng mắc, đã vậy lãnh đạo còn không biết tự lượng sức, suốt ngày hô hào đao to búa lớn. Chẳng khác nào muốn tay không bắt giặc, đi chiếc xe đạp Thống Nhất cổ lỗ sĩ mà muốn bay lên mặt trăng, chinh phục vũ trụ.

Để phát huy triệt để nguồn lực Việt Nam, chẳng có con đường nào khác ngoài con đường dân chủ hoá đất nước. Đảng cộng sản phải trả lại quyền làm chủ cho người dân, để người dân được tự do, được sáng tạo. Chỉ khi được giải thoát khỏi những rào cản, những quy trình rườm rà của chế độ độc tài toàn trị, đổi mới cơ chế, chính sách một cách toàn diện thì mới mong có một ngày Việt Nam được sách vai cùng các cường quốc năm châu.


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Tại sao độc tài toàn trị vắng mặt ở World Cup?

Do Van Tien

VNTB – Công an bắn chết và làm bị thương bao nhiêu người ở Đắk Lắk?

Do Van Tien

VNTB – Thử phản biện về “chính trị nhất nguyên”

Baraju T. Ogelefecejo

2 comments

T Vy 17.05.2023 10:57 at 10:57

Tuy có rất ít sáng chế phát minh trong lãnh vực khoa học kỹ thuật công nghệ…nhưng trong lãnh vực lùa gà thì trí tuệ VN ta lại đạt đến trình độ vượt bực không quốc gia nào sánh kịp, ví dụ như bán trái phiếu lãi suất cao, bán đất ảo, hoán đổi tiền gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm nhân thọ, bán người sang Campuchia, Trung Quốc…

Reply
Nguyễn Tuấn Anh 19.05.2023 1:38 at 01:38

“Con số không biết nói dối”

Hahahahaha. Bên này có tội doctoring numbers trong nghiên cứu khoa học

“các sản phẩm nghiên cứu khoa học là nguồn thu chính để trả lương giảng viên”

Sạo ke . Ngay cả MIT, tiền thu từ phát minh sáng chế chiếm chưa tới 5% kinh phí hàng năm của trường thì những trường khác chắc chắn còn tệ hơn .

“chẳng có con đường nào khác ngoài con đường dân chủ hoá đất nước”

Tuy không đúng với ngữ cảnh của bài nhưng cũng đúng nevertheless. Ta nên ủng hộ những đảng viên trung kiên lật đổ nền chuyên chính tư bửn độc tài toàn trị hiện nay, để trở về với nền dân chủ cộng hòa của ngày xưa

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo