VNTB – Cần cụ thể hơn về quyền tự do biểu đạt chính kiến

VNTB – Cần cụ thể hơn về quyền tự do biểu đạt chính kiến

Hoài Nguyễn

 

(VNTB) – Hãy mạnh dạn chấp nhận “dân chủ trực tiếp” thay vì cứ bảo thủ của lề lối “dân chủ hình thức”.

 

Xin được xác nhận ngay lúc này là bài viết này ghi nhận thực tế về những giới hạn đang đặt ra trong thực thi “quyền tự do dân chủ”, không phải là việc cổ súy đả phá điều luật hình sự này.

Trong tài liệu “Khuyến nghị của Liên Hợp Quốc về Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự 2015 của Việt Nam”, nêu một đơn cử về điều 331 của yếu tố cấu thành tội “lợi dụng các quyền tự do…”. Theo Nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc 19/36 có đoạn viết “nhắc lại rằng việc đảm bảo duy trì sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thể chế dân chủ, vững mạnh và có trách nhiệm giải trình, xây dựng nhà nước pháp quyền trên cơ sở quá trình ra quyết định minh bạch, toàn diện và hiệu quả, chính là điều kiện tiên quyết của một Chính phủ chính danh và hiệu lực, tôn trọng nhân quyền”.

Đoạn 17(b) của Nghị quyết này cũng kêu gọi các quốc gia tăng cường pháp quyền thông qua việc đảm bảo “mức độ rõ ràng, ổn định và có thể dự đoán trước về pháp lý được quy định rõ, để tránh mọi hành động tự ý và tùy tiện khi áp dụng luật”.

Vẫn theo tài liệu khuyến nghị, các điều khoản này không phân biệt giữa sử dụng bạo lực, cần bị cấm, với các hoạt động hòa bình, hợp pháp để phản đối, bày tỏ ý kiến, bao gồm cả phê phán chính sách và hành động của chính phủ, hoặc ủng hộ bất kỳ sự thay đổi nào, bao gồm cả hệ thống chính trị, là thuộc về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tôn giáo cũng như tham gia các hoạt động công cộng, và như vậy phải được đảm bảo và bảo vệ theo luật nhân quyền quốc tế (Điều 18, 19, 21 và 25 của Công ước ICCPR, tức Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị).

Từ cách hiểu phổ quát trên cho thấy yêu cầu “phê và tự phê” trong tổ chức đảng cũng là một trạng thái của quyền tự do biểu đạt đối với từng cá nhân đảng viên. Thậm chí nếu đúng như tuyên truyền là cụ Hồ Chí Minh từng khẳng định “nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình chính phủ”, thì ở đây các đóng góp phản biện chính sách, những ý kiến chỉ trích quan chức đương nhiệm được nêu từ Nhân dân là cần thiết cầu thị tiếp nhận; cũng như phía được góp ý phải có trách nhiệm tường minh phản hồi chứ không phải áp đặt đe dọa bằng pháp luật hình sự.

Một lưu ý khác là không nên tùy tiện áp đặt về hành vi gọi là “phỉ báng” đối với quyền thực thi “đôn đốc và phê bình chính phủ”.

Trong chuỗi bài viết gần đây ở tài khoản cá nhân Facebook “Osin Huy Đức”, người ta có thể thấy cụ thể danh tánh về quan chức mà tác giả phân tích cho các chỉ trích – phê bình, bao gồm cả người đang giữ quyền lực cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Luật sư Trần Đình Triển cũng tương tự, khi ông viện dẫn từ thực tế trải nghiệm trong suốt thời gian là sinh viên trường luật đến năm tháng hành nghề luật của mình; và quan chức được ông lên tiếng chỉ trích – phê bình là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, một đồng môn cùng khóa luật ở bậc đại học với ông Trần Đình Triển.

Từ cáo buộc vi phạm pháp luật hình sự về “lợi dụng quyền tự do dân chủ…” với hai đương sự kể trên, cho thấy khả năng dân biểu Vũ Trọng Kim cũng nằm trong nhóm danh sách bị để ý, khi ông tiếp tục đề xuất về quyền bầu chọn chức danh chủ tịch tỉnh qua lá phiếu của cử tri địa phương.

Cá nhân người viết cho rằng đã đến lúc cần sự điều chỉnh về cách hiểu “tự do dân chủ” là hãy mạnh dạn chấp nhận “dân chủ trực tiếp” thay vì cứ bảo thủ của lề lối “dân chủ hình thức”.

 


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (1)
  • comment-avatar
    Nguyễn Tuấn Anh 3 weeks

    Như tác giả đã nhiều lần cảnh báo, những gì của cờ vàng nên tránh càng xa càng tốt . Hổng nên dụ nhập cờ vàng về cờ đỏ sao vàng Việt Nam