VNTB – Chiến lược đàn áp tự do tôn giáo ở Việt Nam (*)

VNTB – Chiến lược đàn áp tự  do tôn giáo ở Việt Nam (*)

 

LM Trần Xuân Tâm

 

(VNTB) – ĐCSVN điều khiển những nới lỏng và cho phép này sao để Đảng vẫn có thể dùng những sự đàn áp kiểu Stalin khi mà Đảng cần.

 

C.- Chiến lược thứ ba, chiến lược thâm độc nhất và xấu xa nhất trong sự đàn áp Của Đảng Cộng Sản Việt-Nam Đối với Tự Do Tôn Giáo của Giáo Hội Công Giáo (Phần II)

 

Trong thập niên vừa qua, Đảng nới lỏng nhiều hạn chế trên những hoạt động của Giáo Hội và cho phép chúng được gia tăng cả về số lượng lẫn thứ loại.

Ví dụ:

– Nhiều nhà thờ được sữa chữa và xây lại hơn; kỷ niệm những biến cố tôn giáo trọng đại được phép cừ hành ở mức giáo phận như kỷ niệm năm thành lập một giáo phận, hay ở mức quốc gia như kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang; * nhiều chủng sinh được nhận vào hơn;

– thêm 4 đại chủng viện được phép mở cửa lại; * nhiều linh mục được thụ phong hơn; * linh mục được phép ra ngoại quốc tu học.

– linh mục và tu sĩ nam nữ được cấp hộ chiếu để đi thăm thân nhân ở ngoại quốc; * thêm nhiều giám mục được bổ nhiệm về những tòa giám mục trống lâu ngày; * các giám mục được phép dễ dàng hơn để đi viếng ad limina hoặc đi hội họp ở Rôma, v.v…

Việc ĐCSVN nới lỏng nhiều hạn chế và việc nó cho phép gia tăng về những hoạt động tôn giáo không nhất thiết phát xuất từ bất kỳ sự thay đổi tích cực nào trong thái độ bên trong của Đảng đối với Giáo Hội và tự do tôn giáo của Giáo Hội. Tất cả những nới lỏng và cho phép này phần nào không thể tránh, bởi vì có quá nhiều điều suy yếu mà Đảng đang đối phó trong tình trạng hiện thời của Đảng ví dụ như sự khủng hoảng về ý thức hệ và đánh mất niềm tin đối với Đảng ở nơi nhiều đảng viên, hối lộ và tham nhũng lan tràn khắp hầu như ở nơi mọi đảng viên, đời sống luân lý thấp kém hay thậm chí suy đồi ở nơi đại đa số đảng viên, sự phân hóa nghiêm trọng ở trong thành phần lãnh đạo Đảng, những khó khăn trong việc che giấu nhân dân trong nước và cộng đồng thế giới về những thông tin “bất lợi” cho Đảng, v.v. .

Nhưng ĐCSVN điều khiển những nới lỏng và cho phép này sao để Đảng vẫn có thể dùng những sự đàn áp kiểu Stalin khi mà Đảng cần.

Quả thật, những nới lỏng và cho phép không ảnh hưởng đến việc Đảng tiếp tục áp đặt những hạn chế kiểu Stalin ở những khu vực địa phương mà Đảng vẫn còn có điều kiện để làm vậy đối với Giáo Hội. Sau đây chỉ là một vài trong vô số ví dụ về những đàn áp kiểu Stalin mà Đảng vẫn còn đang dùng. [29]

Từ năm ngoái đến nay, Đảng ở tỉnh Quảng Trị cấm Tổng Giám mục Nguyễn Như Thể đến dâng thánh lễ trong vùng Khe Sanh, nơi có nhiều người Công giáo Kinh và Thượng. Đảng ở tỉnh này cũng ngăn cản việc bổ nhiệm hai cha phó cho hai xứ La Vang và Cam Lộ và trục xuất các nữ tu đang phục vụ tại nhiều giáo xứ trong tỉnh với lý do là họ không có thường trú ở đó. Đảng còn cấm giáo dân Công Giáo sống xa nhà thờ tập trung tại nhà riêng để cầu nguyện chung.

Từ năm 1975 đến nay Đảng không cho phép người Công Giáo ở những vùng xa xăm như Nam Đông, A Sao, A Lưới, Khe Sanh, Ba Lòng, v.v. . .(trong lãnh thổ của Tổng Giáo phận Huế) xây nhà nguyện và có cha xứ, mặc dầu Tổng Giáo phận đã xin nhiều lần. Hậu quả là họ chỉ có thể tham dự thánh lễ mỗi năm được hai lần: Giáng Sinh và Phục Sinh Khi người Công Giáo Thượng xuống các giáo xứ thành phố để học hỏi giáo lý, thì Đảng đã tàn nhẫn đuổi họ về như đã xảy ra ở những giáo xứ thành phố như Phủ Cam, Mẹ Hằng Cứu Giúp, và Phường Tây.

Về việc phong chức linh mục, trong suốt 50 năm, ĐCSVN đã hạn chế số tân linh mục tới mức gần như zéro ở những giáo phận vùng núi ở miền Bắc Việt Nam như Lạng Sơn, Hưng Hóa, và Bắc Ninh với mục đích xoá sổ những giáo phận này trong tương lai. Vào ngày 22 tháng 3 năm nay (2002) lần đầu tiên từ năm 1957, Đảng mới cho phép Hưng Hóa, giáo phận lớn nhất ở Việt Nam về mặt diện tích (54. 351 cây số vuông), có 7 tân linh mục. Việc phong chức mới này nâng tổng số linh mục trong Giáo phận lên 23 cha, chăm sóc cho cả 135. 795 người Công Giáo.

Nhờ vẫn còn điều khiển được tất cả những nới lỏng và cho phép này, ĐCSVN không để cho Giáo Hội được hưởng chúng dựa trên bất kỳ cơ sở pháp lý nào có hiệu lực, nghĩa là, theo những tiêu chuẩn vô tư và khách quan của luật pháp. Không có bảo đảm về luật pháp, và giả như cho dầu có, thì cũng không có gì khác biệt mấy ở dưới chế độ toàn trị Cộng sản. Để Đảng đạt được sự phục tùng và cộng tác của hàng giáo sĩ Công Giáo, những nới lỏng và cho phép trong chiến lược thứ ba, cũng giống như những hạn chế và cấm đoán trong chiến lược thứ nhất, cần chủ yếu được ban phát do quyền của Đảng, tuỳ ý muốn của Đảng.

Vì vậy, Đảng vẫn có toàn quyền rút lại những nới lỏng và cho phép của mình bất cứ lúc nào nếu Đảng khám phá ra bất cứ dấu hiệu đối kháng nào mà một giám mục, một linh mục hay một chủng sinh có thể tỏ ra đối với việc Đảng đàn áp sự độc lập và tự trị của Giáo Hội.

Chưa kể, ĐCSVN không một cho Giáo Hội bất kỳ ích lợi vật chất nào bởi vì những nới lỏng và cho phép của Đảng. Chúng không cho phép trả lại những tài sản của Giáo Hội mà Đảng đã ‘quốc hữu hóa’ trước đây Không những vậy, những nới lỏng và cho phép này không ngăn cản Đảng tiếp tục ‘quốc hữu hóa’ những tài sản mới của Giáo Hội. Nói chính xác hơn, Đảng tiếp tục giữ và chiếm thêm tài sản của Giáo Hội, nhất là khi mà Đảng có thể làm ra được nhiều tiền bằng cách dùng những tài sản này vào những mục đích du lịch và giải trí. Sau đây chỉ là một số trong rất nhiều trường hợp những tài sản của Giáo Hội mà Đảng từ chối trả lại hay mới chiếm thêm gần đây: đất của Tổng Giáo phận Hà Nội xung quanh Tòa Giám mục, [30]

Tiểu Chủng viện Hoan Thiện của Tổng Giáo phận Huế, đất của giáo xứ Loan Lý trong tỉnh Thừa Thiên (cũng thuộc Tổng Giáo phận Huế), [31] , đất của Đan viện Biển Đức Thiên An ở Huế, và nhà thờ Thạnh Quang tại Trà Kiệu trong tỉnh Quảng Nam thuộc về Giáo phận Đà Năng), đất của giáo xứ Bàu Gốc trong tỉnh Quảng Ngài (thuộc về Giáo phận Quy Nhơn), [32] trường tiểu học của Giáo xử Bình Phước ở Sài Gòn, v.v . . .

Chẳng những toàn quyền điều khiển những nới lỏng và cho phép đang nói và không hề mất cho Giáo Hội bất kỳ lợi ích nào. ĐCSVN trái lại còn biết bày ra một cách thức đàn áp hiệu quả nhất, ít nữa là trong tình trạng suy yếu hiện nay của Đảng. Nghĩa là, từ đầu thập niên 90 đến nay, Đảng đang dùng chính những nới lỏng và cho phép này để duy trì củng cố cách hiệu quả hơn kế hoạch và nỗ lực để Đảng tước đoạt sự độc lập và tự trị khỏi Giáo Hội. Chiến lược thâm độc và xấu xa nhất này có hai khía cạnh chính yếu phải phân tích dưới đây.

1. ĐCSVN dùng những nới lỏng và cho phép trai thập niên vừa qua như là những phương tiện tuyên truyền để đánh lừa nhiều người rằng (1) Giáo Hội hiện nay có tự do tôn giáo thực sự, dầu vẫn chưa phải là tự do hoàn toàn; (2) Đảng có phần thiện chí đối thoại với Giáo Hội và do vậy có thể thay đổi theo chiều hướng tốt hơn trong cách Đảng đối với Giáo Hội.

a. Ấn tượng thứ nhất

ĐCSVN, dùng những nới lỏng và cho phép, đánh lừa mà gây ra nơi tâm trí nhiều quan sát viên Tây phương hời hợt và không có kinh nghiệm cái ấn tượng rằng Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam hôm nay đã có tự do tôn giáo thực sự dù đó vẫn chưa phải là tự do hoàn toàn về một số phương diện. Ví dụ từ ngày 9 đến ngày 16 tháng 5 năm nay (2002) , Đảng đã gửi một nhóm nhỏ chức sắc của một số tôn giáo khác nhau tại VN qua Mỹ để tuyên truyền ấn tượng này. [33]

Để bảo đảm không có tình tiết bất lợi nào có thể xảy ra, Đảng ngay cả cho một vài viên chức cao cấp trong Ủy ban Tôn giáo của Đảng như chủ tịch Lê Quang Vịnh và phó chủ tịch Nguyễn Văn Ngọc (đặc trách về các vế đề Công Giáo) đồng hành và giám sát nhóm trong suốt thời gian ở Mỹ. [34]

Đảng đã bắt buộc những chức sắc này phải nại đến những hoạt động tôn giáo có được nhờ vào những nới lỏng và cho phép của Đảng như là những bằng chửng cho tự do tôn giáo thực sự ở Việt Nam. [35]

Tuy nhiên, cái ấn tượng này phải bị loại bỏ như là một ấn tượng sai lầm. Hoạt động tôn giáo không thể bị lẫn lộn với tự do tôn giáo, ít nữa là trong bối cảnh của một đất nước bị một chế độ toàn trị như ĐCSVN cai trị. Trong bối cảnh này, tự do tôn giáo của Giáo Hội phải có nghĩa rằng Giáo Hội hoàn toàn độc lập với Đảng và thực sự tự quản hay tự trị trong tổ chức của mình cũng như trong tất cả những hoạt động của mình. Vậy thì tự do tôn giáo không đồng nhất với sự hiện hữu, thứ loại, và số lượng của hoạt động tôn giáo. do tôn giáo đúng hơn là một phẩm tính nội tại mà mọi hoạt động tôn giáo nên có. Tự do tôn giáo không thể có nếu không có hoạt động tôn giáo, nhưng có thể có những hoạt động tôn giáo mà không có tự do tôn giáo. [36]

Hiểu được như vậy, một điều rõ ràng từ những phân tích của tôi cho đến nay đó là tự do tôn giáo của Giáo Hội /CGVN vẫn còn bị Đảng đàn áp trong căn bản. Chính thật ra, như sẽ sớm được tỏ bày, ngày hôm nay ĐCSVN đang dùng nhiều nới lỏng và cho phép để đổi lấy thêm nhiều nhượng bộ về phía Giáo Hội mà tạo cho Đảng có thêm nhiều cơ hội để tước đoạt sự độc lập và tự trị khỏi Giáo Hội.

b. Ân tượng thứ hai

Một phân tích gia Tây phương có kinh nghiệm nào đó về tình hình Việt Nam có thể không phải vì những nới lỏng và cho phép của Đảng trong thập niên vừa qua mà vội vàng kết luận rằng Giáo Hội CG tại Việt Nam hiện nay có tự do tôn giáo thật sự. Nhưng ông vẫn có thể bị đánh lừa mà nghĩ rằng những nới lỏng và cho phép này chứng tỏ một ý định thành thật nào đó từ phía ĐCSVN muốn đối thoại với Giáo Hội và chấp nhận đối với những thay đổi tốt hơn trong cách mà Đảng đối xử với Giáo Hội . Ngay cả nhiều giáo sĩ Công Giáo ở Việt Nam cũng bị đánh lừa tương tự. . Dù sao, cũng giống như đối với ấn tượng thứ nhất, Đảng thường cho một vài giáo sĩ CG đưa ra những nhận xét công khai để tuyên truyền ấn tượng thứ hai cho Đảng.

Ví dụ, cũng trong cùng cuộc phỏng vấn đã đề cập trên của báo CG & DT, Giám mục Nguyễn Bình Tĩnh đã đưa ra nhận xét này: “chúng tôi có mối quan hệ với Chính quyền thành phố Đà Năng và tỉnh Quảng Nam rất thân tình và cởi mớ. Quan niệm của tôi là đối thoại luôn mang đến nhiều sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau. Việc phong chức, bổ nhiệm và thuyên chuyển linh mục trong Giáo phận luôn diễn ra suôn sẻ ở tỉnh Quảng Nam, đôi lúc, ở một vài nơi, còn một số khó khăn, nhưng theo tôi, với thời gian, khi đã có tiếng nói chung [hiểu ngầm là tiếng nói chung giữa giáo quyền và chính quyền] , mọi chuyện sẽ đầu vào đó (…). Tôi nghĩ, nếu mình chân thành và sống hòa hợp thì sẽ không gặp khó khăn gì cả” (sic) [37]

Cũng cần lưu ý rằng để thêm sức mạnh tuyên truyền cho ấn tượng thứ hai, Đảng đã ra lệnh một vài “thay đổi” hay ‘đính chính’ trong một vài văn kiện chính thức do Đảng ban hành để kiểu nói của chúng giảm bớt hay không còn mang nội dung thù nghịch đối với tôn giáo. Rồi Đảng cũng cho phép một số học giả và văn nghệ sĩ được phần nào tự do trình bày những cái tốt của đạo Công Giáo hoặc qua những bài phát biểu, thuyết trình tại các cuộc hội thảo [38] hoặc qua các tác phẩm văn học được xuất bản. [39]

Tất cả đều được Đảng dùng để chỉ nhằm tạo nên trong tâm trí nhiều người Công Giáo cái ấn tượng rằng Đảng hiện nay đang tiến đến một sự hiểu biết ‘tích cực’ và ‘đúng đắn’ về Giáo Hội và do vậy Đảng sẽ đối xử với Giáo Hội khá hơn.

Nhưng ý định của ĐCSVN muốn đối thoại và mở cửa đối với thay đổi đáng phải bị nghi ngờ rất nhiều, căn cứ trên sự kiện mà bài phân tích của tôi đã chỉ ra ở trên. Nghĩa là, những nới lỏng và cho phép của Đảng không thể là bằng chứng cho ‘thiện chí’ hay ý định ‘ngay lành’ của Đảng, trong khi mà chúng vẫn bị xoay xở sao để Đảng tiếp tục dùng những đàn áp kiểu Stalin và tiếp tục giữ và chiếm thêm tài sản của Giáo Hội. Nhưng trên hết, nếu một nhà quan sát Tây phương hay một người Công Giáo Việt Nam hiểu đúng đắn về lý do và mục đích mà Đảng đàn áp tự do tôn giáo của Giáo Hội, [40]

Không quá khó khăn để thấy rằng một ấn tượng như ấn tượng thứ hai hoàn toàn là lừa dối. Quả thật từ những gì tôi đã chỉ ra ở đầu bài phân tích, trừ khi Đảng không còn là một chế độ toàn trị cộng sản nữa, Đảng không có thể thay đổi thái độ căn bản của nó đối với Giáo Hội, là muốn dùng Giáo Hội và bất kỳ thực tại nào khác như là những phương tiện để phục vụ cho quyền lực toàn trị của mình. Vậy thì cách mà Đảng đối xử với tự do tôn giáo của Giáo Hội không có vấn đề thay đổi trong bản chất. Vấn đề quan trọng đối với Đảng không phải là làm sao hiểu đúng về Giáo Hội mà là làm sao dùng Giáo Hội cho đúng với quyền lực của Đảng. Chính thật ra trong bụng Đảng đã hiểu biết đúng đắn về Giáo Hội từ lâu lắm rồi, Đảng đã biết rất rõ từ lâu rằng Giáo Hội là một lực lượng tinh thần và xã hội có vai trò rất tích cực và rất quan trọng đối với việc xây dựng, bảo vệ, và phát triển phẩm giá con người và công bằng xã hội. Hiểu đúng như thế, Đảng đương nhiên xem Giáo Hội là một kẻ thù hết sức nguy hiểm đối với quyền lực toàn trị của mình. Vì vậy mà Đảng cần phải biến kẻ thù đó thành ra một kẻ phục tùng và cộng tác với mình, để làm vậy Đảng đương nhiên trước tiên phải tước đoạt sự độc lập và tự trị ra khỏi Giáo Hội.

(Còn tiếp)

______________

Ghi chú:

[29] Tất cả những thông tin sau lấy từ: Linh mục Phan Văn Lợi và Linh mục Nguyễn Hữu Giải. Bản Tường trình về việc Cộng sản Việt Nam bách hại tôn giáo, được hoàn thành vào 19 tháng Sáu năm 2002.

[30] Tôi sẽ nói thêm nhiều về trường hợp này sau

[31] Về trường hợp đất của Giáo xứ Loan Lý xem: Linh mục Phan Văn Lợi. Tin ngày 30 tháng Bảy năm 2002 về cuộc tranh đấu cho tự do tôn giáo tại Tổng Giáo phận Huế. . .

[32] Chính cha quản xứ Bàu Gốc là Văn Ngọc Anh đã cầu cứu qua mạng lưới quốc tế ngay sau khi Đảng không những lấn đất của giáo xứ để làm đường, mà còn đánh đập cha xứ và khoảng 50 giáo dân ra ngăn cản vào ngày 15 tháng năm nay.

[33] cf. Nhận Định của Linh mục Chân Tín “Về việc giải độ của các chức sắc tôn giáo Việt Nam ở Mỹ “.

[34] Cha Chân Tín cũng cho chúng ta biết rằng trước năm 1975 Nguyễn Văn Ngọc là một sinh viên Công Giáo, thành viên của Câu lạc bộ Sinh viên Công Giáo do cha Nguyễn Huy Lịch, dòng Đa minh, điều hành. Tuy nhiên tôi nghi nói rằng Ngọc chẳng bao giờ là Công Giáo ngay cả trước năm 1975. ĐCSVN đã gài ông như ‘tình báo viên’ của Đảng giữa những sinh viên thiên tả của cha Lịch để lèo lái những ‘hoạt động của họ cho lợi ích của Đảng. Bởi vì nhiệm vụ của mình, Ngọc đã phải giả làm một người Công Giáo. Nếu tôi sai lầm; nghĩa là, nếu ông thực sự đã là Công Giáo, thì xin Thiên Chúa thương xót ông và giúp ông ăn năn xám hối không những về tội bội giáo của mình mà còn về những hoạt động thù nghịch của ông đối với Giáo Hội, ít nữa là từ khi ông bất đầu làm việc cho cái ủy ban ma quỷ như thế.

[35] Cf. Phỏng vấn của báo Công Giáo và Dân Tộc với Linh mục Đinh Châu Trân, dòng Đa minh, một thành viên trong nhóm (số ra từ ngày 7 đến ngày 13 tháng Sáu năm 2002). Đọc kỹ những câu trả lời của ông, chúng ta thấy rằng dù bị bắt buộc phải tuyên truyền cho thái độ của Đảng đối với tự do tôn giáo của Giáo Hội, Linh mục Trân cố gắng không xuyên tạc sự thật quá nhiều. Không có chỗ nào trong bài phỏng vấn ông nói rằng nhân quyền hay tự do tôn giáo được tôn trọng ở Việt Nam.

[36] Vào thế kỷ 10 và 11, Giáo Hội Công Giáo ở Tây phương có được mọi loại hoạt động tôn giáo, nhưng Giáo Hội đã không có tự do thực sự khi thi hành nhiều hoạt động trong chúng. Những hoạt động tôn giáo như tấn phong và bổ nhiệm giám mục đã phải chịu sự lèo lái của nhiều ông vua và ông hoàng Tây phương nhằm những ích lợi của riêng họ. Ngày hôm nay ở Trung Quốc, Giáo hội Công giáo Yêu nước công khai và dễ dàng thi hành nhiều hoạt động tôn giáo mà Giáo Hội Công Giáo thầm lặng khó có thể có được bởi vì Đảng Cộng sản Trung Quốc không ngừng gia tăng việc đàn áp thẳng tay đối với Giáo Hội. Tuy nhiên, được hiểu theo nghĩa tự trị và độc lập, Giáo Hội thầm lặng không mất tự do thật sự trong bất kỳ hoạt động tôn giáo nào mà Giáo Hội còn có thể thi hành, dầu cách bí mật. Trái lại cái Giáo hội được chính thức chuẩn nhận (bởi Đảng) thì không có bất kỳ tự do chân thật nào, vì Giáo hội ấy phải có lệnh của Đảng trong mọi hoạt động tôn giáo mà Giáo hội ấy thi hành.

[37] Tôi nhấn manh.

[38] ví dụ cuộc tọa đàm “Một Số Vân Đề Về Văn Hóa Công Giáo Việt Nam Từ Khởi Thủy Đến Đầu Thế Ký XX” được Đảng cho phép và khuyến khích tổ chức ở Huế từ ngày 24 đến ngày 27 tháng Mười năm 2000.

[39] Ví dụ như các tác phẩm “Con chiên lạc bầy của Chúa”, “Cơ hội của Chúa”, “Chìa khóa các kho báu” , v.v… Tác phẩm sau cùng là truyện ngắn của Ngô Văn Phú đăng trong Văn Nghệ, 10.9.1994, Hà Nội, nội dung khá tích cực và cởi mở đối với lịch sử và niềm tin của đạo Công Giáo và có cả một khoảng cách rất lớn nếu đem so sánh với nội dung của cuốn tiểu thuyết “Sau hồi chuông cầu nguyện” , một tác phẩm khác của tác giả xuất bản chỉ có 8 năm trước đó (1986).

[40] có lẽ là điều không thực tế lắm khi mong muốn một nhà quan sát Tây phương có một sự hiểu biết đúng đắn như thế. Điều này đúng cho cả văn kiện “Hòa bình, Hòa giải, và Tự do Tôn giáo tại Việt Nam, “ . Tuyên bố của Giám mục Joseph A. Fiorenza, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Toàn quốc/Hội đồng Công Giáo Hoa Kỳ. Văn kiện này được công bố vào ngày 24 tháng Mười Một năm 1999 sau khi Giám mục Fiorenza dẫn đầu một phái đoàn của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ sang thăm Việt Nam từ ngày 26 tháng Tám đến ngày 2 tháng Chín năm 1999. Chúng ta nhận ra một sự hiểu biết thiếu sót về lý do và mục đích tại sao ĐCSVN đàn áp tự do tôn giáo của Giáo Hội ở dưới những dòng sau của văn kiện: “Chúng tôi mạnh mẽ khuyến khích việc suy nghĩ lại những biện pháp xem ra diễn tả một nỗi lo sợ đối với cộng đồng Công Giáo, một phần mười trong tổng số dân Việt Nam, những người chỉ cố gắng làm những công dân yêu nước và hữu ích, tự do diễn tả niềm tín thác của họ đối với Đức Giê su Khô và đối với Giáo Hội của Ngài […] Hy vọng sất sống của chúng tôi là nhà cầm quyền đi đến chỗ hiểu rằng việc thực thi niềm tin tôn giáo cách có trách nhiệm không những không đe dọa nền hòa bình và trật tự tốt đẹp của xã hội Việt Nam mà còn tích cực thăng tiến công ích của mọi người” (tôi nhấn mạnh). Điều mỉa mai là, ngược lại với những suy nghĩ của của Giám mục Fiorenza, chính “việc thực thi niềm tin tôn giáo cách có trách nhiệm”, mới đúng là .điều mà Đảng sợ nhất. Việc thực thi có trách nhiệm này làm cho người Công Giáo thật sự là “những công dân yêu nước và hữu ích”, những người chỉ có thể “tích cực thăng tiến công ích của mọi người”, và vì vậy cách này cách khác không thể không đối lập lại sự độc tài toàn trị của Đảng vì chế độ toàn trị này là kẻ thù thực sự và lớn nhất đối với công ích của đất nước, là kẻ tàn phá ghê sợ nhất đối với những giá trị cao đẹp về văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt Nam.

 

(*) Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

 


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)