Trần Thành
(VNTB) – Câu trả lời là có, nếu vị đó là một người có quốc tịch nước ngoài. Còn nếu như vị linh mục đó không bị nhà chức trách xé biên lai phạt hành chính, thì chuyện trục xuất khỏi địa phương sẽ là vi hiến.
… hình ảnh Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam trong chiếc áo hình xương cá màu trắng, tay cầm băng rôn với hàng chữ “Vàng trong dân thông tỏ, cá ngoài biển bất …
Túng quá hóa liều?
Sở dĩ đặt vấn đề như vậy vì mới đây, trong một văn thư của UBND tỉnh Nghệ An đã yêu cầu: “Cụ Giám Mục Vinh chấn chỉnh các hoạt động mục vụ của Linh mục Đặng Hữu Nam và không bố trí Linh mục Đặng Hữu Nam tiếp tục hoạt động trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Yêu cầu này được hiểu là chính quyền muốn trục xuất Linh mục Đặng Hữu Nam bằng con đường hành chính của Giám Mục Vinh, chứ không phải bằng các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Tuy nhiên yêu cầu đó của UBND tỉnh Nghệ An lại vi phạm vào Pháp lệnh Tìn ngưỡng và Tôn giáo, vì các hoạt động mục vụ của Giám Mục Vinh – bao gồm bổ nhiệm Linh mục Đặng Hữu Nam phụ trách địa bàn tỉnh Nghệ An, là được pháp luật bảo hộ.
Luật Xử lý vi phạm hành chính, Điều 21. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng, cho biết các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; đ) Trục xuất.
Linh mục Đặng Hữu Nam không vi phạm bất kỳ quy định nào trong phạm vi điều chỉnh của Luật Xử lý vi phạm hành chính, do đó với văn thư yêu cầu trục xuất Linh mục Đặng Hữu Nam, cho thấy UBND tỉnh Nghệ An đang tiếp tục lúng túng trước làn sóng phản đối của người dân về thảm họa môi trường do Formosa gây ra. Những phản đối này hiện nay cũng nằm trong phạm vi quyền tự do ngôn luận được bảo hộ của Hiến pháp 2013.
Trách nhiệm của chính phủ và quyền của dân
Bàn luận rộng hơn, nếu như người dân phản ứng về sự tắc trách công vụ của bộ máy chính phủ trong vụ việc Formosa Hà Tĩnh, thì sự phẫn nộ nếu có này cũng được bảo hộ từ pháp luật. Đàn áp để bịt miệng sự phẫn nộ này sẽ là một mối nguy khôn lường trước nhiệm vụ chính trị mà Tổng Bí thư Trọng đã nói: “giữ vững ổn định chính trị – xã hội trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi” (trích bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4, khóa XII khi nói về triển khai Nghị quyết vào thực tế, sáng 15-10-2016).
Cụ thể là từ Luật Tổ chức Chính phủ, tại Điều 9. “Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”, nêu 5 yêu cầu như sau về nội các của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 1. Thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; tổ chức quy hoạch, kế hoạch và xây dựng chính sách bảo vệ, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. 2. Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch; phát triển các dịch vụ môi trường và xử lý chất thải. 3. Thống nhất quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu, dự báo khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu và đánh giá tác động môi trường để chủ động triển khai có hiệu quả các giải pháp phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. 4. Quyết định chính sách cụ thể về bảo vệ, cải thiện và giữ gìn môi trường; chỉ đạo tập trung giải quyết tình trạng suy thoái môi trường ở các khu vực trọng điểm; kiểm soát ô nhiễm, ứng cứu và khắc phục sự cố môi trường. 5. Thi hành chính sách về bảo vệ, cải tạo, tái sinh và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Ngoài ra còn có toàn bộ các điều thuộc “Chương IV. Nhiệm vụ và quyền hạn của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ”, “Chương V. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ”.
Ông bí thư Nghệ An tiếp tục dung dưỡng sai phạm của thuộc cấp?
Trong phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương hôm 15-10, Tổng bí thư Trọng đã kêu gọi “Từng đồng chí ủy viên trung ương, ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, từng đồng chí đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp phải tự giác, gương mẫu thực hiện nghị quyết”.
Như vậy, Bí thư Nghệ An – ông Nguyễn Đắc Vinh cần sớm trả lời vì sao đã để UBND tỉnh Nghệ An có văn bản đi ngược lại với hệ thống pháp luật Việt Nam; thậm chí các yêu cầu trục xuất Linh mục Đặng Hữu Nam còn mang dấu hiệu của hành vi được quy định tại Điều 87 Bộ luật hình sự năm 1999 về “Tội phá hoại chính sách đoàn kết”.