Việt Nam Thời Báo

VNTB- Công an đánh nhà báo đang tác nghiệp: Phải khởi tố về hành vi chống người thi hành công vụ

Trần Thành
(VNTB) – Báo chí Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội, là diễn đàn của nhân dân. Thế mà nhà báo còn bị công an đánh, không bảo vệ được cả chính mình, thì làm sao người dân còn tin tưởng mà nhờ nhà báo đòi lại công bằng, lẽ phải khi bị cán bộ hà hiếp nữa?

Kết quả hình ảnh cho hinh anh Quang Thế bị nhân viên công lực đấm đá

Cảnh video phóng viên báo Tuổi Trẻ, Quang Thế bị nhân viên công lực đấm đá, hành hung khi anh đến thu thập thông tin một cách bình thường ở cầu Nhật Tân đã gây sốc mạnh với hàng triệu người đọc báo, tiếp nhận thông tin. Chưa hết, phóng viên báo Pháp Luật Việt Nam đến hiện trường cũng bị kẻ tự xưng là chỉ huy nhưng mặc thường phục đạp mạnh vào thiết bị ghi hình của nhà báo, hệt như hành vi của tên du côn trong phim ảnh bạo lực.
Trước đó mấy ngày, phóng viên của VTC điện tử cũng bị đánh đập tơi tả bởi nhân viên công lực cưỡng chế đất mà không có lời xin lỗi nào.
Gác qua mọi cảm xúc, những hành vi như nói trên đã hội đủ các yếu tố của tội chống người thi hành công vụ.

Không khởi tố là bao che tội phạm
Theo Điều 257 Bộ luật Hình sự năm 1999 có quy định về Tội chống người thi hành công vụ được quy định như sau:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội nhiều lần; c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; d) Gây hậu quả nghiêm trọng; đ) Tái phạm nguy hiểm”.
Các dấu hiệu cơ bản cấu thành tội phạm này là: Một, về mặt khách thể của tội phạm: Hoạt động quản lý xã hội nói chung và hoạt động quản lý hành chính nói riêng của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức được thực hiện thông qua hoạt động của các nhân viên của các cơ quan, tổ chức đó. Khái niệm người thi hành công vụ nêu trong Điều luật trên bao gồm các nhân viên của các cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức đang thi hành nhiệm vụ được các cơ quan, tổ chức giao cho hoặc theo quy định của pháp luật vì lợi ích chung.
Hành vi chống người thi hành công vụ trực tiếp xâm phạm đến hoạt động bình thường, đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, làm giảm hiệu lực quản lý của các cơ quan, tổ chức đó. Tội phạm này được quy định nhằm đấu tranh phòng và chống các hành vi chống người thi hành công vụ, giữ gìn trật tự công cộng, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người đang thi hành công vụ.
Đối tượng tác động của tội phạm này là người đang thi hành công vụ, thông qua việc xâm phạm đến người thi hành công vụ mà xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ công.
Người đang thi hành công vụ nói tại Điều luật này rất đa dạng, có thể là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao một nhiệm vụ và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, cá biệt cũng có trường hợp là công dân bình thường, họ được điều động thực hiện một công vụ cấp bách nào đó vì lợi ích chung cũng được xem là người thi hành công vụ.
Người đang thi hành công vụ phải là người thi hành một công vụ hợp pháp, mọi thủ tục, trình tự thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật. Nếu người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật và bị xâm hại thì hành vi của người có hành vi bị xâm hại không phải là hành vi chống người thi hành công vụ.
Người đang thi hành công vụ là người đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ và chưa kết thúc, nếu chưa bắt đầu hoặc đã kết thức nhiệm vụ thì không thuộc trường hợp thi hành công vụ. Do vậy, tội phạm này chỉ bảo vệ những người thực hiện nhiệm vụ công, còn trường hợp công chức thực hiện công việc vì lợi ích hoặc động cơ cá nhân thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của tội phạm này.
Hai, về mặt khách quan: Hành vi của người phạm tội phải thỏa mãn 1 trong 3 hành vi khách quan sau: Hành vi dùng vũ lựclà hành vi (hành động) dùng sức mạnh vật chất tấn công, hành hung cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, như: đấm, đá, dùng cây đánh, dùng đất, đá ném,.. nhằm làm cho người thi hành công vụ bị đau đớn để không thực hiện được nhiệm vụ của mình.
Hành vi dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ có thể làm cho người thi hành công vụ bị thương, bị tổn hại đến sức khỏe, nhưng chưa gây ra thương tích đáng kể (không có tỉ lệ thương tật qua giám định).
Nếu hành vi dùng vũ lực lại gây ra thương tích (có tỉ lệ % qua giám định) hoặc gây ra cái chết cho người thi hành công vụ, thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại đến sức khỏe của người khác theo Điều 104 BLHS hoặc tội giết người theo Điều 93 BLHS với tình tiết định khung hình phạt “Để cản trở người thi hành công vụ” hoặc “ giết người đang thi hành công vụ”.
Như vậy, người có hành vi dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào hậu quả mà hành vi này gây ra cho người thi hành công vụ.
Hành vi đe dọa dùng vũ lực, đó là hành vi uy hiếp tinh thần người thi hành công vụ làm cho họ sợ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao, nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Hành vi dùng thủ đoạn khác (như lăng mạ, bôi nhọ hoặc vu khống..) nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong các hành vi khách quan nêu trên là tội phạm đã hoàn thành.
Như vậy, trong các vụ phóng viên bị đánh vừa xảy ra gần đây, cho thấy đã hội đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Những công an phạm tội này sẽ phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chịu mức hình phạt trong khung hình phạt tương ứng.

Giữa thanh thiên bạch nhật, giữa nơi công cộng, các công an đã ra oai, ngang nhiên đánh nhà báo, thì thử hỏi, một nghi phạm khi vào phòng hỏi cung, xung quanh toàn là công an, ai dám chắc họ không bị đánh? Thực tế, đã có nhiều vụ dùng nhục hình như ở công an tỉnh Đồng Tháp, công an tỉnh Sóc Trăng… đối với nghi phạm, khiến sau đó nhiều công an phải ra hầu tòa.

Tin bài liên quan:

VNTB – Ở Việt Nam, “mua dâm” không bị… lên báo!

Phan Thanh Hung

VNTB- Vụ bắt bà Trần Thị Nga: Vì sao lại là Điều 88?

Phan Thanh Hung

VNTB- ‘Xin chào’: Thủ tướng không phải là ông quan tòa

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo