VNTB – Công An Việt Nam và “tao tát vỡ mặt mày”

Anh Văn (VNTB) Công an Việt Nam, bộ phận được coi là cánh tay đắc lực nhất của Đảng cầm quyền. Bộ phận được xem xét là một trong những thành trì lớn nhất để bảo vệ chế độ đã được chính quyền chăm chút những lợi quyền đặc sệch… xã hội chủ nghĩa. Gần như họ được bao cấp từ thời điểm học ngành cho đến khi ra trường làm việc, không chỉ với bản thân, mà bố mẹ, vợ chồng, thậm chí… con nuôi cũng hưởng những đặc quyền nhất định.

Công an đầy rẫy và đặc quyền
Học giả quốc phòng Úc Carlyle A. Thayer trong một bài viết có liên quan đến hệ thống công an tại Việt Nam đã cho biết, có ít nhất 6,7 triệu người Việt Nam làm việc trong cơ quan an ninh. Trong đó bao gồm 1,2 triệu nhân viên Bộ Công an cộng với 5 triệu dân quân tự vệ ở cả nông thôn và đô thị. 
Ông Carlyle A. Thayer ước tính sơ bộ cho thấy, với dân số 95 triệu người, và trong đó có 53 triệu người lao động (chiếm 56% dân số) thì với 6,2 triệu người thuộc Bộ Công an, sẽ chiếm 11,7% dân số lao động. Và ông cũng dẫn lại nguồn tư liệu vào năm 2010 của Bill Hayton (Vietnam: Rising Dragon) với con số, 1/6 dân Việt Nam là Công an.
TS. Nguyễn Thị Từ Huy trong bài viết “Nghịch lý nhân sự” đã đề cập cách mà Stalin tạo động lực giai cấp, theo đó, ông cho mở “tung cách cửa đặc quyền đặc lợi” và đưa ra các mức lương chênh lệch nhau một trời một vực. Mặc dù tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội, nhưng điều này cũng tạo ra một lực lượng gắn kết với thể chế xã hội. Việt Nam cũng áp dụng nguyên vẹn tinh thần đó bằng cách tạo ra một tầng lớp đặc quyền đặc lợi, mặc dù trong các văn bản luật – thậm chí “chỉ đạo” về xây dựng thể chế nhiều lần chống lại điều này. Theo đó, Công an nhân dân và Quân đội nhân dân được lựa chọn là 2 đối tượng vũ trang cho sự “trao vượt quyền” này, trong đó, xét một cách toàn diện, thì Công an nhân dân là lực lượng cốt yếu nhất – đảm bảo mọi sự ưu đãi toàn diện nhất cho đối tượng này. Câu nhắc trên pa-nô tuyên truyền hay từ lời ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về “lực lượng CAND – còn đảng còn mình” là xác chứng sinh động cho điều đó.
Lấy ví dụ từ khâu tuyển sinh như, mặc dù quy định thí sinh tự do được dự tuyển, nhưng trong bối cảnh chỉ tiêu giảm, đề khó, tỷ lệc họi cao nhưng của cán bộ công an được ưu tiên tuyển sinh vào ngành, thậm chí là cộng điểm Con của công an được miễn học phí theo Nghị định 86/2015,…
Với 6,7 triệu người làm trong trị an, đã tạo ra gọng kiềm kiểm soát các bất mãn và mẫu thuẫn xã hội, tất nhiên bằng… bạo lực.
“Tao tát lật mặt mày đấy”
Blogger và nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam – Phạm Đoan Trang trong một chia sẻ trên Facebook cá nhân đã kể về chuyện “xô xát trong đồn”.
Theo cô cho biết, dù không diễu hành bằng xe đạp ở Hà Nội để tưởng niệm một năm sự kiện cá chết, nhưng cô vẫn được an ninh đưa đến đồn. Và trong đồn, cô đã bị “bẻ tay”, “xô xát”,… Một viên an ninh đã sử dụng những điều tục tĩu nhất để nhục mạ cô.
“- Địt mẹ, mày nói “cả lò nhà tao” là tao tát lật mặt mày đấy, nghe chưa?”, câu của viên an ninh mà blogger Đoan Trang cho biết là nó đã lột tả bản chất của “tay sai chế độ”. Nó lột trần hoàn toàn cái gọi là “ôn hòa và lịch sự” mà nhiều người nghĩ về những viên an ninh (vốn được đào tạo từ lò đại học, học viện an ninh ra). Theo blogger này, nếu có, thì nó là “thủ thuật” của an ninh Việt Nam theo diện, “good cop, bad cop (đứa đập đứa xoa)”.
Đoạn đối thoại giữa an ninh và blogger Đoan Trang. Ảnh: chụp màn hình FB Đoan Trang
Blogger Đoan Trang nhấn mạnh rằng, sự hiếu thắng của lực lượng công an đã tạo cho họ một quan điểm cứng rắn rằng, “dân phải hoàn toàn khuất phục, và không thể chịu được chuyện những người dân thường lại nhơn nhơn, thách thức “lực lượng chức năng”.” 
Câu chuyện của blogger Đoan Trang khi làm việc với an ninh dường như là mẫu số chung nhất trong xã hội này. Đập bàn, bạt tay, bẻ tay, đe dọa, động viên, xúc phạm nhân phẩm – danh dự của người được “mời” vào đồn trở thành câu chuyện thường nhật đối với dân thường tại Việt Nam, và mức độ tăng thêm đối với nhà hoạt động nhân quyền. 
Sự lộng quyền của công an không chỉ diễn ra ở trong đồn, mà ngay cả ngoài đường. Mới nhất đây, liên quan đến va chạm giao thông trên đường, một công an huyện Ba Vì (Hà Nội) mặc thường phục đã “rút thẻ đỏ” trong túi, giơ cao cho tài xế chiếc xe tải và đe dọa: “Mày có biết xe bố mày biển… Bộ Công an không? Mày xuống đấy… bố đánh chết cha mày”.
Giữa công an viên huyện Ba Vì và an ninh viên chửi bới Đoan Trang cũng đều xuất phát điểm là “Chứng minh Công an nhân dân”. Một bộ phận đặc quyền của ĐCSVN, tay phải của đảng cầm quyền, và thể hiện bản chất rõ ràng nhất của Đảng. Khi quyền lực bị thách thức, thì “công cụ” đặc quyền được sử dụng để trấn áp. Nhưng càng trấn áp, thì nó càng thể hiện bản chất lưu manh hóa, vô nhân hóa của chế độ.
Trước đó, trong một báo cáo về nhân quyền của tổ chức Human Rights Watch cho biết, từ năm 2010-2014, có ít nhất 24 trường hợp tử vong và vô số trường hợp đánh đập khi bị công an giam giữ.

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)