Việt Nam Thời Báo

VNTB – Cuba và vết sẹo của Chủ nghĩa Fidel

Phương Thảo dịch

 
Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp Chủ tịch Cuba Raul Castro nhân tang lễ Nelson Mandela 10/12/2013 – REUTERS /Kai Pfaffenbach

(VNTB/HAVANA TIMES) – Có lẽ về căn bản thì một bạo chúa khác lại sẽ thay thế chỗ của một bạo chúa này.
Sau khi xem bộ phim về Đức quốc xã, tôi chợt nhận thấy rằng các chế độ chuyên quyền thật là giống nhau. Chúng đều xuất phát từ những điều tốt đẹp và để củng cố địa vị những kẻ chuyên quyền đã thao túng những giá trị chung về ước mơ của nhân loại ( về công lý và sự bình đẳng), để rồi đặt ra những xu hướng ích kỷ căn bản nhất ( bản năng tự tồn, nhu cầu cá nhân, ước mong được nhàn hạ, sự phù phiếm…).

Tôi cũng đã nhận thấy tất cả chúng ta đều thích chỉ trích người khác nhưng lại không thích bị chỉ trích phê bình, và khi mà bản thân chúng ta được may mắn có được tất cả thì chúng ta lại dễ dàng chê bai người nghèo bởi là do người ta không chịu tự nỗ lực.

Tôi phải thú nhận rằng tôi rất ngạc nhiên khi những người Cuba có thể nhìn thấy được sự tàn bạo của chủ nghĩa phát xít một cách rõ ràng thì họ lại tìm cách bảo vệ Fidelismo (một loại khái niệm được sinh ra ở Cuba được đội lốt dưới cái tên “chủ nghĩa xã hội”) với một sự sùng bái thành kính .

Họ không muốn thừa nhận rằng hệ thống mà họ đang bảo vệ đó sẽ không bao giờ mang lại tự do cho người dân Cuba và mục đích của hệ thống này là kiểm soát ước mơ, triệt tiêu từng cá nhân một mà không dám trao quyền cho họ. Tôi biết nhiều người sẽ không đồng ý với tôi, nhưng đây thật sự là một màn trình diễn những điều hay ho trên nền một sân khấu cách mạng với mục đích đổi lấy sự phụ thuộc mù quáng của người xem.

Sự dốt nát, thiếu tính khách quan và óc phán đoán, tư duy hẹp hòi, thái độ hoài nghi và thậm chí nỗi lo sợ về những điều khác biệt, tất cả những điều đó được sản sinh ra từ hệ thống duy ý chí; sự cô lập, sự thiếu vắng thông tin, sự cứng nhắc về chính trị và những hậu quả vô hình của nó chính là những tàn dư của hiện tượng mà chúng ta đang chứng kiến ở đây và đã góp phần làm cho chúng tồn tại trong hơn nửa thế kỷ qua. Giống như những diễn viên trong một màn diễn khổng lồ, chúng ta từ từ đánh thức từng người một bằng bước chân riêng lẻ.

Mặc cho sự suy đồi quanh đây, nỗi lo âu để sinh tồn mỗi ngày, việc thiếu cân bằng giữa lương và giá sinh hoạt, các chương trình truyền hình vẫn luôn né tránh bộ mặt thật của Cuba và trốn tránh các bằng chứng về sự thất bại của cuộc thử nghiệm dài hơi này ( một cuộc thử nghiệm mà nhiều người đã từng cống hiến cả cuộc đời họ vào đó), tôi có thể hiểu lý do tại sao họ lại né tránh, ngoài sự xấu hổ hay sự trì độn vô lý, thì còn có những người cứ cố bám chặt vào những gì mà họ đã bảo vệ suốt bao nhiêu năm qua.

Những gì mà tôi nhận thấy vô cùng sợ hãi là việc những người bất đồng với vị thế của cánh tả vốn cho rằng sẽ cống hiến hết mình cho những giá trị tốt đẹp và cho nền dân chủ, một cánh tả đã biến nhu cầu của các nhóm thiểu số ngoài xã hội thành động cơ cá nhân, họ phải phản ứng lại bằng những lời lẽ bạo lực và sử dụng ngôn ngữ thoái mạ để đáp lại bất cứ ai có suy nghĩ khác họ cho dù đó là hiện thực mà họ đang đối diện.

Tôi tự đặt câu hỏi rằng những nhà hoạt động này có khái niệm nhân đạo nào và liệu họ có chuyển tải được việc bảo vệ một nhóm thiểu số bằng việc tự cho họ có quyền được phân biệt đối xử với đại đa số những người khác. Rồi thì tôi nhận ra cái bóng của chủ nghĩa quyền lực đã đóng chặt vào chúng ta, và tôi tự hỏi Cuba sẽ trở nên ra sao nếu họ đạt được quyền lực.

Có lẽ về căn bản thì một bạo chúa khác lại sẽ thay thế chỗ của một bạo chúa này. Tôi cũng nhìn thấy điều này ở trong nhiều bài báo và các bình luận lại ở tờ Thời báo Havana: những lời nhận xét giống như là những lời thóa mạ hơn là tranh luận, và thật đáng sợ khi mà sau bao nhiêu năm của chủ nghĩa cuồng tín về chính trị, sự thiếu vắng của lòng khoan dung và sự bất công đã trở nên căn nguyên của những điều bất công khác ghê gớm hơn.

Chúng ta vẫn nghe nói rằng chúng ta có thể biết rõ được về một người nào đó khác khi họ bất đồng với chúng ta, vì chỉ có ngay trong khi đang xảy ra mâu thuẫn, với mong muốn được hiểu cho đúng hay là để chiếm được ưu thế, để thu phục lòng người hay là để khuất phục ai, thì bản chất của con người ta mới lộ rõ ra hơn hết.

Như khi chúng ta tôn trọng quyền con người có nghĩa là chúng ta dám đảm bảo cho hòa bình và các quyền dược biểu lộ ý kiến khác biệt, sự tôn trọng những người có ý kiến khác và ý định tham gia tranh luận để bảo vệ ý kiến riêng của họ. Việc này sẽ giúp đạt được ý kiến thống nhất và bảo đảm rằng những đề xuất mới được đưa ra với mục đích phục vụ cho việc thiết lập một xã hội đa dạng thực thụ.

Sự tôn trọng là tiền đề chính cần thiết để chúng ta không thể tái sản xuất một phiên bản khác của chủ nghĩa Fidel, vốn đã xé nát Cuba thành từng mảnh và giờ đây chúng ta chỉ mới có thể bắt đầu hồi phục từ những mảnh rách nát ấy.

Tin bài liên quan:

VNTB- Vụ Doan Thi Huong: Nhà nước Việt Nam bỏ quên hay cố tình tránh né?

Phan Thanh Hung

VNTB – 4 cách tiếp cận của phong trào dân chủ hóa ở Việt Nam

Phan Thanh Hung

VNTB- Tuyên ngôn độc lập 2-9-1945 có gì khác biệt sau 71 năm?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.