(VNTB) – Vì Cụ là minh quân, mà minh quân không có quyền được chết, bởi chết có khả năng chấm dứt… đốt lò (!?)
Trường hợp nguyên Bí thư thành ủy Tp. Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải bị kỷ luật “Cảnh cáo”, thì đồng nghĩa Đảng ủy thành phố này sẽ ghi nhận hai trường hợp từng là Bí thư bị kỷ luật và khởi tố hình sự, trước đó là ông Đinh La Thăng.
Cùng ngày, ngày 8 tháng 1, tại thủ đô Hà Nội, một “hành động kỷ luật” cũng được đề xuất đối với ông Hoàng Trung Hải, Bí thư thành ủy Hà Nôi. Sự khác biệt là ông Hải miền Bắc không phải từ Thủ Thiêm, mà đến từ Đại Dự án Gang thép Thái Nguyên.
Điểm chung trong đợt kỷ luật đảng lần này dành cho hai đầu đất nước là nguyên dàn đảng ủy đều chịu trận chung, gồm Đảng ủy Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên và Đảng ủy Tp. Hồ Chí Minh.
Kỷ luật hàng loạt cán bộ cấp cao lần này làm gợi nhớ đến ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội khóa XIII. Mọi người gây ra một sự náo động lớn với quan điểm, “Thử hỏi trong số chúng ta ngồi đây, bản thân tôi nhiều khi cũng tự hỏi mình làm trăm việc, làm mười việc thế nào cũng sai một hai việc cũng nên, có khi sai lớn, có khi sai nhỏ, nhưng mà các đồng chí cứ dẹp đi thì bầu không kịp?”
Trong mọi trường hợp, tin tức ngày 8 tháng 1 năm 2020 cũng đã kích thích dư luận rất nhiều, có người hớn hở vì ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ lời hứa “chỉnh đốn đảng”, có người phấn khởi vì kẻ cướp đất – cướp nhà của dân vùng Thủ Thiêm đến ngày “đền tội”, hay người “đục khoét” ngân sách quốc gia qua đại dự án gang thép Thái Nguyên giờ chờ ngày “bóc lịch”.Tuy nhiên, không phải ai cũng vui mừng, có người nghi kỵ liên tưởng đến đoạn kết của tác phẩm Chí Phèo (nhà văn Nam Cao), khi Chí Phèo và Bá Kiến đều chết, nhưng nỗi lo của “thế hệ kế thừa” hai nhân vật tác quyền tác quái, phá làng, phá xóm vẫn ngự trị trong dân.
Chuyện ông Hoàng Trung Hải, Lê Thanh Hải “nhóm lò”, nếu nhìn theo phương diện tích cực thì chiến dịch “đốt lò” đang đòi lại công bằng cho không ít người dân. Cho dù mục đích của chiến dịch là để chỉnh đốn đảng hay gì khác, thì mọi quan chức hư hỏng bị trừng phạt đều khiến xã hội tạm hài lòng.
Cụ ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có lẽ nhận biết tình hình sức khỏe của mình, nên giáp tết vẫn gắng đưa hai “đảng viên cấp cao” vào lò. Cụ khiến cho niềm hy vọng cụ sẽ được khỏe và ngự trị mãi trên đôi ghế quyền lực trong bộ phận người dân lẫn đảng viên tiếp tục dâng cao. Cụ đốt lò và cụ trở thành minh quân trong lòng người, một minh quân thời cơ chế hiện đại.
Toàn bộ hệ thống chính trị hiện có hơn 5 triệu đảng viên và hơn 80 triệu người dựa vào Cụ. Những người tung hô Cụ là những người yêu cầu Cụ sống mãi trong sự nghiệp cách mạng. Chỉ bằng cách này, việc “đốt lò” mới tránh được nguy cơ giảm nhiệt. Và bổn phận minh quân là không được chết, phải làm việc liên tục.
Tại sao lại tàn nhẫn đến mức đưa toàn bộ gánh nặng thuộc về cơ chế chính trị trên vai của người đàn ông 76 tuổi? Thế nhưng, lựa chọn đó là lựa chọn của Cụ, chính Cụ đã từ chối không phân quyền trong các nhánh quyền lực nhà nước, cũng chính Cụ quyết tâm sử dụng quyền lực trong đảng để trừng trị tham nhũng, cũng chính Cụ đã dập tắt cơ chế xã hội dân sự dùng để giảm sát tham nhũng ở các nước tư bản tiên tiến. Mục đích xuyên suốt của Cụ mà ít người nhìn thấy, đó là sử dụng chống tham nhũng như một phương tiện hợp pháp để khôi phục vị thế của ĐCSVN, và ngoài ra, theo một số người thì đó như là vũ khí chính trị mạnh mẽ chống lại các đối thủ.
NVT là một nhà hoạt động nhân quyền cho một tổ chức phi chính phủ tại Hà Nội, nói: “Nỗ lực giải quyết nạn tham nhũng của ông ta là đáng được ghi nhận. Nhưng để giải quyết triệt để, thì ông ấy lại bỏ qua những câu hỏi quan trọng: tham nhũng là gì, nguyên nhân gốc gây ra điều đó.”