Việt Nam Thời Báo

VNTB – Cứu cánh cho kinh tế Việt Nam nhân quyền trong EVFTA

Anh Văn (VNTB) FTA được coi là cứu cánh của nền kinh tế Việt Nam, sau khi TPP đổ vỡ. Nhưng Việt Nam vẫn sẽ gặp nhiều thách thức, khi nhãn nhân quyền đang được gắn lên.

VNTB – Cứu cánh cho kinh tế Việt Nam nhân quyền trong EVFTA

Cứu cánh nền kinh tế

Forbes ngày 2/3 cho biết, sau thâm hụt thương mại với Trung Quốc, thì nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phụ thuộc vào xuất khẩu với thị trường Hoa Kỳ, và Washington thường đứng top ba thị trường hàng đầu cho hoạt động xuất khẩu của Hà Nội. Trọng tâm chú ý của Việt Nam sẽ hướng với thỏa thuận FTA đã ký vào tháng 12/2015 với EU, thị trường với 500 triệu dân.

Trước đó, vào tháng 10/2016, trong buổi tiếp Bộ trưởng Thương mại Thụy Điển Ann Linde tại trụ sở Chính phủ, ông Nguyễn Xuân Phúc đã “đề nghị Thụy Điển có tác động để EU sớm ký kết và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Điều này xuất phát từ mong muốn “thúc đẩy hội nhập kinh tế” vốn bị trì trệ trong nhiều năm qua.

Theo những đánh giá rút ra từ Hội thảo chuyên đề về tác động của EVFTA đối với Việt Nam do Dự án EU-MTRAP tổ chức trong năm 2014, Việt Nam được hưởng phần lợi ích nổi trội hơn so với EU. Chỉ riêng việc cắt giảm thuế quan sẽ làm tăng xuất khẩu của Việt Nam sang EU lên khoảng 30% – 40% (lúc đó mức thuế sẽ bị cắt gần hết trong hạn 7 năm). Khu vực dịch vụ theo kỳ vọng cũng mở rộng đáng kể nhờ FTA, hiệu suất cho toàn bộ nền kinh tế tăng lên, trong khi ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường được coi là không đáng kể.

Trở ngại nhân quyền?

Dự tính FTA với EU sẽ có hiệu lực vào năm 2018. Tuy nhiên, đầu tiên Quốc Hội EU phải phê chuẩn thỏa thuận và vấn đáp của nước nước thành viên xoay quanh hồ sơ nhân quyền của Việt Nam. Một nhóm nhà vận động nhân quyền đang gây sức ép với các nhà lập pháp, một nhà tư vấn kinh doanh tại Việt Nam nói.

Việt Nam, nơi thường xuyên tiến hành bắt giữ các blogger , các Kitô hữu và giới bất đồng chính kiến, cũng như không cho phép công đoàn lao động tự do ra đời.

Một tiểu ban quốc hội nhân quyền EU đã đến thăm Việt Nam vào tuần trước và đặt thẳng vấn đề.

“Chúng tôi thừa nhận rằng Việt Nam đã có những tiến bộ kinh tế và xã hội và bắt đầu một quá trình thực hiện quyền kinh tế và xã hội”, Chủ tịch Ủy ban Pier Antonio Panzeri nói trong một tuyên bố. “Tuy nhiên chúng tôi tin rằng thành công trong phát triển kinh tế bền vững, là phải luôn giữ cuộc tranh luận mở trong lĩnh vực chính sách, bao gồm các quyền chính trị, tự do ngôn luận, lập hội, tôn giáo hay tín ngưỡng.”

Trong khi đó, phía Việt Nam, đại diện trong cuộc gặp này là Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng bày tỏ mong muốn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sẽ sớm được ký chính thức và phê chuẩn, theo TTXVN cho hay. Và để cho thấy sự quan tâm về nhân quyền và đáp ứng các yêu cầu nhân quyền của nghị viện châu Âu, Việt Nam có thể thay đổi một vài luật và thả một vài tù nhân chính trị lẻ, theo ông Carl Thayer, giáo sư danh dự của Đại học New South Wales ở Úc cho hay. Thủ thuật này Hà Nội đã áp dụng khi đàm phán TPP, ông nói. Vấn đề là, dù thỏa thuận với châu Âu bao gồm các quyền lao động, một phần mở rộng của nhân quyền, nhưng mơ hồ so với TPP.

Do đó, EVFTA dựa nhiều vào “thiện chí” hơn các hướng dẫn rõ ràng, Burke nói. Sự khác biệt đó gây khó khăn cho EU.

EU cũng muốn có một thỏa thuận với Việt Nam để cho các doanh nghiệp thành viên khối liên minh này có thể tiếp cận được một thị trường tiêu dùng ngày càng giàu với khoảng 93 triệu người. Thỏa thuận này cũng đưa EU hướng tới một thỏa thuận thương mại tự do cuối cùng với 10 nước thành viên ASEAN, lên đến 600 triệu-dân – mà Việt Nam là thành viên.

Thương mại EU-Việt Nam 40,1 tỉ dollar mỗi năm, đưa châu Âu trở thành một trong ba điểm hàng đầu trong xuất khẩu của Việt Nam.

Cần gắn FTA với nhân quyền

Nhân quyền không phải là điểm gắn duy nhất. 28 nước thành viên EU sẽ tiếp tục phê chuẩn thỏa thuận riêng với Việt Nam. Một số có thể cần phải thay đổi luật lệ để bảo vệ đầu tư – giao dịch, Frederick Burke, một đối tác với các công ty luật đa quốc gia Baker & McKenzie tại thành phố Hồ Chí Minh cho hay. Những thay đổi này có thể gây ra tranh cãi. Bởi các nước thành viên châu Âu có thể đổi nhân quyền để lấy thương mại.

Gần đây, trong cuộc gặp mặt của đại diện 11 tổ chức XHDS độc lập Việt Nam, đã cùng nhau chia sẻ cách thức đưa luật về công đoàn các hiệp định FTA. Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn khẳng định trên Facebook cá nhân rằng: “Nếu không được gắn với các điều kiện nhân quyền, đặc biệt là các quyền lao động thì chúng tôi dứt khoát phản đối”. Bởi theo ông, dù FTA đem lại lợi ích cho cả giới chủ và người lao động, nhưng người lao động vẫn thuộc nhóm yếu thế, và họ “cần những công cụ – quyền lập nghiệp đoàn, đình công và lên tiếng để cân bằng quyền lực với giới chủ.”

Chính quyền Hà Nội gần đây đang gia tăng bắt người bất đồng chính kiến, trong đó có bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) vào tháng 10/2016 và bà Trần Thị Nga vào cuối tháng 1/2017 với cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Trong một diễn biến khác, tạp chí kinh tế The Economist trong “Đánh giá chỉ số dân chủ năm 2016”, đã xếp Việt Nam ở thứ hạng 131/167 quốc gia (với 3.21/10 điểm) và được liệt vào nhóm các quốc gia chuyên chế, độc tài cùng với Triều Tiên, Trung Quốc, Lào và Afghanistan. Nhóm này được hiểu như là cơ chế của nền dân chủ có thể tồn tại nhưng bị hạn chế và không có nhiều ý nghĩa. Điều này có thể hiểu được, khi đề cập về vấn đề nhân quyền, các nhà lãnh đạo Hà Nội luôn khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng và bảo vệ quyền, và dẫn dụ thường liên quan đến Hiến pháp 2013 với 36/120 điều quy định trực tiếp đến các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân…

Dù thế nào đi nữa, Chính quyền Hà Nội sẽ không có quá nhiều sự lựa chọn, trong đấy, nếu không có EVFTA, Việt Nam sẽ không còn gì hết để hy vọng. Do vậy hầu như chắc chắn chính quyền sẽ phải nhượng bộ nhân quyền trong thời gian tới.

Tin bài liên quan:

VNTB – Hoa hậu, chủ quyền, nhân quyền và một Bắc Kinh lắm tiền đầy thủ đoạn

Phan Thanh Hung

VNTB – Việt Nam khắc phục nợ công bằng cờ bạc và cá cược?

Phan Thanh Hung

VNTB – Chính quyền Thạch Thất = chính quyền chặt tất?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo