Anh Khoa lược dịch
(VNTB) – Một câu chuyện thu hút sự chú ý của những người theo dõi Biển Đông là những cáo buộc của Sáng kiến Chiến lược Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) có trụ sở tại Bắc Kinh khi cho rằng, một nhóm tàu đánh cá Việt Nam tràn vào vùng biển ngoài khơi đảo [của] Trung Quốc.
Cáo buộc dựa trên các bộ dữ liệu nhất định về cờ hiệu và địa điểm thu thập từ tín hiệu AIS (Hệ thống nhận dạng tàu thuyền tự động), SCSPI tuyên bố rằng các tàu cá Việt Nam đang đánh bắt cá bất hợp pháp – hoặc thậm chí tiến hành giám sát chặt chẽ căn cứ hải quân chiến lược Ngọc Lâm.
Cáo buộc này rất quan trọng, trong bối cảnh cả hai xem xét hành vi yêu sách Biển Đông của nhau, cũng như sự cần thiết phải tăng tính minh bạch trong lĩnh vực hàng hải nói chung. Nhưng một đánh giá chặt chẽ hơn về những cáo buộc này và bằng chứng được đưa ra cho thấy nhiều câu hỏi hơn câu trả lời.
Trước khi đi sâu vào một số vấn đề cụ thể, điều đáng chú ý là tại sao chiến lược ‘bao vây’ đảo Hải Nam của Việt Nam theo cách như vậy có vẻ khá xa vời. Cụ thể, cáo buộc này không có ý nghĩa với ít nhất ba lý do.
Đầu tiên, nếu Việt Nam thực sự có một chiến lược nhắm vào đảo Hải Nam sẽ gây lo ngại cho Trung Quốc, thì có vẻ như căn cứ Hải quân Ngọc Lâm, nơi chứa các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đã không được bảo vệ chặt chẽ. Điều đó dường như khá khó xảy ra đối với những người có kiến thức về khả năng quân sự của Bắc Kinh.
Thứ hai, ngư dân Việt Nam sẽ phải khá liều lĩnh khi bật bộ tiếp sóng của họ trong khi thực hiện đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát (IUU) hoặc thực hiện các hoạt động trinh sát. Do đó có thể nói rằng, đây sẽ là một sai lệch giữa tín hiệu với cái chúng ta thường thấy ở Biển Đông.
Thứ ba, nếu các tàu ở đó đánh cá, điều đó sẽ khá phi lý vì khu vực đó nằm gần bờ biển Trung Quốc. Trung Quốc sở hữu đội tàu đánh cá lớn nhất thế giới, đánh bắt xa bờ, trong khi hải cảnh Trung Quốc nổi tiếng hung hăng mà lại có thể ‘nhân đạo’ đến mức cho phép một số lượng lớn tàu cá nước ngoài lảng vảng gần căn cứ hải quân chiến lược của họ trong một thời gian dài?
Từ quan điểm chính sách, điều cuối cùng Việt Nam mong muốn là có thể tạo ra cớ để kẻ yêu sách mạnh mẽ hơn xâm nhập vào vùng biển của mình. Khi được hỏi về điều này, các nguồn có thẩm quyền tại Việt Nam đã bác bỏ hoàn toàn cáo buộc của SCSPI. Các tàu cá của Việt Nam có thể ở gần đảo Hải Nam, nhưng họ tiến hành các hoạt động không trái Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Ở cấp độ chính thức, Hà Nội không có chính sách khuyến khích ngư dân tham gia đánh bắt cá IUU hoặc tiến hành thu thập thông tin tình báo gần vùng biển lãnh thổ của các quốc gia khác. Đúng là Việt Nam có thuyền viên ngư dân được đào tạo thành dân quân biển. Tuy nhiên, ỉangj thái này chỉ được kích hoạt khi cần thiết và chỉ dành cho nhiệm vụ phòng thủ và tìm kiếm và cứu hộ. Ý tưởng sử dụng các tàu đánh cá để theo dõi các hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc gần căn cứ Ngọc Lâm không có ý nghĩa gì về mặt quân sự.
*Tác giả: Tiến sĩ Đỗ Thanh Hải, thành viên cao cấp tại Viện Biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam.
Nguồn: https://thediplomat.com/2020/03/did-vietnam-militia-really-swarm-a-china-military-base/