Việt Nam Thời Báo

VNTB – Đảng cộng sản Trung Quốc liều lĩnh ngôn ngữ ra sao?

Xuân Mai (VNTB) – Năm xưa, để loại bỏ đối thủ chính trị là Lưu Thiếu Kỳ và  những người bất đồng ý kiến như Đặng Tiểu Bình, Bành Đức Hoài, phe Mao Trạch Đông sẵn sàng hủy hoại cả một nền văn minh tính bằng thiên niên kỷ.

Ngày 16 tháng 5 năm 1966, Mao Trạch Đông phát động Cách mạng văn hóa rầm rộ. Âm mưu thực sự của chiến dịch này là lấy lại quyền lực cho bản thân Mao Trạch Đông sau Đại Nhảy Vọt thất bại thảm hại. Ngoài việc tiêu diệt những trí tuệ lỗi lạc phản đối độc tài, phe cực đoan do Mao Trạch Đông lãnh đạo còn giết chết ngôn ngữ mà tổ tiên người Hán dày công gây dựng. Hệ quả là người dân Trung Quốc hôm nay và ngày mai phải gánh một khoản chi phí phát sinh không thể cân đo đong đếm trong việc dạy học ngôn ngữ của họ, đồng thời những tinh hoa của dân tộc Hán biến mất cùng chính sách ngôn ngữ liều lĩnh của ông giáo làng Hồ Nam. Làn sóng phản đối nổi lên khắp nơi trong nước những năm gần đây, từ địa phương lên đến tận trung ương.
Chính sách liều lĩnh về tối giản ngôn ngữ

Trong cuộc Đại Nhảy Vọt (1958 đến 1960), Mao Trạch Đông sử dụng dân số khổng lồ của Trung Quốc để chuyển tiếp nhanh chóng Trung Quốc đại lục từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp dựa và nông dân  sang một xã hội công nghiệp cộng sản hiện đại, mà tài liệu của Đảng cộng sản Việt dịch và sử dụng là “sự quá độ”.

Đại Nhảy Vọt không thành, 43 triệu thường dân Trung Quốc chết đói. Làn sóng phản đối sự cai trị của Đảng Cộng Sản Trung Quốc gia tăng trong xã hội Trung Hoa đại lục. Những người lên tiếng mạnh mẽ nhất là thành phần xuất thân Nho Giáo. Tư tưởng Nho giáo với năm giá trị tốt đẹp chủ đạo là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín không đời nào chấp nhận thứ chủ nghĩa xã hội nói một đằng làm một nẻo của người cộng sản Trung Quốc.

Để tiêu diệt quảng đại đối lập này, phe cực đoan trong đang thắng thế trong nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc chủ trương bịt miệng trí thức. Mao Trạch Đông muốn tiêu diệt văn hóa Trung Hoa truyền thống, thay vào đó là ý thức hệ Cộng Sản do ông nắm quyền. Để thực hiện điều này, trước hết phải tối giản hóa chữ viết.

Mỗi chữ của Trung Quốc là một câu chuyện, xóa bỏ được những câu chuyện đó coi như xóa bỏ tiếng nói đối lập. Mao muốn tuyên truyền cho người dân rằng xã hội Trung Hoa cổ đại là mê tín, phong kiến, áp bức. Tứ tượng của người Hoa là phong tục cũ, văn hóa cũ, thói quen cũ và  tư tưởng cũ. Chữ viết lưu truyền tứ tượng nên vì cũng phải thay đổi do chính sách của người Hoa Cộng Sản. Trước đây, các kí tự Trung Quốc truyền thống chỉ được gọi là tiếng Trung Quốc. Sau khi Đảng cộng sản tối giản hóa chữ viết, chữ Trung Quốc chia thành hai loại là giản thể (bản tối giản) dùng ở đại lục và phồn thể ( bản truyền thống) dùng ở Hồng Kông và Đài Loan.

Mâu thuẫn theo đó đi vào đấu tranh vào cuộc sống thường ngày theo chiều hướng có lợi cho thể chế đương thời, rằng con cái có thể chống lại cha mẹ, vợ có thể chống lại chồng, em có thể chống lại anh, miễn là có lơị cho xây dựng xã hội chủ nghĩa cho dù có vi phạm luân thường đạo lý trong gia đình.

Chữ Trung Quốc là thuộc loại chữ biểu ý. Thế nhưng, sau Cách mạng văn hóa, hàng loạt chữ truyền thống  bị mất ý nghĩa và trở nên lạ lẫm.

Ví dụ, chữ thân 親 – ( chữ pinyin là qīn ), là danh từ dùng để chỉ về thân nhân, họ hàng hoặc người có quan hệ huyết thống, là hình dung từ  ý  về sự gần gũi, tương thân tương ái, và có quan hệ mật thiết. ). Chữ Thân 親  gồm hai phần. Phần bên trái, ký tự Tân 辛 (Xin), đại ý là đau khổ nhọc nhằn, phần bên phải là bộ Kiến 見 (Jian)  có nghĩa là gặp gỡ hoặc thăm hỏi. Khi ghép chung, hai bộ này  nói được ý nghĩa nguyên gốc của Thân 親: đến thăm các thành viên gia đình những người đang phải chịu đau khổ vì tội nghiệp của họ. Thế nhưng, đảng cộng sản đã giản lược mất  bộ Kiến ở bên phải, thành ra thân bất kiến, nghĩa là có gia đình dòng họ nhưng không ngó ngàng đến.

Cũng vậy, trong tiếng Hán phồn thể( thể gốc), chữ ái 愛  bị Đảng Cộng Sản cố tình bỏ đi bộ tâm ở giữa, vậy là ái bất tâm, nghĩa là yêu mà không có trái tim. Những điều này là điều rất nguy hiểm cho tầng lớp trẻ xét trên lập trường nhân văn.
Gậy ông đập lưng ông

Đảng Cộng Sản đã liều lĩnh trong chính sách ngôn ngữ. Họ đã ích kỷ và dối trá khi chỉ nghĩ tới lợi ích đảng phái mà không lường trước được những hậu quả lâu dài cho dân tộc, và cho cả uy tín của mình. Chính sách ngôn ngữ gậy ông đập lưng ông đang cản trở CHND Trung Hoa  trong mưu đồ “giải phóng Đài Loan” và “trỗi dậy hòa bình”.

Thứ nhất, việc phổ cập giáo dục ở Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trở nên rất khó khăn. Mao Trạch Đông ngay từ đầu muốn xóa bỏ toàn bộ hệ thống chữ viết và thay vào đó bằng chữ pinyin, tức là La-tinh hóa hệ thống chữ viết. Nhưng hệ thống này hoàn toàn không khả thi  do từ đồng âm với tần suất bắt gặp quá lớn và lượng thổ ngữ khá nhiều ở Trung Quốc. Trước kia người học có thể phán đoán ý nghĩa của từ dựa vào ý nghĩa của các bộ thủ, thì nay khi bộ thủ bị lược bỏ, người học không thể phán đoán mà chỉ có thể nhớ một cách máy móc. Người cộng sản từng  lí luận rằng nên dùng chữ giản thể cho dễ đọc dễ viết. Điều mà ai cũng biết, rằng khi phải nhớ máy móc một cái gì đó thì sẽ nhanh quên, dẫn đến nạn “bán mù chữ” xuất hiện ở đại lục. Tỉ lệ người biết chữ đến nơi đến chốn ở Hồng Kông và Đài Loan cao hơn hẳn so ở CHND Trung Hoa. Người nước ngoài lại càng khó học đọc và học viết tiếng Hoa phổ thông Bắc Kinh. Thực tế đó chống lại sự bao biện năm xưa của Đảng cộng sản cho rằng phải giản thể hóa chữ để xóa mù chữ.

Về cơ bản, nếu một người đọc được chữ Hán truyền thống thì  người đó cũng sẽ đọc được tất cả những gì được viết trong suốt dòng lịch sử. Sau khi lưu hành mẫu văn tự tối giản, rất nhiều người Trung Quốc đại lục đã không thể đọc được tài liệu cha ông và tổ tiên để lại, điều này còn dẫn đến việc ngành sử học của họ không được quốc tế đánh giá là một ngành khoa học nghiêm túc. Nhiều thư tịch cổ, văn bia, bản đồ không thể phổ biến cho người dân mặc dù các đảng ủy địa phương rất mong muốn.

Thứ hai, học sinh ở CHND Trung Hoa ít có điều kiện học ngoại ngữ do nhà nước tổ chức. Chính sách bất thành văn của nhà nước nói rằng không được dạy ngoại ngữ như tiếng Anh cho tới khi học sinh thành thạo chữ giản thể, đây là điều rất khó khăn. Học sinh ở Hồng Kông có tỉ lệ biết tiếng Anh cơ bản là 9/10, có được điều này là do Hồng Kông dạy chữ phồn thể, học sinh sớm thạo nội ngữ. Nhà trường nhờ đó gia tăng được thời gian dạy ngoại ngữ và mặt bằng dân trí của khu tự trị này cao hơn lục địa.

Thứ ba,đó là người đại lục đang tiến thoái lưỡng nan trong vấn đề ngôn ngữ. Các học giả thân cộng cũng nhận thấy sự bất lợi trong việc dùng chữ giản thể từ 50 năm qua, nhưng cũng không thể một sớm một chiều trở lại dùng chữ phồn thể vì dự đoán được sự rối loạn trong xã hội. Hơn nữa, kinh phí để thay thế hàng triệu cuốn sách là không tưởng. Ngoài tốn kém trong khâu in ấn và hiệu đính, khâu  đính chính cũng sẽ làm mất một lượng thời gian khổng lồ mà không ai có thể thống kê chính xác.

Thứ tư, khác biệt ngôn ngữ khiến CHND Trung Hoa không thể danh chính ngôn thuận trong việc lấy Đài Loan. Đài Loan tiếp tục dùng chữ phồn thể mà họ gọi là chính thể tự, điều này cho thấy họ mới là người thừa kế xứng đáng nền văn hóa hơn người đại lục. Việc dùng chữ giản thể khiến cho mưu đồ đối với Đài Loan của người cộng sản đại lục ngày càng khó khăn vì cùng một tiếng nói, hai mẫu tự của hai thể chế đã rất khác nhau. Sắp tới Đài Loan sẽ đệ trình lên Liên Hiệp Quốc nhằm công nhận chữ phồn thể là di sản Văn hoá phi vật thể chính thống của người Hoa khắp thế giới. Nếu được công nhận, đây sẽ là một gáo nước lạnh cho  lí luận cho Hoa lục.
Năm xưa, để loại bỏ đối thủ chính trị là Lưu Thiếu Kỳ và  những người bất đồng ý kiến như Đặng Tiểu Bình, Bành Đức Hoài, phe Mao Trạch Đông sẵn sàng hủy hoại cả một nền văn minh tính bằng thiên niên kỷ. Tiếng Trung Quốc có nhiều người sử dụng nhất trên thế giới với khoảng 1,3 tỷ người nói tiếng Trung Quốc, chỉ riêng tiếng Quan Thoại- tiếng Bắc Kinh chuẩn đã là tiếng mẹ đẻ của 850 triệu người. Ngữ pháp Trung Quốc được giới ngôn ngữ học đánh giá là tương đối dễ học, người học có thể tiến bộ nhanh chóng trong việc nghe và nói. Vậy mà cho đến nay, tiếng Trung vẫn chưa thể trở thành ngôn ngữ quốc tế như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha. Với một nội lực mạnh như vậy, việc Trung Quốc không thể trở thành một đế quốc có uy tín có phần tội lỗi không nhỏ của chế độ độc tài đương nhiệm.

Tin bài liên quan:

VNTB – Đài Loan và tự do tôn giáo

Phan Thanh Hung

VNTB – Việt Nam còn mấy mống “đồng chí thức”?

Phan Thanh Hung

VNTB- “Nhân danh an ninh quốc gia”: Nhức nhối tiền lệ pháp Việt Nam!

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.